Phƣơng pháp phát triển vốn từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non hướng dương, huyện bình đại, tỉnh bến tre​ (Trang 34 - 41)

1.3. Nội dung phát triển ngôn ngữ của trẻ 3-4 tuổi

1.3.3. Phƣơng pháp phát triển vốn từ

* Phương pháp tr c quan:

Phƣơng pháp trực quan đƣợc xem là phƣơng pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngơn ngữ cho trẻ. Vì vậy, nó đƣợc sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực dạy nói cho trẻ và đƣợc tiến hành trên giờ học, mọi lúc, mọi nơi.Trong quá trình quan sát trẻ tập trung chú ý quan sát đặc điểm, tính chất, gọi tên các bộ phận của đối tƣợng,…giúp hình thành và phát triển vốn từ mới cho trẻ. Quan sát cũng tạo điều kiện cho trẻ củng cố kiến thức, củng cố vốn từ, biết sử dụng vốn kinh

nghiệm sẵn có để đặt câu hỏi, biết trả lời câu hỏi của cô, biết diễn đạt ý kiến nhận xét của mình cho mọi ngƣời hiểu. Vì vậy, quan sát vừa là phƣơng pháp vừa là điều kiện giúp trẻ cách đặt câu, cách diễn đạt, làm giàu vốn từ và tích cực hố vốn từ cho trẻ.

Để phát huy đƣợc những ƣu điểm của phƣơng pháp quan sát giáo viên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phƣơng pháp quan sát và phƣơng pháp đàm thoại. Giáo viên chủ động đƣa ra gợi ý, hệ thống câu hỏi để trẻ tập trung quan sát đối tƣợng, khuyến khích trẻ tích cực suy nghĩ. Đồng thời nên phối hợp với phƣơng pháp trò chơi, yếu tố thi đua thƣởng phạt đúng lúc sẽ khích lệ trẻ hăng hái phát biểu, đƣa ra ý kiến cá nhân.

Các dạng trực quan thƣờng sử dụng là quan sát, vật thật, tham quan, xem phim...

* Phương pháp dùng lời:

- Trò chuyện, đàm thoại, giảng giải:

Trò chuyện, đàm thoại, giảng giải là quá trình giao tiếp giữa ngƣời với ngƣời. Phƣơng pháp trò chuyện thƣờng đƣợc dùng củng cố vốn từ cho trẻ. Qua trò chuyện giáo viên phát hiện ra những thiếu sót trong vốn từ của trẻ nhƣ phát âm sai, dùng từ sai hay hiểu sai nghĩa của từ. Từ đó giáo viên thực hiện giảng giải cho trẻ hiểu, nói mẫu cho trẻ nghe và tập nói theo cho đúng. Cịn phƣơng pháp đàm thoại cô sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại về một chủ đề nào đó có tác dụng định hƣớng nhận thức cho trẻ, buộc trẻ phải suy nghĩ và bằng sự quan sát, bằng vốn hiểu biết sẵn có của mình trẻ trả lời câu hỏi đặt ra. Q trình đó trẻ tập diễn đạt ý kiến sao cho cơ và các bạn có thể hiểu; trẻ tập trình bày sao cho ngắn gọn xúc tích; trẻ tập đặt câu hỏi cho những vƣớng mắc của bản thân.

- Kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ:

Sử dụng những yếu tố văn học này có tác dụng cung cấp vốn từ mới cho trẻ. Trẻ đƣợc nghe những từ xa lạ, chƣa xuất hiện trong vốn hiểu biết của trẻ bao giờ nhƣ: trong truyện “Tấm cám” có xuất hiện “cái chum”; trong bài ca dao

“công Cha nhƣ núi Thái Sơn/ nghĩa Mẹ nhƣ nƣớc trong nguồn chảy ra/ một lịng thờ Mẹ kính Cha/ cho trịn chữ hiếu mới là đạo con” trẻ sẽ đƣợc làm quen với từ “nguồn” từ “đạo con”,…Qua việc nghe giáo viên kể chuyện trẻ hiểu đƣợc những từ mang ý nghĩa khái quát: xấu, đẹp, ngoan, hƣ, hiền, dữ, ác,…

Lời thơ, ca dao, tục ngữ có vần điệu, nhịp điệu, mang tính nhạc cao. Nên khi đọc cho trẻ nghe cô cần lƣu ý đọc chậm rãi, vừa phải, chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn vào các từ mang vần. Cần truyền đạt đƣợc âm điệu vui tƣơi, sảng khoái đến với trẻ.

Khi kể chuyện cho trẻ nghe cô chú ý dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt diễn tả đúng ngữ điệu giọng nói của nhân vật, lột tả đƣợc đặc điểm, tính cách nhân vật. Tốc độ đọc, kể vừa phải vừa có tác dụng lơi kéo sự chú ý của trẻ, vừa giúp trẻ lắng nghe, ghi nhớ câu từ của truyện giúp trẻ tích luỹ vốn từ.

