phân môn tập đọc lớp 5
1.2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về quan điểm dạy học tích hợp
Khảo sát 150 GV về tầm quan trọng của việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp thu được kết quả sau:
Biểu đồ 1.1. Đánh giá của CBQL, GV về tầm quan trọng của việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp
Hoạt động dạy học tích hợp là dạy cho HS biết cách sử dụng kiến thức và kĩ năng của mình để giải quyết những tình huống cụ thể, nhằm mục đích hình thành, phát triển năng lực. Đồng thời chú ý xác lập mối liên hệ giữa các kiến thức, kĩ năng khác nhau của các môn học hay các phân môn khác nhau để bảo đảm cho HS khả năng huy động có hiệu quả những kiến thức và năng lực của mình vào giải quyết các tình huống thực tiễn. Qua biểu đồ nhận thấy đa số CBQL, GV đều nhận thấy tầm quan trọng của phương pháp dạy tích
hợp, có 66% đánh giá quan trọng, 31% quan trọng, chỉ có 3% đánh giá khơng quan trọng. Tìm hiểu về lý do một số GV nhận xét phương pháp tích hợp khơng quan trọng vì cho rằng phương pháp này khó ứng dụng với học sinh tiểu học, mất thời gian nhiều, nhà trường còn chưa trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học nên khó áp dụng phương pháp tích hợp vào dạy học
Qua khảo sát tác giả nhận thấy đa số GV có nhận thức tốt về phương pháp dạy học tích hợp, một số GV còn chưa nhận thức được hiệu quả ứng dụng của phương pháp này, nhà trường cần co kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng nâng cao nhận thức của GV về phương pháp dạy học tích hợp nói riêng và các phương pháp dạy học tích cực nói chung.
1.2.2.2. Thực trạng dạy học tập đọc lớp 5
Khảo sát 150 GV về các phương pháp mà GV sử dụng trong dạy học tập đọc lớp 5 thu được kết quả sau:
Biểu đồ 1.2. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về các phương pháp mà GV sử dụng trong dạy học Tập đọc lớp 5
Nhận thấy các phương pháp GV thường sử dụng trong giảng dạy, kết quả nhận thấy cao nhất là phương pháp thuyết trình với đánh giá là 48.0%, nêu vấn đề 16.7%, kế đến là vấn đáp 14.0%, đến phương pháp tổ chức trị
chơi 10.0%, tích hợp 8.0%, các phương pháp khác ít sử dụng bao gồm trải nghiệm, thảo luận nhóm...với 3.3%.
Khi điều tra câu hỏi “Thầy (cô) dành thời gian lớn trong tiết học để tiến hành hoạt động nào ?”, chúng tôi nhận được kết quả như sau:
Biểu đồ 1.3. Kết quả đánh giá của CBQL và GV về các phương pháp mà GV sử dụng trong dạy học Tập đọc lớp 5
Qua biểu đồ, chúng tôi nhận thấy đa số GV dành thời gian trên lớp để giảng dạy kiến thức trọng tâm cho HS (chiếm 53%), kế đến là hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong SGK với 25%, các GV ít dành thời gian để hướng dẫn học sinh tự học với đánh giá 12%, bên cạnh đó việc giảng giải kiến thức trọng tâm và liên hệ với phân mơn khác ít được GV chú trọng
Mặt khác, tác giả khảo sát việc dạy trên lớp của giáo viên, thu được kết quả:
Bảng 1.2. Kết quả khảo sát về việc dạy trên lớp của giáo viên
TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý 1 GV có biết những quan điểm xây dựng SGK 52.0 35.3 12.7 0.0
TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện (%) Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý
