Chương trình Tiếng Việt lớp 5 và quan điểm tích hợp thể hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 37 - 44)

trong chương trình

1.2.1.1. Mục tiêu

Chương trình Tiếng Việt lớp 5 được thiết kế nhằm các mục tiêu sau: - Hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

- Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện thao tác của tư duy (so sánh, phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa).

- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học của Việt Nam và nước ngoài.

- Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam.

- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.

1.2.1.2. Nội dung chương trình

Chương trình Tiếng Việt lớp 5 được thực hiện trong 35 tuần với 62 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 46 bài văn xi (4 trích đoạn kịch), 18 bài thơ (4 bài ca dao ngắn được dạy

trong cùng một tiết). Phân môn Tập đọc ở lớp 5 giúp học sinh nâng cao kĩ năng đọc- hiểu văn bản, cụ thể:

- Nhận biết đề tài, cấu trúc của bài.

- Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.

- Phát hiện giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn chương.

Thống nhất với mục tiêu của mơn Tiếng Việt nói chung thì mơn Tiếng Việt 5 cũng góp phần hoàn thành mục tiêu đặt ra cho toàn cấp. SGK Tiếng Việt 5 được biên soạn theo quan điểm tích hợp và tích cực hố hoạt động học tập của học sinh, lấy nguyên tắc giao tiếp làm định hướng cơ bản.

SGK Tiếng Việt 5 được xây dựng theo quan điểm tích hợp - đó là sự tổng hợp trong một đơn vị học, thậm trí một tiết học hay một bài tập nhiều mảng kiến thức và kĩ năng liên quan với nhau nhằm tăng cường hiệu quả giáo dục và tiết kiệm thời gian học tập cho người học. Bằng cách đó có thể tích hợp theo chiều ngang và chiều dọc.

Tích hợp theo chiều ngang - SGK Tiếng Việt 5 thực hiện thông qua hệ thống chủ điểm học tập. Các chủ điểm đó là: Việt Nam- Tổ quốc em; Cánh chim hồ bình; Con người với thiên nhiên; Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh phúc con người; Người cơng dân; Vì cuộc sống thanh bình; Nhớ nguồn; Nam và nữ; Những chủ nhân tương lai.

Tích hợp theo chiều dọc: SGK Tiếng Việt 5 chủ trương tích hợp theo chiều dọc tức là phát triển, mở rộng các kiến thức và kĩ năng đã có ở lớp 3 và lớp 4. Cụ thể:

Ở phân môn Tập đọc, các văn bản xoay quanh các chủ điểm có nội dung là những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và toàn thể loài người nhằm làm mở rộng hiểu biết của học sinh cũng như tiếp nối các chủ điểm gần gũi hơn với các em ở lớp 3 và lớp 4: Em là học sinh, gia đình, anh em, thiên nhiên…

Ở phân môn Luyện từ và câu, học sinh được mở rộng vốn từ thông qua từng chủ điểm cụ thể, hiểu biết nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng, nghĩa của các thành ngữ. Bên cạnh đó, HS có thể trình bày và bước đầu vận dụng được kiến thức về nghĩa của từ (các hiện tượng trái nghĩa, đồng nghĩa, chuyển nghĩa, đồng âm) vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành nói viết. Biết vận dụng kiến thức về các biện pháp tu từ so sánh và nhân hoá vào việc hiểu văn bản văn học và thực hành tạo lập văn bản. Như vậy có thể thấy các kiến thức này tích hợp bằng cách mở rộng, nâng cao hơn và tiếp nối với mạch kiến thức ở các lớp dưới.

Phân mơn Chính tả: Cũng như ở các lớp dưới thì phân mơn này vẫn rèn cho học sinh kĩ năng nghe- viết, tăng cường luyện kĩ năng nhớ- viết và khơng cịn kiểu chính tả tập chép.

Đối với phân mơn Kể chuyện: Chủ yếu tích hợp việc rèn luyện kĩ năng kể chuyện ở lớp 4, tức là học sinh rèn kĩ năng nghe và kể lại hoặc kể lại câu chuyện được chứng kiến, tham gia phù hợp với nội dung từng chủ điểm học tập.

Cịn với phân mơn Tập làm văn, học sinh vẫn học văn miêu tả nhưng đối tượng miêu tả rộng hơn- tả cảnh và tả người. Hơn nữa, ở lớp 5, học sinh còn được luyện tập làm đơn, luyện viết đoạn đối thoại hay tập thuyết trình, tranh luận nhằm phát huy tối đa khả năng vận dụng kiến thức cũng như sử dụng ngôn ngữ của học sinh.

Từ những đánh giá chung như trên, sau đây chúng tôi sẽ thống kê một cách đầy đủ những nội dung cụ thể được tích hợp trong phân mơn Tập đọc.

1.2.1.3. Quan điểm tích hợp thể hiện trong chương trình

Các bài Tập đọc trong SGK Tiếng Việt lớp 5 có tích hợp các nội dung của phân mơn khác được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 1.1. Quan điểm tích hợp được thể hiện trong SGK Tiếng Việt lớp 5

Tuần Văn bản

Tập đọc

Nội dung được tích hợp trong các phân môn khác

1

Bài Thư gửi các học sinh

Quang cảnh làng

mạc ngày mùa

Các từ đồng nghĩa được nhắc đến trong bài : xây dựng- kiến thiết; hoàn cầu- năm châu; nước nhà- non sông- tổ quốc. Đây là ngữ liệu để học tiết Luyện từ và câu Từ đồng nghĩa trong cùng tuần và Mở rộng vốn từ: Tổ quốc ở tuần kế tiếp.

Bài này cũng là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 3.

