Nhận thức của giáo viên về việc thiết kế và tổ chức trò chơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non hướng dương, huyện bình đại, tỉnh bến tre​ (Trang 45 - 55)

2.2. Phân tích kết quả khảo sát

2.2.2. Nhận thức của giáo viên về việc thiết kế và tổ chức trò chơ

Để điều tra về nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ chúng tôi tiến hành hỏi các câu hỏi sau:

Câu 1 : Theo cô phát triển vốn từ cho trẻ trường mầm non có quan trọng

khơng? Vì sao?

Sau khi tiến hành khảo sát chúng tôi thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trƣờng mầm non Mức độ Số lƣợng Tỉ lệ % Rất quan trọng 6 33,3 Quan trọng 7 39 Ít quan trọng 4 22,2 Khơng quan trọng 1 5,5 Từ bảng 2.3 chúng tôi khái quát thành biểu đồ

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc phát triển vốn từ cho trẻ ở trường mầm non

Quan sát biểu đồ trên chúng tôi thấy, đa số giáo viên đều nhận thức đƣợc rằng phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi có tầm quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là 13 giáo viên (chiếm 72,3%); chỉ có 5 giáo viên (chiếm 27,7%) đánh giá là ít quan trọng và không quan trọng. Sở dĩ tỉ lệ giáo viên đánh giá cao nhƣ vậy một phần là do sự quan tâm của Ban giám hiệu các trƣờng. Khi đƣợc phỏng vấn hầu nhƣ tất cả các Ban giám hiệu đều đồng tình về tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ. Có một hiệu Phó chun mơn phát biểu nhƣ sau: “Công việc phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi là điều vô cùng cần thiết.

Vì giai đoạn này là cột mốc rất quan trọng cho trẻ m rộng vốn từ, học ngôn ngữ từ người lớn việc phát triển vốn từ cũng là nền tảng để trẻ phát triển vốn từ cho trẻ về sau”. Đối với giáo viên đứng lớp cũng có nhiều giáo viên chung quan

điểm “Ngơn ngữ rất quan trọng đối với s giao tiếp và học tập của trẻ. Những

đứa trẻ có vốn từ phong phú, ngôn ngữ phát triển tốt tiếp thu kiến thức rất nhanh và năng động. Với những trường hợp ngược lại chúng tôi khi dạy trẻ cũng cảm thấy khó khăn hơn”.

Sau khi điều tra về thực trạng nhận thức của giáo viên về việc phát triển vốn từ cho trẻ chúng tơi tiếp tục khảo sát việc lựa chọn hình thức phát triển vốn từ bằng câu 2: Theo Cơ, có thể phát triển vốn từ cho trẻ qua những hình thức nào?

Kết quả đạt đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.4. Thực trạng việc giáo viên mầm non lựa chọn hình thức tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi

Hình thức Số lƣợng Phần trăm (%)

Trên tiết học chuyên biệt 0 0 Tích hợp vào tiết học khác 6 33.3 Mọi lúc mọi nơi 8 44.5 Qua trị chơi 4 22.2

Chúng tơi khái qt kết quả điều tra về thực trạng giáo viên lựa chọn hình thức phát triển vốn từ cho trẻ thơng qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Thực trạng giáo viên lựa chọn hình thức phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi

Qua tổng hợp số liệu, chúng tôi đã nhận thấy rằng hiện nay hầu hết các trƣờng mầm non trong huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre đều đang thực hiện chƣơng trình chăm sóc - giáo dục mầm non theo hƣớng mới. Chính vì thế, việc chú trọng năm lĩnh vực phát triển của trẻ đều hết sức quan trọng trong đó có lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, việc phát triển ngơn ngữ cho trẻ nói chung và phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng vẫn chƣa đƣợc thực hiện một cách độc lập. Nhìn vào bảng 2.4 chúng tôi nhận thấy rằng vẫn chƣa có tiết học chuyên biệt nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mà chủ yếu trẻ đƣợc phát triển vốn từ qua các tiết học khác có 6 giáo viên (chiếm 33,3%) và sử dụng hình thức phát triển vốn từ cho trẻ là mọi lúc mọi nơi 8 giáo viên (chiếm 44.5%); cịn thơng qua trị chơi là 4 giáo viên (chiếm 22.2%). Giáo viên cung cấp các từ ngữ cho trẻ thƣờng vào những lúc sinh hoạt hằng ngày bằng việc trò chuyện cùng trẻ, sự phát triển vốn

từ vẫn chƣa đƣợc đƣa vào một trò chơi cụ thể. Chúng thƣờng là một hoạt động nhỏ đƣợc lồng ghép vào các hoạt động lớn của tiết học nhƣ làm quen môi trƣờng xung quanh, âm nhạc, làm quen tác phẩm văn học... Khi tiến hành phỏng vấn ban giám hiệu thì có 90% Ban giám hiệu thừa nhận hiện tại chƣa có tiết dạy chuyên biệt để phát triển vốn từ cho trẻ mà chủ yếu là tích hợp vào các tiết học khác hoặc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi khi có cơ hội. Có hiệu trƣởng đã phát biểu “nên tổ chức lồng ghép phát triển vốn từ vào tất cả các hoạt động trong ngày

của trẻ, nếu muốn tổ chức tiết học riêng biệt cần xác định rõ mức độ cần thiết của tiết học với trẻ”.