Tiếng Việt mới
2
GV thường xuyên tìm hiểu các nội dung có liên quan giữa các phân môn trong cùng một chủ điểm học tập
47.3 26.7 22.7 3.3
3
Khi dạy phân môn Tập đọc GV có sử dụng triệt để các câu hỏi của SGK
50.0 23.3 22.7 4.0
4
Dạy học Tích hợp là một xu thế dạy học tích cực mới, hiện đại và cần phải được áp dụng rộng rãi trong nhà trường
50.7 25.3 21.3 2.7
5
Nhà trường thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về dạy học tích hợp cho giáo viên
48.7 22.7 23.3 5.3
Qua bảng khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong 5 yếu tố khảo sát về việc dạy trên lớp của giáo viên thì yếu tố “GV có biết những quan điểm xây dựng SGK mới” được GV lực chọn với tỉ lệ cao nhất, rất đồng ý là 52.0%, đồng ý là 35.3%, điều này chứng minh GV quan tâm đến các vấn đề đổi mới trong giáo dục. Bên cạnh đó, chúng tơi nhận thấy yếu tố “GV thường xun tìm hiểu các nội dung có liên quan giữa các phân mơn trong cùng một chủ điểm
học tập” nhận được rất đồng ý là 47.3%, đồng ý là 26.7%, đạt mức đánh giá thấp nhất so với các yếu tố khác. Như vậy, mặc dù giáo viên có đánh giá cao về hoạt động dạy học theo hướng tích hợp nhưng thực tế cho thấy đa số giáo viên chưa thường xuyên rèn luyện cho học sinh các kĩ năng học tập tích cực; mức độ phân vân, khơng đồng ý vẫn cịn cao.
Tác giả khảo sát về kết quả dạy Tập đọc thu được kết quả sau:
Bảng 1.3. Kết quả đánh giá của CBQL, GV về kết quả dạy Tập đọc
TT Nội dung Mức độ đánh giá thực hiện (%) Rất Tốt Tốt Trung bình Chưa tốt 1 Phát huy tính tích cực cho học sinh 22.7 20.7 43.3 13.3 2 Phát huy khả năng sáng
tạo, tư duy cho học sinh 20.0 18.7 46.0 15.3
3
Học sinh có khả năng vận dụng, ứng dụng các kiến thức đã được học vào giải quyết các nhiệm vụ học tập khác
14.7 16.7 48.7 20.0
Hoạt động giảng dạy của GV là khâu then chốt, quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong một giờ học, người thầy phải xử lý ba mối quan hệ: Quan hệ người thầy với tri thức của nhân loại thuộc phạm vi giờ học mà người thầy có nhiệm vụ chuyển tải tới HS. Người thầy phải lao động miệt mài để cô đọng được hệ thống kiến thức sao cho kiến thức đó đạt tới các yêu cầu: cơ bản nhất, hiện đại nhất, hữu ích nhất cho HS. Quan hệ của người thầy với quá trình lĩnh hội tri thức của HS. Người thầy phải lao động một cách tinh tế, tổ chức quá trình dạy học hợp lý để HS chiếm lĩnh được kiến thức một cách có hệ thống, có tính mục đích, có tính kế hoạch.
Tác giả khảo sát kết quả dạy học phân môn Tập đọc tại các trường tiểu học tại phường 10, quận Tân Bình, tác giả khảo sát 3 yếu tố, trong đó nội dung “ Phát huy tính tích cực cho học sinh” được đánh giá cáo nhất, có 27.7% đánh giá rất tốt, 20.7% tốt, nội dung “Học sinh có khả năng vận dụng, ứng dụng các kiến thức đã được học vào giải quyết các nhiệm vụ học tập khác” được CBQL, GV đánh giá chưa tốt 20.0%, cao hơn so với 2 yêu tố còn lại. Như vậy, chúng tơi nhận thấy GV có áp dụng các phương pháp dạy học nhắm phát huy tính tích cực cho HS, tuy nhiên GV chưa sử dụng mang hiệu quả triệt đề, HS chưa phát huy được tư duy và khả năng sáng tạo tốt, chưa vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn hiệu quả.