* Phương pháp trị chơi

Nhƣ đã biết hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo là hoạt động vui chơi. Cho nên trị chơi chiếm giữ một vị trí vơ cùng quan trọng trong các hoạt động giáo dục cho trẻ ở trƣờng mầm non. Đối với việc phát triển vốn từ điều này lại càng rõ:

Với trò chơi học tập giáo viên bằng trò chơi sẵn hoặc thiết kế trị chơi giúp trẻ tăng vốn từ trong q trình chơi nhƣ những trò chơi dùng lời (kể đủ 3 thứ, ai đốn giỏi, cơ vừa nhắc đến con vật gì…); trị chơi kết hợp với đồ dùng trực quan (chiếc túi kì diệu; ai thơng minh hơn,…)

Khi cơ tổ chức cho trẻ chơi những trị chơi sáng tạo nhƣ trị chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi đóng kịch trẻ đƣợc nhập vai thể hiện lời nói, cử chỉ, điệu bộ của nhân vật đúng với vai chơi mình đóng. … Qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, phát triển vốn từ.Với trị chơi đóng vai theo chủ đề khi tham gia trị chơi trẻ cịn có thể học hỏi lẫn nhau cách dùng từ, học thêm đƣợc từ mới nhƣ “bố sao lại gọi mẹ bằng “mày””, “thức ăn thật tuyệt”,...

* Phương pháp sử dụng bài hát:

Đây là phƣơng pháp dễ đi vào lòng ngƣời nhất. Do trẻ nhỏ rất nhạy cảm với các bài hát, vì cịn trên nơi trẻ đã đƣợc nghe những câu ca, lời hát của bà của mẹ. Những câu ca với những từ ngữ trau chuốt, đẹp đẽ giúp trẻ cảm nhận, tiếp thu vốn từ ngữ văn học giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, làm tăng thị hiếu thẩm mỹ của trẻ. Trẻ dễ thuộc các bài hát bài thơ nhờ yếu tố vần điệu trong thơ ca, đồng dao; nhờ âm điệu trầm bổng, dễ đi vào lịng ngƣời của các bài hát. Ngồi ra các bài hát sáng tác cho thiếu nhi với các ca từ gần gũi với cuộc sống của trẻ thơ, có tác dụng làm tăng vốn từ của trẻ mau chóng

Tiểu kết chƣơng 1

Trẻ trong giai đoạn 3-4 tuổi là giai đoạn phát cảm về ngôn ngữ, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển một cách đầy kinh ngạc cùng với sự mở rộng sự giao tiếp của trẻ về thế giới xung quanh. Ngơn ngữ rõ ràng đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong giao tiếp của trẻ, ngôn ngữ phát triển tốt giúp trẻ biết diễn đạt ý nghĩ một cách rõ ràng, thể hiện xúc cảm, tình cảm, sự quan tâm đến ngƣời khác một cách chính xác nhất. Ngơn ngữ cũng là cơng cụ của tƣ duy, điều đó giúp trẻ giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, phát triển và duy trì các mối quan hệ của trẻ. Trên hết ngôn ngữ của trẻ trong giai đoạn này là nền tảng cho trẻ học chữ, học đọc học viết ở những giai đoạn tiếp theo.

Riêng đối với sự phát triển vốn từ của trẻ nó có liên quan đến thành tích học tập chung của trẻ. Trẻ càng có nhiều từ trẻ càng tìm kiếm đƣợc nhiều thông tin trẻ cần giúp trẻ suy nghĩ và tìm hiểu về thế giới. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của vốn từ đối với sự phát triển của trẻ ngƣời lớn (đặc biệt là cha mẹ và thầy cơ) cần khuyến khích sự phát triển vốn từ của trẻ để trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và khả năng đọc viết cần thiết cho trẻ học tập tốt khi bƣớc vào tiểu học. Có rất nhiều cách có thể phát triển vốn từ cho trẻ nhƣ trị chuyện với trẻ thƣờng xun trong lúc đó chờ đợi sự phản ứng của trẻ; cho trẻ nghe một từ nhiều lần, lặp đi lặp lại từ ấy trong những ngữ cảnh khác nhau; nói một từ nào đó phải đi kèm hành động, cử chỉ điệu bộ nét mặt,… Điểm mấu chốt là ở chỗ ngƣời lớn dùng phƣơng pháp gì để thực hiện những cách ấy nhằm phát triển vốn từ cho trẻ. Để làm đƣợc điều đó cần dựa trên hoạt động chủ đạo của trẻ trong giai đoạn này đó chính là hoạt động vui chơi. Hoạt động vui chơi là một phần quan trọng trong cuộc sống của trẻ nhỏ, và ngƣời lớn cũng là một phần quan trọng trong hoạt động phát triển ngôn ngữ qua hoạt động vui chơi. Tổ chức và cùng tham gia vào trò chơi của trẻ là điều cần thiết, chơi là một cơ hội tuyệt vời để trẻ gắn kết ý nghĩa của từ và xây dựng từ vựng. Đó là những trị chơi nhƣ trò chơi học tập, trò chơi vận động, trò chơi xây dựng, trị chơi đóng vai theo chủ đề. Trong q trình