Hoạt động cả ngày của trẻ trong trƣờng mầm non rất phong phú bao gồm hoạt động học có chủ đích, hoạt động chơi ngồi trời, hoạt động chơi ở góc,… nhƣng khơng phải giáo viên nào cũng tiến hành phát triển ngôn ngữ qua tất cả các hoạt động đó một cách đồng bộ. Để tìm hiểu xem mức độ quan trọng của từng hoạt động trong nhận thức của giáo viên chúng tôi tiến hành khảo sát bằng câu hỏi sau: “Cô hãy đánh số thứ t hoạt động nào mà theo cơ là quan trọng

nhất đến ít quan trọng hơn để phát triển vốn từ cho trẻ”.

Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.5. Thứ tự hoạt động theo mức độ từ quan trọng đến ít quan trọng hơn.

Mức độ quan trọng Số lƣợng Tỉ lệ %

Hoạt động có chủ đích 10 55.5 Hoạt động ngồi trời 3 16.7 Hoạt động góc 2 11.1 Trò chơi 3 16.7

Biểu đồ 2.3. Thứ tự hoạt động theo mức độ từ quan trọng đến ít quan trọng hơn

Quan sát bảng thống kê chúng tôi thấy giáo viên ý thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động có chủ đích đối với dự phát triển vốn từ của trẻ 3-4 tuổi, có 10 giáo viên (chiếm 55.5%), ngay cả Ban giám hiệu khi đƣợc phỏng vấn cũng thừa nhận hoạt động có chủ đích rất phù hợp với việc phát triển vốn từ cho trẻ và cũng thừa nhận “hiện tại chúng tôi chưa th c hiện phát triển vốn từ cho trẻ

thông qua một giờ học cụ thể, mà chỉ th c hiện lồng ghép vào các giờ học khác. Nhưng vẫn khuyến khích các giáo viên tập trung phát triển ngơn ngữ nói chung và phát triển vốn từ nói riêng bằng các hình thức khác như trị chơi hay hoạt động góc”; cịn lại ở hoạt động ngồi trời và sử dụng trị chơi để phát triển vốn

từ cho trẻ là 3 giáo viên (chiếm 16,7%); cịn lại hoạt động góc là 2 giáo viên (chiếm 11,1%). Thực tế đã chứng minh trẻ ở lứa tuổi mầm non hoạt động vui chơi đóng vai trị chủ đạo, trẻ học mọi thứ qua chơi. Tuỳ vào mục đích khác nhau có thể thiết kế và sử dụng trò chơi nhƣ là phƣơng tiện để phát triển ở trẻ những nội dung mong muốn theo độ tuổi. Trò chơi học tập, trị chơi đóng vai,

trị chơi đóng kịch,…mỗi một loại trò chơi là đem lại cho trẻ những trải nghiệm thú vị. Trẻ đƣợc thể hiện , đƣợc “sống” trong nhân vật u thích, nói các lời thoại của các nhân vật nhờ đó mà vốn từ của trẻ tăng lên rất nhanh.

Bảng 2.6. Những biểu hiện của trẻ trong quá trình phát triển vốn từ qua trò chơi

Biểu hiện Số lƣợng Phần trăm (%)

Rất tích cực tham gia vào các hoạt động 8 44.4 Tích cực tham gia vào các hoạt động 7 39 Ít tích cực tham gia vào các hoạt động 3 16.6 Khơng tích cực tham gia vào các hoạt động 0 0

Nhìn vào bảng 2.6 chúng ta có thể thấy rằng đúng với hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo trẻ rất tích cực tham gia vào các hoạt động của trị chơi. Nhận định của giáo viên về trẻ rất tích cực tham gia vào hoạt động trị chơi có 8 giáo viên (chiếm 44.4%); tỉ lệ trẻ tích cực là 7 giáo viên (chiếm 39%); tỉ lệ trẻ ít tích cực tham gia vào các hoạt động trò chơi là 3 giáo viên (chiếm 16.6%); và khơng có giáo viên nào nhận định trẻ khơng tích cực tham gia vào trị chơi. Trẻ tích cực tham gia vào trị chơi là điều tất yếu, bởi lẽ hoạt động vui chơi vốn là hoạt động chủ đạo của trẻ. Bên cạnh đó cần phải hiểu rằng, tính tích cực hoạt động đƣợc xem là yếu tố quan trọng thể hiện mức độ hiệu quả trong hoạt động của trẻ.

