Nguyên tắc chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 53 - 55)

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất thực hiện mục tiêu giáo dục

Nguyên tắc này đòi hỏi việc xây dựng các biện pháp, phương pháp dạy học phải thiết thực nhằm phát triển các năng lực của học sinh. Hoạt động dạy học tích hợp bao gồm các yếu tố có liên quan với nhau như: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, điều kiện thực hiện và đánh giá kết quả. Các yếu tố này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, cái nọ làm tiền đề cho cái kia và ngược lại, kết quả của yếu tố này là điều kiện cho sự phát triển của yếu tố kia.

Vì vậy, khi xây dựng các biện pháp dạy học tích hợp văn và tiếng Việt cần dựa trên chuẩn trình độ kĩ năng cần có được quy định trong phân phối chương trình hiện hành và mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ trong hoạt động dạy học tích hợp dạy học tích hợp

Một trong những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay là phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh là chủ thể của nhận thức, chủ thể giáo dục trong mọi hoạt động. Tuy nhiên trong việc tổ chức dạy học tích hợp có sự quan tâm, phối hợp của nhiều lực lượng: Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, các cấp lãnh đạo trong và ngoài nhà trường. Dựa trên nguyên tắc này, hoạt động giáo dục sẽ cung cấp cho HS những tri thức hoàn thiện, chặt chẽ...và đem lại kết quả cho HS.

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Trong q trình thực hiện biện pháp dạy tích hợp cho học sinh, phải tơn trọng nguyên tắc này. Sự kế thừa những thành quả đã đạt được sẽ là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả hoạt động dạy tích hợp

trong nhà trường. Trên cơ sở của những kết quả đạt được, tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá tính hiệu quả của những biện pháp đã sử dụng để chắt lọc và kế thừa những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế, từ đó, hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức dạy tích hợp, xây dựng định hướng phát triển, hoàn thiện biện pháp giáo dục phù hợp với tình hình hồn cảnh hiện nay và vận dụng vào thực tiễn.

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi của hoạt động dạy tích hợp

Khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ, khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp có thể áp dụng một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn đỏi hỏi trong quá trình giáo dục, giáo viên phải làm cho học sinh hiểu, nắm vững kiến thức mà kiến thức phải có tính hệ thống, vận dụng được vào trong thực tiễn, giúp ích cho bản thân, góp phần cải tạo hiện thực. Tất cả lý thuyết phải đi đôi với thực hành, nếu khơng có thực hành thì tất cả lý thuyết trở thành lý luận suông, xa rời cuộc sống, không đạt được mục tiêu.

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tác động vào các nhân tố của hoạt động dạy học tích hợp dạy học tích hợp

Trong q trình xác định các biện pháp, cần xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của từng yếu tố tác động đến tiến trình giáo dục, cũng như biết đặt hoạt động trong những điều kiện xã hội cụ thể. Hoạt động GD và hoạt động dạy học phải gắn bó hữu cơ tác động qua lại với nhau và đều hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục cấp học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)