1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.5. Phát triển vốn từ
Phát triển vốn từ cho trẻ là cơ sở của cơng tác phát triển ngơn ngữ. Bởi vì từ là đơn vị có nghĩa của lời nói, có thể dùng độc lập, bao gồm đầy đủ cả hai
mặt: âm thanh và ý nghĩa. Trong từ phản ánh những sự vật, hiện tƣợng của thế giới xung quanh cũng nhƣ các đặc điểm của nó. Việc phát triển vốn từ cho trẻ phải đƣợc tiến hành cùng với việc mở rộng và nâng cao nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh. Đây là hai mặt có quan hệ hữu cơ và khơng thể tách rời nhau. Trƣờng mầm non có nhiệm vụ phát triển vốn từ cho trẻ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Dạy trẻ không chỉ biết nhiều từ, mà còn phải hiểu từ, sử dụng từ đúng, loại ra những từ không đẹp trong lời nói của trẻ, dạy trẻ biết cách sử dụng một số biện pháp tu từ đơn giản trong giao tiếp hàng ngày.
Ngôn ngữ của trẻ phát triển nhờ quá trình lĩnh hội và rèn luyện những hiểu biết về cách thức hành động về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Trẻ phát triển vốn từ chính là lĩnh hội những tri thức về từ và cách thức dùng từ. Tác giả Hồ Lam Hồng đã viết: “trẻ xây dựng vốn từ chính là lĩnh hội những tri thức về từ và cách dùng từ” [52]. Phát triển vốn từ cho trẻ là giúp trẻ nắm đƣợc nhiều từ, hiểu ý nghĩa của từ và biết sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp.
Trẻ nói đƣợc nhờ nghe ngƣời lớn nói và bắt chƣớc. Phát triển vốn từ cho trẻ là việc tổ chức có kế hoạch, có khoa học nhằm cung cấp, làm giàu vốn từ, nâng cao khả năng hiểu nghĩa của từ, củng cố và tích cực hố vốn từ cho trẻ. Giúp trẻ biết vận dụng phù hợp vốn từ đó trong hoạt động.
Phát triển vốn từ đƣợc hiểu nhƣ là một q trình lâu dài trẻ tích lũy vốn từ, hiểu nghĩa của từ và hình thành cách sử dụng từ trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Trẻ chỉ lĩnh hội nghĩa của từ khi nào từ đƣợc sử dụng trong câu, trong lời nói. Vì vậy, cơng tác phát triển vốn từ cần đƣợc tiến hành chặt chẽ với việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ [25]. Xem xét quá trình hình thành và phát triển vốn từ ở trẻ, ta có thể thấy đƣợc trẻ lĩnh hội nghĩa cụ thể của từ và nội dung khái niệm của từ, nó có liên quan đến quá trình nhận thức của trẻ; đồng thời, trẻ còn lĩnh hội vốn từ nhƣ là một yếu tố của lời nói nhƣ cách sử dụng từ, dùng từ thay thế, dùng từ có mức độ khác nhau, dùng từ trái nghĩa, đồng nghĩa..., cách sử dụng từ trong câu.
Do đó, phát triển vốn từ là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch của giáo viên nhằm giúp trẻ củng cố, l nh hội, và sử dụng từ có hiệu quả.