Nội dung thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 82)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.2. Đối tượng và nội dung thực nghiệm sư phạm

3.2.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Căn cứ vào nội dung của đề tài, tác giả tập trung thiết kế những bài học trong phân môn Tập đọc lớp 5 được triển khai trong SGK Tiếng Việt lớp 5. Nội dung thực nghiệm thuộc bài “ Mùa thảo quả”. Nội dung cụ thể được thể hiện qua giáo án bài “ Mùa thảo quả” như sau:

MÙA THẢO QUẢ I. MỤC TIÊU :

Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng - Kiến thức:

+ Trình bày được nghĩa một số từ khó trong bài : ngọt lựng, thơm nồng, rực lên, đỏ chon chót.

+ Trình bày được nội dung: Miêu tả vẻ đẹp, hương thơm đặc biệt và sự sinh sôi, phát triển nhanh đế bất ngờ của rừng thảo quả. Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả.

- Kỹ năng:

+ Đọc đúng các từ khó dễ lẫn như : Đản khao, Chin san, ngọt lựng, thơm nồng,. ..

+ Đọc đúng các từ khó : Thảo quả như những đốm lửa hồng, ngày qua ngày lại thắp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

+ Đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả.

- Thái độ: Tích cực trong học tập.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Giáo án điện tử. - HS: Đọc trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG :

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Kiểm tra bài cũ :

- Gọi 2 HS đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung bài:

Câu 1: Bé thu thích ra ban cơng để làm gì? Câu 2: Nêu nội dung chính của bài ?

- GV nhận xét ghi điểm

2. Bài mới :

a. Giới thiệu bài :

- GV giới thiệu tranh ghi bài.

GV mời cả lớp cùng hướng lên màn hình : Đây hình ảnh cây thảo quả với những chùm quả đỏ chon chót và cảnh mọi người đi thu hoạch thảo quả, thảo quả là vào mùa rất đẹp. Hơm nay thầy trị mình cùng khám phá vẻ đẹp của thảo quả qua bài Mùa thảo quả của nhà văn Ma Văn Kháng.

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :

* Luyện đọc

- Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV chia đoạn: 3 đoạn

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn

- GV chú ý sửa lỗi phát âm cho từng HS

+ GV ghi bảng từ khó gọi HS đọc và nêu cách đọc.

- Gọi 3 HS đọc nối tiếp lần 2, đọc câu khó.

- 2 HS nối tiếp nhau đọc và trả lời câu hỏi

- HS trả lời.

- HS nghe

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc to cả bài

- 3 HS đọc

- Đản Khao, Chin San.

- GV cho hs đọc chú giải, cho hs quan sát tranh chụp các tầng rừng cao, thấp giữa để giải nghĩa. - GV đọc mẫu chú ý hướng dẫn cách đọc

* Tìm hiểu bài

- GV cho HS đọc thầm đoạn 1, hỏi:

- Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?

- Những từ ngữ nào miêu tả hương thơm thảo quả?

- Từ từ nào được lặp lại nhiều lần? Cách lặp lại từ ngữ của tác giả có tác dụng gì?

- Các em hãy đọc thầm theo nhóm bàn và thảo luận nhóm bàn : Cách đặt câu ở đoạn này có gì đặc biệt ?

- Cách đặt câu như vậy có tác dụng gì?

- GV: Bằng sự quan sát tinh tế, cách sử dụng từ

- HS đọc chú giải.

- HS theo dõi.

- 1 HS đọc.

+ Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng mùi thơm đặc biệt quyến rũ lan xa, làm cho gió thơm, cây cỏ thơm, đất trời thơm, từng nếp áo, nếp khăn của người đi rừng cũng thơm. - ngọt lựng, thơm đậm, thơm nồng...

- Từ “hương’’ được lặp lại 3 lần còn từ thơm được lặp lại 5 lần. Cách lặp lại từ ngữ có tác dụng nhấn mạnh hương thơm đặc biệt của thảo quả.

