Biến đổi quan hệ dịng họ trong dịch vụ, bn bán và lao động làm thuê

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 105 - 107)

Chƣơng 2 : Dòng họ của ngƣời Tày ở xã Quang Lang

4.1.3Biến đổi quan hệ dịng họ trong dịch vụ, bn bán và lao động làm thuê

4.1. Biến đổi quan hệ dòng họ trong hoạt động kinh tế

4.1.3Biến đổi quan hệ dịng họ trong dịch vụ, bn bán và lao động làm thuê

làm thuê

Trước năm 1986, do cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp, bn bán, dịch vụ trao đổi hàng hóa chưa được phát triển, Người Tày Quang Lang chủ yếu sản xuất nơng nghiệp, ít tham gia vào hoạt động bn bán và đi làm thuê. Sau Đổi mới, với cơ chế kinh tế mới, cùng vị trí địa lý thuận lợi gần trung tâm thị trấn Đồng Mỏ, ga tàu lửa, việc bn bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, đi làm thuê bắt đầu nhen nhóm ở người dân nơi đây. Ban đầu với tâm lý ngại giao lưu, tiếp xúc và tư tưởng trọng nông nên trong cộng

99

đồng chỉ có một vài hộ buôn bán nhỏ lẻ một số mặt hàng thiết yếu tại các phiên chợ. Công việc buôn bán lúc đầu gặp nhiều khó khăn về vốn, phương tiện đi lại và chưa có kinh nghiệm... Để vượt qua trở ngại ban đầu, họ phải tìm đến anh em họ hàng nhờ sự giúp đỡ khơng chỉ về vốn, mà cịn cả những lời động viên. Đồng thời, nhiều người khi có kinh nghiệm bn bán đã quay trở lại “kéo” anh em trong dòng họ cùng tham gia. “Ban đầu sau khi cải cách, mở cửa trong làng chỉ có vài hộ bn bán nhỏ tại các phiên chợ, về sau chị em họ hàng họ rủ nhau cùng đi” (bà Vi Thị H, 79 tuổi).

Kể từ khi tuyến đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn chạy qua địa phận xã Quang Lang năm 2000, đời sống người Tày nơi đây có bước chuyển biến rõ rệt. Họ bước nhanh vào quá trình đa dạng hóa kinh tế. Nhiều hộ gia đình đã bắt đầu đua nhau xây dựng nhà ra mặt đường, mở dịch vụ và buôn bán. Những hộ xây dựng nhà mặt đường chủ yếu là những người có đất được đền bù sau khi đường quốc lộ chạy qua. Nhưng số tiền đền bù đó thì chỉ đủ để xây dựng nhà cửa, cịn lại để có thể sinh sống được họ phải mở thêm dịch vụ, buôn bán. Nguồn vốn ban đầu họ dựa cả vào các gia đình trong dịng họ. Ở người Tày, vay mượn không cần trả lãi và người vay khi nào có thì trả lại hay gia đình cho vay cần thì người vay sẽ tự thu xếp trả, nên giữa họ ít xảy ra xích mích về vay mượn.

Đến nay, nhiều hộ gia đình khơng có đất mặt đường thì tham gia chạy chợ, làm các nghề phụ như chạy xe ôm, làm cửu vạn, đi thợ xây, công nhân... Họ thường có từng đồn tham gia, nhưng chủ yếu là anh em trong dịng họ. Điển hình, hiện nay thơn Khun Phang có 5 người đi làm nghề xe ơm, trong đó có 4 người là anh em dịng họ Lơ, cịn lại 1 người là người Kinh. Hay thơn Làng Đăng có một nhánh anh em họ Vi chuyên làm nghề chạy chợ bán men lá nấu rượu. Người Tày chia sẻ, cứ có người trong dịng họ ra ngồi làm th, nếu cơng việc tốt, thuận lợi họ sẽ quay về rủ thêm những người khác đi cùng. Do vậy, trong cộng đồng có rất nhiều nhóm người cùng anh em ruột thịt đi thợ xây, nhiều gia đình cùng đi chạy chợ. “Khi đi ra ngoài làm thuê hay nhận được

100

cơng việc gì tốt, chúng tơi thường rủ thêm anh em họ hàng cùng đi, vừa tạo công ăn việc làm cho nhau, vừa bảo vệ lẫn nhau” (ông Vi Văn D, 34 tuổi).

Đặc biệt, lớp thanh niên lớn lên tham gia đi làm công nhân ở miền Nam, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên,... thường về “đưa” thêm anh chị em trong dịng họ mình cùng đi. Đến nay trong làng có khá nhiều thanh niên làm công nhân ở cùng một khu công nghiệp và sinh sống cùng nhau. Nhiều trường hợp anh chị em trong dòng họ cùng tham gia làm công nhân ở khu công nghiệp của Bắc Ninh. Sau khi một số bộ phận nhà máy chuyển về Thái Nguyên hoạt động, nhiều trường hợp phải chuyển địa điểm làm việc từ Bắc Ninh lên Thái Nguyên, nhưng họ vẫn chọn ở cùng chị em ở nơi trọ cũ, hàng ngày theo xe công ty đi làm từ Bắc Ninh lên Thái Nguyên. Họ chia sẻ rằng ở cùng “người nhà” mình thoải mái hơn, không phải làm quen với cách sống của những người mới hay khi gặp khó khăn, ốm đau bệnh tật có chị em chăm sóc lẫn nhau. Cũng như đối với nhiều người di cư ở nơi khác, quan hệ dịng họ đóng vai trị là nguồn vốn, mạng lưới xã hội đối với người Tày ở Quang Lang khi đi làm ăn xa.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi quan hệ dòng họ của người Tày ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến nay (Trang 105 - 107)