Vài nét về người Tày ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 27 - 29)

Chƣơng 1 : Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu

1.3.1.Vài nét về người Tày ở Việt Nam

1.3. Khái quát về ngƣời Tày và địa bàn nghiên cứu

1.3.1.Vài nét về người Tày ở Việt Nam

Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có dân số đứng thứ 2 tại Việt Nam sau người Kinh, có mặt trên 63 tỉnh, thành phố. Địa bàn cư trú của người tày tập trung tại các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai… Trong đó, người Tày ở Lạng Sơn chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dân số Tày ở Việt Nam (31,5 %).

Dân tộc Tày là một cộng đồng người có tên tự gọi chung là “Tày”, có dân số đơng nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta. Là một dân tộc thuộc nhóm ngơn ngữ Tày-Thái trong ngữ hệ Thái-Kađai, Tày là tên gọi đã có từ lâu đời, có nguồn gốc chung với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái - Choang ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á như: Tai, Tay, Táy, Thai…, đều có nghĩa là “người” (Hà Đình Thành 2010, tr. 26). Một số vùng, người Tày còn được gọi là người Thổ, có nghĩa là người vốn ở đất này từ lâu. Hiện nay, có nơi người Tày vẫn tự gọi mình là Thổ (Bế Văn Hậu 2012, tr. 27). Theo “Danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam” năm 1979, dân tộc Tày có 4 nhóm địa phương khác nhau là Pa Dí, Thu Lao, Ngạn và Phén.

21

Về nguồn gốc, người Tày là cư dân định cư và phát triển ở Việt Nam từ rất sớm. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Tày là một cộng đồng tộc người thuộc khối Bách Việt xưa và tộc danh Tày đã xuất hiện từ rất lâu đời, họ có mối quan hệ gần gũi về nhiều mặt với các dân tộc khác trong nhóm ngơn ngữ Tày - Thái như Nùng, Sán Chay, Bố Y... và ngay cả với người Choang ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc (Viện Dân tộc học 1992).

Nhiều học giả đã khẳng định người Tày có mặt ở Việt Nam từ cuối thiên niên kỉ thứ nhất trước công nguyên. Trong thư tịch cổ Trung Quốc gọi các bộ lạc ở vùng phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam là Bách Việt. Bộ lạc Âu Việt của nhóm Tày – Nùng và bộ lạc Lạc Việt của nhóm Việt – Mường nằm trong Bách Việt về sau liên minh với nhau thành nhà nước Âu Lạc (Nịnh Văn Độ, 2003). Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, người Tày cũng chịu ảnh hưởng từ nhiều dân tộc khác nhau, họ dần phân hóa và trở thành nhiều khối cư dân khác nhau. Bộ phận người Tày sống ở vùng Trung du hòa vào người Việt – Mường, trở thành người Việt hiện đại. Trong khi đó, bộ phận người Tày cổ ở miền núi phía Bắc thì trở thành người Tày hiện nay.Đồng thời, trong hoàn cảnh nhất định, một bộ phận người Việt ở các tỉnh đồng bằng đến làm ăn, sinh sống ở miền núi, lâu đời đã bị đồng hóa bởi cư dân địa phương và biến thành người thiểu số (La Công Ý, 2010). Một nghiên cứu khác cũng cho rằng, trong q trình lịch sử, khơng ít người Kinh từ miền xi lên miền núi vì những lý do khác nhau cũng đã hòa vào người Tày. Trong những năm mùa màng thất bát, một bộ phận người Kinh phải tha phương cầu thực, lấy chồng (vợ) người Tày rồi sinh con mang họ Tày. Một số người Kinh làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, làm lính đồn trú hoặc sau các cuộc khởi nghĩa, bạo loạn bị thất bại đã phải chạy lên Lạng Sơn và đổi họ thành người Tày. Ngồi ra, cịn có một bộ phận người Tày thuộc nhóm Choang - Đồng ở Trung Quốc vẫn chuyển cư sang khu vực miền núi, giáp biên giới Việt - Trung nước ta (Nguyễn Bá Thủy, 2004). Do sinh sống lâu đời cùng với người Tày

22

trên cùng địa bàn lãnh thổ, một bộ phận người Nùng đã ảnh hưởng sâu sắc của người Tày và nhập vào làm người Tày.

Có thể nói, người Tày là dân tộc sinh sống ở nước ta từ lâu đời, sớm tham gia vào quá trình lịch sử của dân tộc Việt Nam. Mặc dù sinh sống cận kề và chịu ảnh hưởng tác động qua lại với văn hoá của nhiều tộc người nhưng người Tày ln có ý thức kiến tạo và gìn giữ bản sắc văn hóa của riêng mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 27 - 29)