+ Cách đặt câu : sử dụng 1 câu dài tiếp đó là 3 câu ngắn. - Giúp tác giả miêu tả được hương thơm đặc biệt của thảo quả.

ngữ có ý nghĩa đặc biệt ngọt lựng có nghĩa là rất ngọt từ vốn thường để miêu tả vị ngọt của hoa, trái để tả hương thơm, rồi từ thơm nồng

(có mùi thơm bốc lên mạnh và lan toả rộng) cách lặp, và đặt câu độc đáo tác giả đã miêu tả hương thơm đặc biệt của thảo quả một mùi thơm quyến rũ đến mê hồn. Đó chính là cái hay, cái đặc biệt trong văn miêu tả mà các em cần học tập khi viết văn.

- Ý 1 của bài là gì ?

* Chuyển ý : Thảo quả khơng chỉ có hương thơm đặc biệt mà phát triển rất nhanh. Vậy thảo quả phát triển nhanh như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu qua đoạn 2 của bài.

+ GV cho hs đọc lướt đoạn 2 hỏi.

- Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển nhanh?

+ GV giới thiệu tranh sự phát triển của thảo quả.

* Đoạn 2 của bài cho ta thấy sự phát triển rất nhanh. Thế còn đoạn 3 của bài cho chúng ta biết điều gì, thầy trị mình cùng tìm hiểu qua

Ý 1: Hương thơm đặc biệt của thảo quả

Ý 2: Sự sinh sôi phát triển mạnh mẽ của thảo quả

+ Qua một năm đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm thêm hai nhánh mới. Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan toả, vươn ngọn xoè lá, lấn chiếm không gian.

- HS theo dõi

- HS đọc đoạn 3.

- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.

đoạn 3 của bài nhé.

- GV cho 1 hs đọc đoạn 3 - Hoa thảo quả nảy ở đâu ?

(GV cho hs quan sát tranh và giảng: các loài hoa thường mọc ra ở cành, trên ngọn nhưng hoa thảo quả mọc dưới gốc).

- Khi thảo quả chín rừng có gì đẹp ?

- Kết luận: chúng ta tuy chưa một được thăm rừng thảo quả chín. Nhưng qua ngòi bút của nhà văn Ma Văn Kháng rừng thảo quả như đang hiển hiện trướng mắt thầy trị mình vẻ đẹp rực rỡ (đỏ chon chót, ngập hương thơm, rừng sáng như có lửa hắt lên, rừng say ngây và ấm nóng,. ... Vậy để làm nổi bật vẻ đẹp của rừng thảo quả tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?

- Em hãy tìm những câu văn có hình ảnh so sánh 3 ?

- Đoạn 3 của bài nêu ý gì?

+ Khi thảo quả chín rừng rực lên những chùm quả đỏ chon chót, như chứa nắng, chứa lửa. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng. Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đốm lửa hồng thắp lên nhiều ngọn mới, nhấp nháy.

... sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh đã làm nổi bật lên vẻ đẹp của thảo quả.

- Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột. ... Thảo quả như những đốm lửa hồng....

- Ý 3: Vẻ đẹp của rừng thảo quả khi thảo quả chín.

- Em hãy nêu nội dung chính của bài.

- GV cho 2 học sinh nhắc lại nội dung bài. - Bài văn được tả theo trình tự nào? cách miêu tả ấy có gì hay?

- Em học tập được ở tác giả điều gì khi viết văn miêu tả ?

- Ngày nay những cánh rừng bị tàn phá, vẻ đẹp tự nhiên của rừng bị biến mất từng ngày, để có màu xanh tươi đẹp chúng ta phải làm gì?

c. Thi đọc diễn cảm :

- GV gọi 3 HS đọc nối tiếp toàn bài, nêu cách đọc từng đoạn, cả bài.

hương thơm đặc biệt, sự sinh sôi, phát triển nhanh đến bất ngờ của thảo quả qua nghệ thuật miêu tả đặc sắc của nhà văn.

- HS nêu.

- Theo trình tự thời gian, giúp ta thấy được sự phát triển nhanh, những nét đặc biệt của thảo quả.

