2.1.1. Mục đích khảo sát
Phát triển vốn từ cho trẻ là một nhiệm vụ cực kì quan trọng trong q trình phát triển ngơn ngữ cho trẻ mầm non nhất là đối với trẻ 3-4 tuổi đang trong giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ. Phạm vi tiếp xúc với xung quanh đƣợc mở rộng, trẻ thắc mắc về mọi thứ muốn tìm hiểu, muốn gọi tên tất cả các sự vật, hiện tƣợng ở xung quanh. Việc ngƣời lớn quan tâm và phát triển vốn từ cho trẻ là điều cần thiết nhất là đối với giáo viên mầm non. Trẻ có vốn từ phong phú mới có “chất liệu” để tạo thành câu, là cơ sở hình thành ngơn ngữ mạch lạc. Chính vì vậy chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng để có căn cứ đƣa ra nhận định về :
- Nhận thức của giáo viên mầm non
- Những phƣơng pháp, biện pháp mà giáo viên sử dụng - Hình thức tổ chức hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ
- Những khó khăn và thuận lợi của giáo viên mầm non trong quá trình tổ chức hoạt động phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.
2.1.2. Đối tƣợng khảo sát
- Chúng tôi tiến hành khảo sát 5 trƣờng nói trên bằng phiếu trƣng cầu ý kiến 18 giáo viên đang dạy lớp 3-4 tuổi từ tháng 01/2017 đến 04/2017; quan sát 151 trẻ đang học lớp mẫu giáo 3-4 tuổi. Đồng thời chúng tôi tiến hành phỏng vấn 1 hiệu trƣởng và 3 hiệu phó; phân tích hồ sơ của trẻ và kế hoạch giáo dục của 5 lớp; quan sát giờ chơi của 5 lớp dựa vào phiếu quan sát đánh giá sự phát triển vốn từ của trẻ.
- Cụ thể chúng tôi khảo sát các trƣờng sau: trƣờng mầm non Hƣớng Dƣơng; trƣờng mẫu giáo Thới Thuận; trƣờng mầm non Sơn ca; trƣờng mẫu giáo Sen Hồng; trƣờng mẫu giáo Vành Khuyên, Bình Đại, Bến Tre.
2.1.3. Nội dung khảo sát
- Dùng phiếu điều tra tìm hiểu nhận thức của giáo viên về việc sử dụng trò chơi cho trẻ 3 – 4 tuổi nhằm phát triển vốn từ;
- Tìm hiểu cách thức giáo viên tổ chức trò chơi phát triển vốn từ cho trẻ, đánh giá tính hiệu quả của chúng;
- Những khó khăn của giáo viên khi thiết kế trò chơi giúp trẻ phát triển vốn từ;
- Tìm hiểu ý kiến của giáo viên về việc thiết kế và tổ chức trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 – 4 tuổi;
- Đánh giá mức độ phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.
2.1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng
- Phƣơng pháp điều tra bằng Anket:
+ Chúng tôi xây dựng các bảng hỏi nhằm thu thập ý kiến của giáo viên dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi về các nội dung có liên quan đến việc phát triển vốn từ cho trẻ thơng qua trị chơi.
+ Câu hỏi 1 (Phụ lục 1): Tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về tầm quan trọng phải phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.
+ Câu hỏi 2 (Phụ lục 1): Tìm hiểu thực trạng việc giáo viên mầm non lựa chọn hình thức tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.
+ Câu hỏi 3 và 4 (Phụ lục 1): Dùng để tìm hiểu về việc đánh giá tầm quan trọng của việc sử dụng trò chơi trong phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.
+ Câu hỏi 5 (Phụ lục 1): Thực trạng về mức độ biểu hiện của trẻ khi phát triển vốn từ thơng qua trị chơi 3-4 tuổi.
+ Câu hỏi 6 (Phụ lục 1): Tìm hiểu thực trạng về việc GVMN đã sử dụng những loại trò chơi nào vào phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.
+ Câu hỏi 7 (Phụ lục 1): Tìm hiểu mức độ khó khăn mà giáo viên mầm non gặp phải khi tổ chức phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.
+ Câu hỏi 8,9 và 10 (Phụ lục 1): Tìm hiểu nhận định của giáo viên mầm non về thực trạng phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi và những kinh nghiệm của họ trong công tác này
- Tiến hành điều tra:
Đầu tiên chúng tôi xuống trƣờng mầm non, trao đổi với Ban giám hiệu của nhà trƣờng về mục đích nghiên cứu. Sau đó chúng tơi tiếp xúc trực tiếp với 18 giáo viên đang giảng dạy lớp mẫu giáo 3-4 tuổi.
- Phƣơng pháp phỏng vấn giáo viên về nội dung điều tra: sau khi thu lại phiếu điều tra, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên và Ban giám hiệu về nguyên nhân của câu hỏi mà các cô đã trả lời.
- Phƣơng pháp nghiên cứu sản phẩm: xem kế hoạch, giáo án ở một số chủ đề; kế hoạch tuần, tháng với mục đích thu thập thơng tin làm rõ hơn cho thực trạng và nguyên nhân của việc thiết kế và sử dụng trò chơi của giáo viên. Ngồi ra, chúng tơi cũng nghiên cứu hồ sơ của trẻ lớp đối chứng và lớp thử nghiệm để có cái nhìn bao qt hơn, tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự phát triển vốn từ của trẻ.
- Phƣơng pháp thống kê toán học để xử lí số liệu.