2.3. Đề xuất các biện pháp dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt trong
2.3.2. Thiết kế giáo án thể hiện quan điểm tích hợp Văn vớ
2.3.2.1. Tích hợp theo chủ đề
Ở phân mơn Tập đọc lớp 5, các văn bản xoay quanh các chủ điểm có nội dung liên quan đến những vấn đề của quốc gia, của thế giới. Nội dung bao gồm những vấn đề lớn đặt ra cho đất nước, dân tộc và toàn thể loài người nhằm làm mở rộng hiểu biết của học sinh cũng như tiếp nối các chủ điểm gần gũi hơn với các em ở lớp dưới: Em là học sinh, Gia đình, Anh em, Thiên nhiên…
Để xây dựng một giáo án tích hợp theo chủ đề đảm bảo tính khoa học và đáp ứng các mục tiêu dạy học, GV có thể tiến hành tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Xác định nội dung, phạm vi kiến thức muốn đưa vào chủ đề. Nội dung có thể là sự tích hợp một đơn vị kiến thức trong một bài, nhiều bài, một mơn, nhiều mơn. u cầu: Có sự liện hệ tri thức gần nhau, giao thoa hoặc trùng lặp hay có độ liên đới lũy tiến, đi lên phù hợp trình độ nhận thức của học sinh.
Bước 2: Căn cứ các nội dung đã được xác định tích hợp, giáo viên tiến hành xây dựng chủ đề. Yêu cầu: Tên chủ đề bao quát các đơn vị kiến thức muốn tích hợp, kết cấu nội dung chủ đề phải hợp lý, các đơn vị kiến thức trong chủ đề phải theo trình tự nhận thức từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp hoặc nhóm thành các chủ đề nhỏ phù hợp với nhiệm vụ học tập được giao cho học sinh.
Chủ đề xây dựng vừa đúng, đủ, phù hợp và đảm bảo các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình chuẩn, cũng như các năng lực cần xây dựng, kiểm tra, đánh giá đối với học sinh.
Bước 3: Tiến hành soạn giáo án tích hợp theo chủ đề đã xây dựng. Bước 4: Dựa trên các nhiệm vụ học tập đã được xác định trong kế hoạch, giáo viên tiến hành thực hiện dự án dạy. Ở bước này, giáo viên cần bám sát những nhiệm vụ học của học sinh, đề ra các phương pháp phù hợp khai thác hiệu quả nội dung chủ đề. Tiết dạy học theo chủ đề thường được tiến hành giống như một tiết học bình thường ngay tại lớp học hoặc ngồi trời, nơi khơng gian trải nghiệm. Tuy nhiên, dạy học theo chủ đề thường gắn với các nhiệm vụ học tập và gắn với giải quyết các vấn đề thực tiễn nên khâu chuẩn bị có thể sẽ phải tiến hành trước tiết dạy nhiều tuần. Các dự án cần có kế hoạch theo dõi tiến trình thực hiện để có cơ sở kiếm tra, đánh giá các năng lực học sinh ngay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập.
Bước 5: Sau khi dạy học theo chủ đề giáo viên có thể tiến hành kiểm tra đánh giá việc học theo chủ đề với những câu hỏi/ bài tập phù hợp.
2.3.2.2. Tích hợp trong q trình giảng dạy
GV tổ chức dạy học tích hợp trong q trình giảng dạy các bài tập đọc, cụ thể được thể hiện theo quy trình sau:
1. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2- 3 HS đọc thành tiếng những văn bản văn xi hoặc đọc thuộc lịng các khổ thơ yêu thích, đoạn thơ… hoặc nội dung bài học , sau đó đặt một số câu hỏi để kiểm tra kĩ năng đọc hiểu. Tích hợp thể hiện ở sự kết hợp việc đọc thành tiếng và trả lời các câu hỏi liên quan đến nội dung bài đọc. Việc làm này có tác dụng giúp học sinh một lần nữa rèn luyện lại kĩ năng đọc- hiểu và nhớ lại nội dung bài học trước. Và nếu nội dung bài học đó có liên quan đến bài học tiếp theo thì đây lại là bước giúp giáo viên liên hệ, kết nối các kiến thức liên quan với nhau.
2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài:
- Hoạt động giới thiệu bài là nêu nhiệm vụ cần thực hiện trong tiết học và gây hứng thú học tập cho HS. Riêng đối với bài tập đọc mở đầu chủ điểm mới thì trước hết GV cần giới thiệu vài nét chính về chủ điểm.