- Quan sát tỉ mỉ, tinh tế, lựa chọn từ ngữ giàu hình ảnh, sử dụng cách lặp từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật so sánh,. ...

- Hs nêu.

- 3 HS đọc to, nêu giọng đọc. + Đoạn 1: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng từ ngữ gợi tả làm nổi bật hương thơm thảo quả.

* GV cho HS luyện đọc đoạn 1.

- GV cho HS đọc, nêu cách đọc: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng từ ngữ gợi tả làm nổi bật hương thơm thảo quả.

- GV cho 2 hs đọc lại. - HS đọc trong nhóm - HS thi đọc

- GV nhận xét ghi điểm

3. Củng cố dặn dò

- Nhắc lại nội dung bài - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài Hành trình bầy ong.

nhàng, nhấn giọng từ ngữ gợi tả làm nổi bật sự phát triển mạnh mẽ của thảo quả.

+ Đoạn 3: Đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng từ ngữ gợi tả làm nổi bật vẻ đẹp rừng thảo quả chín.

+ Tồn bài đọc giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca vẻ đẹp rừng thảo quả.

- HS theo dõi.

- HS đọc lại. - HS đọc nhóm.

- 3 HS đại diện 3 nhóm thi đọc - Hs theo dõi - Hs nêu - Hs theo dõi. - Hs theo dõi. 3.2.3. Quy trình thực nghiệm

3.2.3.1. Lên kế hoạch thực nghiệm

- Mục đích thực nghiệm: tổ chức giảng dạy theo lớp có đối chứng nhằm rút ra kết luận sư phạm khi áp dụng câu hỏi kết thúc mở.

+ Thiết kế bài dạy “ Mùa thảo quả” theo quan điểm tích hợp.

+ Tổ chức dạy có đối chứng ở 2 lớp: một lớp dạy theo quan điểm tích hợp ( lớp thực nghiệm), một lớp dạy theo cách dạy truyền thống (lớp đối chứng)

+ Yêu cầu học sinh làm bài kiểm tra, thu thập kết quả + Phân tích kết quả thực nghiệm.

3.2.3.2. Làm việc với GV thực nghiệm

- Nêu rõ mục đích, nội dung, phương pháp thực nghiệm.

- GV trường tiến hành giảng dạy và kiểm tra có đối chứng và chuyển kết quả của hai đối tượng được kiểm tra.

- Tiến hành thực nghiệm tại lớp của mình dạy.

3.2.3.3. Tổ chức thực nghiệm

- Tiến hành giảng dạy thực nghiệm đúng giờ dạy

- Thống kê kết quả kiểm tra của hai trường theo hai loại nhằm đối chứng.

- Phân tích kết quả thực nghiệm, rút ra những kết luận sư phạm, khẳng định tính khả thi của đề tài.

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm và phân tích đánh giá

3.3.1. Kết quả định tính

Trong tiến trình giảng dạy người nghiên cứu được sự hỗ trợ của nhà trường nên có nhiều thuận lợi. Phần lớn học sinh nhiệt tình, hứng thú với phương pháp dạy phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp, có tinh thần hợp tác cao với giáo viên. Tự giác hoàn thành các bài tập được giao, tích cực trong giờ học làm cho tiết học thêm sinh động và tạo hứng thú học tập cho cả lớp học. Tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn:

(1) Đây là hình thức dạy học khá mới mẻ với học sinh, điều này gây cho chúng tơi một số khó khăn trong q trình thực nghiệm đó là các em còn chưa quen nên thao tác chưa được nhanh nhẹn.

(2) Do thời gian và số lớp thực nghiệm bị hạn chế nên việc thực nghiệm chưa hẳn đã hồn chỉnh và phản ánh chính xác và đầy đủ những ưu thế của việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp. Tuy nhiên theo ý kiến học sinh thì bước đầu học sinh đều hứng thú với hình thức học tập này và nhận định rằng việc học theo hình thức này có nhiều ưu điểm vượt trội và có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh tự học tại nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

(3) Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy trong giờ học, HS lớp thực nghiệm tích cực tư duy hơn lớp đối chứng. Hơn nữa, qua lắng nghe ý kiến của bạn, thảo luận và tranh luận với bạn học HS càng hiểu rõ bài học.