Để điều tra xem giáo viên đã sử dụng những trò chơi nào nhằm phát triển vốn từ cho trẻ chúng tôi sử dụng câu hỏi sau:

Cô đã sử dụng những loại trò chơi phát triển vốn từ nào?

◻ Trò chơi học tập các loại

◻ Trị chơi đóng vai

◻ Trò chơi xây dựng ◻ Trò chơi vận động

Số liệu đƣợc chúng tôi xử lý và biểu diễn bằng biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.4. Những loại trò chơi giáo viên đã sử dụng để phát triển vốn từ

Nhìn vào biểu đồ 2.4 chúng tôi nhận thấy rằng giáo viên chọn trị chơi đóng vai để phát triển vốn từ cho trẻ là nhiều có 44.4% lựa chọn; tiếp theo là 39% cho lựa chọn trị chơi học tập; có 16.7% lựa chọn cho trò chơi xây dựng và cuối cùng là 5.6% cho trò chơi vận động. Khi phỏng vấn trực tiếp hầu nhƣ các giáo viên đều cho rằng tuy hiểu đƣợc tầm quan trọng của trò chơi đối với sự phát triển ngơn ngữ nói chung, phát triển vốn từ nói riêng nhƣng do điều kiện cơ sở vật chất và nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan khác nhau ảnh hƣởng đến việc lựa chọn trò chơi để phát triển vốn từ cho trẻ.

Bảng 2.7. Những khó khăn trong q trình phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi

Khó khăn Số lƣợng Tỉ lệ (%)

Trẻ không hợp tác 2 11 Điều kiện khơng cho phép 6 33.3 Khó khăn trong khâu hợp tác với gia đình 9 50 Không đủ đồ dùng đồ chơi 1 5.6

Nhìn vào bảng chúng tơi thấy rằng khó khăn lớn nhất nằm ở chỗ hợp tác với gia đình trẻ có 9 giáo viên (chiếm 50%), trong khi đó đa số trẻ chậm phát triển ngơn ngữ đều có yếu tố gia đình chi phối. Muốn phát triển ngơn ngữ cho trẻ nói chung và phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng cần có sự hợp tác tốt giữa nhà trƣờng và gia đình. Chỉ khi phụ huynh quan tâm trị chuyện, hƣớng dẫn trẻ trẻ sẽ có đƣợc vốn từ tốt. Có giáo viên nhận định rằng “Khả năng của mỗi trẻ rất khác

nhau, s phát triển ngôn ngữ của mọi trẻ cũng rất khác biệt. Giáo viên khó mà đánh đồng tất cả các trẻ để dạy, cung cấp vốn từ cho trẻ. Cần rất nhiều thời gian hướng đến việc dạy cho trẻ theo cá nhân hoặc nhóm nhỏ có trình độ gần như nhau. Khó khăn nhất là trẻ chậm phát triển ngơn ngữ, ít giao tiếp hoặc khơng giao tiếp rất khó để giúp trẻ tr nên hoạt bát giao tiếp với mọi người xung quanh nếu khơng có s hợp tác của cha mẹ trẻ”. Ngồi ra một tỉ lệ khơng

nhỏ giáo viên cho rằng khó khăn nữa là điều kiện không cho phép phát triển vốn từ cho trẻ có 6 giáo viên (chiếm 33.3%); tỉ lệ giáo viên đánh giá trẻ không hợp tác là 2 giáo viên (chiếm 11%) và có 1 giáo viên (chiếm 5.6%) cho rằng giáo viên gặp khó khăn vì khơng đủ đồ dùng đồ chơi: “hiện tại trường đang từng

bước nâng cấp cơ s vật chất như phòng học, phòng chức năng, sân chơi. Đồng thời bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi cho các lớp nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu th c tế”.

Nhìn chung, qua quá trình điều tra bằng trƣng cầu ý kiến và phỏng vấn cho thấy, giáo viên mầm non nhận thức khá tốt về những khó khăn gặp phải gây ảnh hƣởng đến quá trình phát triển vốn từ cho trẻ. Bên cạnh những khó khăn khách quan nhƣ trẻ khơng hợp tác, gia đình khơng tạo đƣợc điều kiện cùng giáo viên phát triển vốn từ cho trẻ, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn thì các khó khăn chủ quan thuộc về giáo viên nhƣ trình độ và nhận thức chƣa tốt, chƣa nắm vững các hình thức cũng nhƣ phƣơng pháp phát triển vốn từ.