Trong bài này xuất hiện một loạt các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc: Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng xọng, vàng giòn, vàng mượt, vàng mới. Đây

thực sự là nguồn ngữ liệu rất có giá trị phục vụ tiết Luyện từ và câu Luyện tập về từ đồng

nghĩa. Bài văn này có thể xem như là bài tập

làm văn mẫu để giúp học sinh tham khảo và học tập cách miêu tả, dùng từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật để học phân môn Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh.

2

Nghìn năm văn hiến

Sắc màu em yêu

Bảng số liệu trong bài được sử dụng làm ngữ liệu để học TLV: Luyện tập làm báo cáo thống kê.

Các màu sắc trong bài thơ được sử dụng làm ngữ liệu cho tiết Luyện từ và câu ở tuần 3:

Tuần Văn bản Tập đọc

Nội dung được tích hợp trong các phân mơn khác

3

Vở kịch Lịng dân Các đại từ xưng hơ được nhắc đến trong bài : anh, chị, má, con, tôi, tao, cháu, tía … có thể sử dụng làm ngữ liệu học tiết Luyện từ và câu Đại từ xưng hô ở tuần 11

4

Những con sếu bằng giấy.

Câu chuyện xúc động về cô bé Xa-xa-cô trong bài là ngữ liệu để học tiết Kể chuyện ở tuần 5: Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đọc ca ngợi hồ bình, chống chiến tranh.

5

Ê- mi- li con

Một chuyên gia máy

xóc

Là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 6.

Câu chuyện về tình bạn giữa những người đồng nghiệp từ hai đất nước khác nhau trong bài là ngữ liệu học Kể chuyện ở tuần 7: Kể lại một câu chuyện mà em biết thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước.

Bài cũng là ngữ liệu để viết chính tả trong tuần.

7

Những người bạn tốt

Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà

Là ngữ liệu để học Kể chuyện ở tuần 8 Kể chuyện đã nghe, đã học về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.

Bài thơ là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 9.

8

Kì diệu rừng xanh

Trước cổng trời

Bài văn là ngữ liệu để học Tập làm văn:

Luyện tập tả cảnh, đồng thời cũng là ngữ

liệu để viết chính tả.

Các từ nhiều nghĩa: Vạt áo, vạt nương, vạt cỏ được sử dụng để học bài Từ nhiều nghĩa.

Tuần Văn bản Tập đọc

Nội dung được tích hợp trong các phân mơn khác

9

Cái gì q nhất? Nội dung tranh luận trong bài là cơ sở để học Tập làm văn Luyện tập thuyết trình, tranh luận.

11

Chuyện một khu vườn nhỏ

Câu ghép được sử dụng trong bài có thể dùng làm ngữ liệu để học bài trong phân môn Luyện từ và câu Quan hệ từ.

12

Mùa thảo quả

Hành trình của bầy ong

Là ngữ liệu để viết chính tả.

Câu ghép có thể sử dụng để học bài Quan hệ

từ và là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 13.

13 Trồng rừng ngập mặn Người gác rừng tí hon

Có các câu ghép là ngữ liệu để học bài:

Quan hệ từ.

Là ngữ liệu để học Kể chuyện Kể một việc tốt để bảo vệ môi trường hay kể chuyện ở

tuần 19: Kể về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

hoặc là ngữ liệu học Kể chuyện ở tuần 23

Kể câu chuyện về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh.

14

Hạt gạo làng ta

Chuỗi ngọc lam

Là ngữ liệu để làm bài tập 2 của tiết Luyện từ và câu Ôn tập về từ loại.

Là ngữ liệu học Kể chuyện ở tuần 17 Kể một

câu chuyện về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phóc cho người khác và là ngữ liệu để viết chính tả trong

tuần. 15 Bn Chư Lênh đón

cơ giáo

Là ngữ liệu để học Kể chuyện Kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về

Tuần Văn bản Tập đọc

Nội dung được tích hợp trong các phân mơn khác

Về ngơi nhà đang xây

những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phóc của nhân dân.

Bài cũng là ngữ liệu viết chính tả. Là ngữ liệu để viết chính tả ở tuần 16. 16 Thầy cúng đi bệnh

viện

Là ngữ liệu để học Tập làm văn Làm biên bản một vụ việc.

19

Người công dân số mét

Có các câu ghép, sử dụng để học Luyện từ và câu Câu ghép và mở rộng vốn từ: Công dân.

20 Thái sư Trần Thủ Độ Có các câu ghép dùng làm ngữ liệu học bài

Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ. Ngoài

ra bài này còn dùng làm ngữ liệu để học Tập làm văn ở tuần 25 Tập viết đoạn đối thoại. 21 Trí dũng song tồn Là ngữ liệu viết chính tả trong tuần.

22 Cao Bằng Là ngữ liệu viết chính tả ở tuần 23.

24 Hộp thư mật Có ngữ liệu để học Luyện từ và câu Liên kết

các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.

25

Phong cảnh đền Hùng

Cửa sông

Có ngữ liệu để học Luyện từ và câu Liên kết

các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ.

Là ngữ liệu viết chính tả ở tuần 27.

27

Một vụ đắm tàu Đất nước

Là ngữ liệu để học Tập làm văn Tập viết đoạn đối

thoại.

Là ngữ liệu viết chính tả tuần 29.

29

Con gái Là ngữ liệu để học Kể chuyện Kể một câu chuyện mà em đã nghe hoặc đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài.

Tuần Văn bản Tập đọc

Nội dung được tích hợp trong các phân môn khác

31 Bầm ơi Là ngữ liệu viết chính tả tuần 32. 33 Sang năm con lên bảy Là ngữ liệu viết chính tả tuần 34.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)