- Có nhiều cách giới thiệu bài: Có thể gợi mở bằng câu hỏi, bằng tranh ảnh, băng hình, vật thật hoặc có thể diễn giải bằng lời kết hợp với kiến thức của các mơn học Lịch Sử, Địa lí, Khoa học,.., GV có thể tạo sự chú ý ở HS bằng những làn điệu dân ca hoặc những câu hò, bài vè… . Dù giới thiệu bằng cách nào thì phần này cũng chỉ nên ngắn gọn khơng làm mất thời gian của phần luyện đọc và tìm hiểu bài.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: - Luyện đọc:
+ Một HS khá, giỏi đọc thành tiếng (hoặc hai HS khá, giỏi nối tiếp nhau đọc) toàn bài.
+ HS đọc thành tiếng từng đoạn văn (khổ thơ)
* Đọc nối tiếp nhau trước lớp: Mỗi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại 2-3 vịng, sao cho nhiều HS trong lớp được đọc). GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong bài, sửa lỗi đọc cho HS.
* Đọc theo cặp: mỗi HS đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài (lặp lại 2 vòng sao cho mỗi HS đều được đọc tất cả bài).
* Một, hai HS đọc lại toàn bài. + GV đọc mẫu toàn bài.
Ở hoạt động rèn đọc này, một số nội dung tích hợp có thể được lựa chọn tùy tình hình thực tế như sau:
- Tích hợp với phân mơn Luyện từ và câu : GV cần tìm hiểu trước các nội dung có sử dụng ngữ liệu ở tiết Tập đọc để ở bước này nhấn mạnh nhiều hơn đến nghĩa của từ, giúp HS ghi nhớ để giải quyết nhiệm vụ học tập ở tiết Luyện từ và câu.
Ví dụ:Trong tuần đầu tiên, HS được học bài Tập đọc Thư gửi các học sinh, trong hoạt động luyện đọc và giải nghĩa từ, giáo viên nhấn mạnh và giúp
học sinh hiểu nghĩa của từ kiến thiết là xây dựng thì trong tiết Luyện từ và câu
Từ đồng nghĩa học sinh có thể so sánh được nghĩa của từ kiến thiết và xây dựng một cách dễ dàng mà khơng mất thời gian tìm hiểu lại một lần nữa.
- Tích hợp với phân mơn Chính tả: Đối với những văn bản được sử dụng làm ngữ liệu cho giờ học Chính tả, GV cần tìm hiểu và dự kiến những lỗi mà học sinh địa phương mình thường mắc phải để chú ý tổ chức cho học sinh luyện phát âm nhiều hơn các từ đó. Việc làm này giúp hạn chế lỗi sai khi học sinh viết.
Ví dụ : Ở tuần 22, HS được học bài Tập đọc Cao Bằng, đây cũng chính là ngữ liệu để GV dạy Chính tả ở tuần 23. GV cần chú ý rèn các từ ngữ dễ
viết sai như : dịu dàng, sâu sắc…Đặc biệt, đối với HS ở khu vực miền Nam, GV cần lưu ý một số tên riêng địa danh như : Đèo Gió, Đèo Giàng, Cao Bắc…
- Tích hợp với tiết Kể chuyện hoặc Tập làm văn : GV cần giúp HS phát hiện giọng đọc của bài hay của từng nhân vật( đối với văn bản truyện) .
Ví dụ : HS được giới thiệu về nhân vật Nguyễn Tất Thành qua bài Tập đọc Người công dân số Một ở tuần 19, nhân vật thái sư Trần Thủ Độ trong bài Tập đọc cùng tên , hay thám hoa Giang Văn Minh trong bài Trí dũng song toàn …đều là ngữ liệu cần thiết để GV giảng dạy tiết Kể chuyện và rèn cho HS kĩ năng viết văn ở những tiết Tập Làm Văn ôn tập về văn Kể chuyện.
- Tìm hiểu bài:
GV hướng dẫn HS đọc và trả lời từng câu hỏi trong SGK (hoặc các câu hỏi được chia tách, bổ sung của GV) theo các hình thức dạy học thích hợp.
- Đọc diễn cảm (với văn bản nghệ thuật) hoặc luyện đọc lại với các văn bản khác:
+ Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn (khổ thơ):
* Một số HS đọc: mỗi em đọc một đoạn theo trình tự các đoạn trong bài.
* GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho HS sau mỗi đoạn. + Hướng dẫn kĩ cách đọc một đoạn văn (khổ thơ)
* GV dùng lời nói hoặc lời nói kết hợp ghi bảng, sử dụng đồ dùng dạy học để hướng dẫn HS cách đọc.
* GV đọc mẫu.
* HS luyện đọc (theo cặp) đoạn đã được GV hướng dẫn cách đọc. GV sửa lỗi cho HS.
+ HS thi đọc trước lớp.
+ HS tự nhẩm học thuộc lòng các khổ thơ, đoạn thơ hay đoạn văn theo yêu cầu của SGK. Đối với các lớp yếu, GV có thể áp dụng một số biện pháp giúp HS học thuộc dễ dàng hơn nh: Xoá dần các chữ trong mỗi dòng, mỗi câu hay mỗi khổ thơ hoặc chỉ viết chữ đầu, chữ cuối của mỗi dòng, mỗi câu, mỗi khổ, …
+ GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng các khổ thơ, bài thơ hay đoạn văn vừa học.
c) Củng cố, dặn dò:
- Hướng dẫn HS chốt lại nội dung chính hoặc ý nghĩa của bài Tập đọc. - Nêu nhận xét về tiết học.
- Nêu yêu cầu tiếp tục luyện tập và chuẩn bị cho bài sau. Cũng cần phải chú ý:
- Tuỳ theo nội dung, cấu tạo của từng bài tập đọc và trình độ của lớp, GV có thể dạy theo cách “ bổ dọc” như quy trình nêu trên hoặc cách “ bổ ngang”: luyện đọc, tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm (luyện đọc lại) theo từng đoạn văn, khổ thơ.
- Việc hướng dẫn đọc diễn cảm hoặc luyện đọc lại cần được vận dụng một cách linh hoạt. Tuỳ từng trường hợp Gv có thể áp dụng các biện pháp khác nhau như: luyện đọc truyện theo vai, thi đọc theo nhóm, tổ một đoạn hoặc cả bài, tổ chức trò chơi học tập có tác dụng luyện đọc.
- Với mỗi đoạn văn hoặc khổ thơ có thể được đọc với nhiều cách khác nhau. GV chỉnh sửa những cách đọc không phù hợp với nội dung của đoạn, tránh áp đặt làm hạn chế sự cảm thụ của HS.
Ví dụ: Trong bài “Mùa thảo quả” , GV cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn sau:
Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa
đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, tựa như lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
Để giúp học sinh đọc tốt và cảm nhận được cái hay của đoạn văn trên, GV đưa ra những câu hỏi như sau:
- Nêu nội dung của đoạn văn trên?
- Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Biện pháp đó có tác dụng gì?
- Để diễn tả hết cái đẹp và những phát hiện tinh tế của tác giả về thảo quả, ta cần đọc đoạn trên với giọng như thế nào, nhấn giọng vào các từ ngữ nào?
Ví dụ : Trong bài Tập đọc Phong cảnh đền Hùng ở tuần 25, GV có thể hướng dẫn HS đọc diễn cảm bằng cách ngắt nhịp như sau:
Đền Thượng/ nằm chót vót/ trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh.// Trước đền/ những khóm hải đường/ đâm bơng rực đỏ, // những cánh bướm nhiều màu sắc/ bay dập dờn/ như đang múaquạt/ xoè hoa.// Trong đền,/ dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà/ uy nghiêm/ đề ở bức hồnh phi/treo chính giữa.//
2.3.2.3. Tích hợp lựa chọn
- Sau mỗi văn bản đọc bao giờ cũng là hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài nhằm mục đích khai thác nội dung văn bản đó. Hệ thống câu hỏi này như một lời chỉ dẫn, một gợi ý khái quát nhất để giáo viên sử dụng giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài. Tất nhiên là trong quá trình lên lớp, tuỳ vào đối tượng học sinh, tuỳ vào nội dung bài đọc, GV có thể sử dụng những câu hỏi phụ, những câu hỏi gợi ý… để dẫn dắt học sinh đi đến câu trả lời cuối cùng.