3.3.2. Kết quả định lượng

Kết quả được đo lường qua bài kiểm tra sau 2 tiết dạy 2 bài. Sau khi lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện bài kiểm tra mà người nghiên cứu đã đề ra, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả Thống kê bài kiểm tra của học sinh lớp TN và lớp ĐC

Điểm 0 - 3 3, 3 - 4 4, 3 - 5 5, 3 - 6 6, 3 - 7 7, 3 - 8 8, 3 - 9 9, 3- 10 Tổng Lớp TN (5 /1) 0 1 3 5 7 12 4 2 34 Lớp ĐC (5 /2) 3 3 5 6 11 6 1 1 36

Qua kết quả thống kê bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có điểm số cao hơn lớp đối chứng, số học sinh đạt điểm trên trung bình cao, điểm khá, giỏi từ 7, 3 đến 10 cao hơn so với lớp đối chứng

Trong quá trình thực nghiệm và thực hiện điều tra học sinh và giáo viên về tính khả thi và thiết thực của đề tài chúng tơi có những nhận xét sau: Đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu đi theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra theo hướng đổi mới của giáo dục là tích cực hố hoạt động của học sinh, khuyến khích tinh thần tự học, tự chủ chiếm lĩnh kiến thức của người học. Đồng thời, đề tài này là cần thiết với thực tế giảng dạy ở các trường TH, GV nên chú trọng đến việc kết nối giữa phương pháp dạy học truyền thống và tích hợp, phát huy được năng lực nhận thức của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó cho thấy đề tài tác giả thực hiện là khả thi và thiết thực đối với dạy học môn tập đọc lớp 5 ở các trường TH.

Tác giả tiến hành xử lí số liệu trên phần mềm SPSS để kiếm chứng giả thuyết thống kê H0 và H1 như sau:

Gọi H0 là giả thuyết khơng: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là khơng có ý nghĩa thơng kê. Cụ thể là điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp ĐC là do ngẫu nhiên, khơng phải do phương pháp mới tác động đến.

Gọi H1 là giả thuyết đối: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là khác nhau có ý nghĩa thống kê. Cụ thể là điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC là do tác động của phương pháp mới chứ không phải là do ngẫu nhiên.

Bảng 3.2. Bảng phân bố tần suất kết quả điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và ĐC

Điểm

Phần trăm (%) học sinh đạt điểm xi

0, 3- 1 1, 3- 2 2, 3-3 3, 3-4 4, 3- 5 5, 3- 6 6, 3- 7 7, 3- 8 8, 3- 9 9, 3-10 Lớp TN

(5/1) 0 0 0 2, 9 8, 8 14, 7 20, 6 35, 3 11, 8 5, 9

Lớp ĐC

Biểu đồ 3.1. Đồ thị biểu diễn tần suất kết quả học tập của học sinh lớp TN và lớp ĐC

Mặc khác chúng tôi phân tích về phân bố tần suất tích lũy kết quả điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và ĐC như sau:

Bảng 3.3. Bảng phân bố tần suất tích lũy kết quả điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và ĐC

Điểm

Phần trăm (%) học sinh đạt điểm xi trở xuống 0, 3- 1 1, 3- 2 2, 3- 3 3, 3- 4 4, 3- 5 5, 3- 6 6, 3- 7 7, 3- 8 8, 3- 9 9, 3- 10 LớpTN (5/1) 0 0 0 2, 9 11, 7 26, 4 47 82, 3 94, 1 100 Lớp ĐC (5/2) 0 2, 8 8, 4 16, 7 30, 6 47, 3 77, 9 94, 6 97, 4 100

Biểu đồ 3.2. Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC

Quan sát đồ thị, tác giả nhận thấy đường tích luỹ ứng với lớp TN nằm ở phía bên phải và phía bên dưới so với đường tích luỹ của lớp ĐC. Mặc khác,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)