chơi cùng trẻ ngƣời lớn nắm bắt sự thiếu hụt về vốn từ của trẻ, dạy trẻ cách sử dụng từ phù hợp ngữ cảnh, sửa lỗi phát âm, thêm vào câu nói của trẻ những từ, cụm từ để trẻ hình thành mơ hình cấu trúc câu, bổ sung vào kho từ vựng của trẻ những từ mới, từ đồng nghĩa,…đặc biệt là trị chơi Đóng vai theo chủ đề. Trò chơi của trẻ giai đoạn này thật đáng yêu, nó liên quan đến ăn mặc, diễn lại những sự kiện trong quá khứ trẻ đã trải nghiệm hoặc cho búp bê ăn…

Trong chƣơng 1 chúng tôi đã nêu lên một số khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong luận văn nhƣ : Từ là gì ? vốn từ là gì ? thế nào là trò chơi và thiết kế trị chơi ?, đồng thời đã hệ thống hố cơ sở lí luận của việc phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi thông qua hoạt động vui chơi. Việc nghiên cứu cơ sở lí luận ở chƣơng 1 là nền tảng để tìm hiểu thực trạng của việc phát triển vốn từ cho trẻ 3- 4 tuổi tại trƣờng mầm non Bình Đại Bến Tre ở chƣơng 2. Đây cũng là một trong những căn cứ để thiết kế các trị chơi mang tính khả thi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3-4 tuổi.

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG VIỆC THIẾT KẾ TRÕ CHƠI NHẰM PHÁT TRIỂN VỐN TỪ CHO TRẺ 3 – 4 TUỔI

Xác định rõ nhiệm vụ trồng người là trọng tâm. Vì vậy,về mặt giáo dục S Giáo Dục và Đào Tạo Bến tre đặc biệt chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm của địa phương. Nhằm không

ngừng nâng cao chất lƣợng dạy và học, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bến Tre đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, thiết thực. Bên cạnh việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học, ngành còn triển khai kế hoạch nâng cao chất lƣợng chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Các phong trào thi đua cũng diễn ra sôi nổi, đặc biệt là phong trào thi đua “Dạy tốt – học tốt” trong tồn ngành. Song song đó ngành chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lƣợng dạy và học, nâng cao chất lƣợng giáo dục tồn diện của ngành; góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre.

Tồn ngành đã tăng cƣờng ứng dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học và các hoạt động chuyên môn, thông qua việc soạn và giảng bài bằng giáo án điện tử, nhất là sử dụng các phần mềm dạy học phù hợp đặc điểm học sinh. Theo đó, chất lƣợng giáo dục toàn diện của ngành Giáo dục và Đào tạo Bến Tre luôn ổn định, phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.

Bên cạnh đó, ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh cũng đã huy động các nguồn lực đầu tƣ xây dựng phòng học, phịng bộ mơn và trang thiết bị dạy học. Theo đó, đã sửa chữa, nâng cấp trên 450 phòng học của 207 trƣờng, kinh phí trên 90 tỷ đồng; xây dựng mới 16 phịng, sửa chữa nâng cấp 35 phòng học phục vụ công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi với kinh phí trên 20 tỷ đồng; đầu tƣ mua sắm trang thiết bị dạy và học với tổng kinh phí 30,6 tỷ đồng.

Mua sắm các thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập theo hƣớng hiện đại, kinh phí trên 38 tỷ đồng.

Huyện Bình Đại có diện tích 401 km², dân số 162.193 ngƣời, là một trong ba huyện ven biển của Bến Tre, nhƣng không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi nhƣ những huyện khác ở Bến Tre. Bình Đại thƣờng xuyên chịu sự xâm nhập của nƣớc mặn vào tận các xã ở giữa cù lao nhƣ Lộc Thuận, Vang Quới Đông, biến nơi đây thành khu vực hoang vu mà ngƣời dân gọi là đồng Bƣng Lớn. Ngƣời dân Bình Đại làm vƣờn, làm ruộng, trồng giồng và đánh cá biển, chế biến những sản phẩm của biển. Hiện nay cả huyện có 20 trƣờng cơng lập và 12 trƣờng tƣ thục.

Để tiến hành điều tra thực trạng chúng tôi đã khảo sát 5 trƣờng trong huyện có điều kiện kinh tế xã hội tƣơng đồng, cha mẹ trẻ chủ yếu là ni trồng thủy sản, đánh cá biển đó là : Trƣờng mầm non Hƣớng Dƣơng, Trƣờng mầm non Sơn Ca, Trƣờng mẫu giáo Vành Khuyên, Trƣờng mẫu giáo Thới Thuận và mẫu giáo Sen Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế trò chơi nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 3 4 tuổi ở trường mầm non hướng dương, huyện bình đại, tỉnh bến tre​ (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)