- Hệ thống câu hỏi các bài tập đọc trong SKG Tiếng Việt 5 có một số ưu điểm như: Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng. Câu hỏi nhận diện (tái hiện nội dung) thường được đưa lên đầu bởi nó hỏi về vấn đề hiển ngơn của văn bản nên học sinh dễ tìm và trả lời được. Tiếp đó là các câu hỏi phát hiện các tín hiệu nghệ thuật bao gồm việc tìm được những biểu hiện của các yếu tố nghệ thuật, gọi tên chính xác và đánh giá đúng tác dụng của chúng. Kết thúc loạt câu hỏi thì có thể là câu hỏi nêu lên ý nghĩa hoặc rút ra bài học hoặc liên hệ thực tế… Việc sắp xếp các câu hỏi như vậy rất vừa sức và phù hợp với tư duy của học sinh tiểu học.
Ví dụ : Khi GV dạy bài Tập đọc “ Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”, có thể dạy theo hướng sau :
Hoạt động 1: Vào bài “Bài thơ về tiểu đội xe khơng kính”, kết hợp giải nghĩa từ “tiểu đội”, HS đoán một số chi tiết trong bài.
GV đặt câu hỏi:
- Hằng ngày, các em đi học bằng phương tiện nào? (xe máy, xe hơi, xe đạp…)
- Các em đi học dưới thời tiết Sài Gịn như thế nào? (trời nắng, nóng, trời mưa,…)
- Các em hãy tưởng tượng nếu mình đi học trong một chiếc xe hơi khơng có kính che chắn, dưới thời tiết như thế, các em sẽ cảm thấy như thế?
- Trong chiến tranh, cơ biết có những người đã từng đi trong những chiếc xe khơng có kính và đi trên đoạn đường rừngngoằn ngoèo, gồ ghề, dưới hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết và bom đạn. Bây giờ, cô mời cả lớp cùng xem đoạn clip và hình ảnh về họ.
https://www.youtube.com/watch?v=-QzNGCdVKUQ https://www.youtube.com/watch?v=RwSz_7YZtvI
Các em hãy đoán xem:
Để làm gì?
Vì sao những chiếc xe này khơng có kính?
Những người đi trong những chiếc xe khơng kính, dưới hồn cảnh như thế họ có cảm nhận thế nào?
HS đoán, GV ghi nhận.
Để kiểm tra xem phán đốn có đúng khơng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài “Tiểu đội xe khơng kính”.
GV giải nghĩa cho HS từ “Tiểu đội” (gắn với hoàn cảnh lịch sử: đơn
vị nhỏ nhất trong quân đội, thành viên gồm 6 – 12 người).
Hoạt động 2: HS luyện đọc và giải nghĩa một số từ khó trả lời câu hỏi.
GV tổ chức cho HS luyện đọc
HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý luyện phát âm ở một số từ mà HS đọc chưa đúng, chú ý ngắt nghỉ phù hợp.
Sau khi HS đọc lớn bài xong một lượt, để HS đọc thầm lướt qua bài thơ, ghi chú từ khó.
HS giới thiệu từ khó trước lớp. GV tổ chức cho HS tự giải nghĩa từ
bằng kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân hoặc tự tìm hiểu qua ngữ liệu giáo viên giới thiệu.
VD: ung dung, buồng lái, …cách tiếp cận ngôn ngữ trọn vẹn
Hoạt động 3: HS tìm hiểu bài thơ kết hợp với luyện đọc (GV yêu cầu HS phân tích văn bản, đưa ra những chiến lược khám phá những thơng điệp dưới văn bản).
HS làm việc nhóm 4 thảo luận
Câu 1: Vì sao những chiếc xe này khơng có kính?
Câu 2: Những chiếc xe này đi lại trong hoàn cảnh như thế nào? Và để làm gì?
(GV giới thiệu sơ lược hồn cảnh lịch sử của đất nước)
HS làm việc cá nhân
Câu 3: Các em có cảm nghĩ gì về các anh chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trong hồn cảnh này? Vì sao em cảm nhận như vậy?(các anh dũng cảm, lạc
quan, không ngại gian khổ, hy sinh)
Câu 4: Nếu bây giờ các em được gặp các anh chiến sĩ này ngay tại lớp thì các em muốn nói gì với các anh?
Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm
- HS làm việc nhóm đơi, trao đổi cách đọc, giọng đọc phù hợp và trình bày trước lớp. (yêu đời, lạc quan, ung dung …)
- HS đọc lại bài thơ theo đúng giọng đọc, ngắt nghỉ phù hợp.
- HĐ Nhóm 4: Mỗi học sinh chọn một khổ thơ mình thích nhất và đọc cho bạn khác nghe, giải thích: vì sao em thích? (Một vài học sinh chia sẻ