Với câu hỏi “Giáo viên cần làm gì để rèn luyện và phát triển vốn từ cho trẻ?” chúng tôi nhận đƣợc nhiều câu trả lời khác nhau trong đó 100% giáo viên

đồng ý rằng cần tập trung rèn luyện, phát triển vốn từ qua hoạt động có chủ đích 18/18 giáo viên chiếm 100% lựa chọn; có 16/18 giáo viên chiếm 88.9% cho rằng nên sử dụng đa dạng các trị chơi để kích thích trẻ; cuối cùng là 15/18 giáo viên chiếm 83.3% lựa chọn nên kể chuyện, đọc thơ cho trẻ nghe và thƣờng xuyên gia cố để trẻ nhớ. Việc phát triển vốn từ cho trẻ đƣợc giáo viên nhận định rõ ràng rằng cần đƣợc tiến hành bằng hoạt động có chủ đích nhƣng phải là hoạt động có chủ đích mang tính chun biệt. Bởi qua quan sát chúng tôi nhận thấy chủ yếu trong hoạt động có chủ đích nội dung phát triển vốn từ đƣợc tích hợp vào các mơn khác chứa đựng không bao nhiêu nội dung phát triển vốn từ, trẻ chủ yếu đƣợc nhắc lại theo mẫu, phƣơng pháp ghi nhớ mang tính đồng loạt. Khi đƣợc hỏi thêm về việc sử trò chơi giáo viên chủ yếu sử dụng những trị chơi có sẵn, nhiều khi còn áp đặt vào hiểu biết của trẻ.

Liên quan đến mức độ sử dụng trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ chúng tôi tiến hành hỏi giáo viên mầm non câu hỏi sau: “Cơ có nhận xét gì về thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi qua trò chơi ở trƣờng mầm non hiện nay?” chúng tôi lần lƣợt đƣa ra các lựa chọn sau:

◻ Đƣợc sử dụng thƣờng xuyên

◻ Có sử dụng nhƣng khơng thƣờng xuyên ◻ Ít đƣợc sử dụng

◻ Không đƣợc sử dụng.

Sau khi xử lí số liệu chúng tơi nhận thấy khơng có lựa chọn nào cho phƣơng án đƣợc sử dụng thƣờng xuyên và khơng đƣợc sử dụng, cịn lại có 6/18 chiếm 33.3% lựa chọn ít đƣợc sử dụng, 12/18 chiếm 66.7% lựa chọn không đƣợc sử dụng. Thực tế chƣơng trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non và chƣơng trình đổi mới đang đƣợc sử dụng trong các trƣờng mầm non Bình Đại, Bến Tre hiện nay cho thấy nội dung rèn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cho trẻ chƣa đƣợc đề cập một cách rõ ràng. Việc dạy và bổ sung vốn từ cho trẻ tuy đƣợc lồng ghép ở

các tiết học, môn học, môi trƣờng xung quanh, cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo dục âm nhạc, tốn, tạo hình... Nhƣng trong các tiết học đó, nội dung và mục tiêu của việc phát triển vốn từ cho trẻ còn rất mờ nhạt chƣa sâu sắc và không đƣợc thƣờng xuyên. Tất nhiên trong hoạt động vui chơi cũng vậy, mặc dù giáo viên có nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển vốn từ cho trẻ nhƣng sử dụng và thiết kế các trò chơi để phát triển vốn từ vẫn cịn rất ít. Nhƣ vậy tổ chức hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ ở trƣờng mầm non có thể đƣợc chia thành hai hoạt động nhỏ: hoạt động tích hợp phát triển vốn từ và hoạt động phát triển vốn từ riêng cho trẻ.

Hoạt động tích hợp nội dung phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi là hoạt động nên đƣợc tổ chức thƣờng xuyên ở mỗi tiết học. Tuy nhiên, trong quá trình khảo sát, phỏng vấn và dự giờ chúng tơi nhận thấy vì thời gian của 1 tiết có hạn, giáo viên thƣờng chú trọng đến hoạt động chính của giáo án, thời gian dành cho hoạt động chính chiếm khoảng 2/3 thời gian. Vì thế, các hoạt động tích hợp việc phát triển vốn từ cho trẻ diễn ra khá sơ sài và giáo viên chƣa chú ý đến việc trẻ hiểu từ và sử dụng từ nhƣ thế nào.

Đối với hoạt động phát triển vốn từ riêng cho trẻ là những hoạt động thƣờng diễn ra ở đầu giờ đón trẻ và cuối giờ trả trẻ bằng phƣơng pháp đàm thoại, hoặc cũng có thể diễn ra khi giáo viên tổ chức một trị chơi nào đó cho trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non hướng dương, huyện bình đại, tỉnh bến tre​ (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)