1.2.2.3. Thực trạng dạy học tích hợp trong phân mơn Tập đọc lớp 5
Chúng tôi khảo sát 150 CBQL và GV về mức độ dạy tích hợp Văn với Tiếng Việt trong phân môn Tập đọc lớp 5 thu được kết quả sau:
Bảng 1.4. Kết quả đánh giá về mức độ dạy tích hợp Văn với Tiếng Việt trong phân môn Tập đọc lớp 5
STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất đồng ý Đồng ý Phân vân Khơng đồng ý
1 Tích hợp phân môn Tập đọc với
Tập làm văn 16.0 21.3 44.0 18.7
2 Tích hợp nội dung bài Tập đọc
với tiết Luyện từ và câu 18.0 23.3 42.0 16.7 3 Tích hợp bài tập đọc với nội dung
viết chính tả 18.7 26.7 37.3 17.3
4 Tích hợp Văn với Tiếng Việt
trong phân môn Tập đọc 16.7 22.7 42.0 18.7
5
Tích hợp nội dung bài học với thực tế bằng việc cho học sinh liên hệ thực tế địa phương.
Qua bảng kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy phương án giáo viên chọn cao nhất là “ Tích hợp bài tập đọc với nội dung viết chính tả” với 18.7% rất đồng ý, 26.7% đồng ý, thấp nhất là nội dung “ Tích hợp nội dung bài học với thực tế bằng việc cho học sinh liên hệ thực tế địa phương” với 13.3% rất đồng ý, 15.3% đồng ý. Thực tế cũng cho thấy việc GV tích hợp bài tập đọc với nội dung chính tả nhiều hơn các hình thức khác (như luyện từ, như luyện câu chứ khơng phải hình thức), thơng thường GV cho HS đọc bài chính tả
trước ở nhà, đọc trên lớp. Ngồi ra tích hợp bài tập đọc với tập làm văn, luyện từ và câu cũng được GV chú trọng bằng cách cho HS đọc bài trước khi làm bài tập. Tuy nhiên, chúng tơi nhận thấy đáng chú ý là GV ít khi cho HS tích hợp mơn tập đọc với các tình huống thực tế bằng cách cho học sinh liên hệ thực tế ở địa phương, các kiến thức mà các em tiếp thu chủ yếu qua sách giáo khoa là chính.
Bên cạnh đó, tác giả khảo sát mức độ dạy tích hợp Văn với Tiếng Việt trong phân môn Tập đọc tại các trường tiểu học tại phường 10, quận Tân Bình thu được kết quả:
Bảng 1.5. Kết quả đánh giá mức độ dạy tích hợp Văn với Tiếng Việt trong phân môn Tập đọc
STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt
1 Thiết kế giáo án tích hợp theo
chủ đề 20.0 18.0 48.7 13.3
2 Thiết kế giáo án tích hợp trong
quá trình giảng dạy 23.3 20.7 43.3 12.7 3 Thiết kế giáo án tích hợp lựa
STT Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt 4 Xây dựng hệ thống bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá nội dung tích hợp Văn với Tiếng Việt mà học sinh đã lĩnh hội
18.0 16.7 45.3 20.0
5 Sử dụng phương pháp tích hợp
trong q trình giảng dạy 16.7 14.7 47.3 21.3 Kết quả khảo sát cho thấy GV có thiết kế giáo án tích hợp trong quá trình giảng dạy với đánh giá rất tốt là 23.3%, tốt là 20.7%, CBQL và GV đánh giá việc sử dụng phương pháp tích hợp trong q trình giảng dạy thấp nhất với 16.7% rất tốt, 14.7% tốt. Qua dự giờ, việc dạy tích hợp của GV, tác giả cũng nhận thấy rằng mặc dù GV đánh giá cao về hiệu quả của phương pháp dạy tích hợp, soạn giáo án theo phương pháp tích hợp nhưng chưa ứng dụng thường xuyên vào giảng dạy thực tế, chủ yếu GV ứng dụng vào dạy học khi được dự giờ kiểm tra chuyên môn, một số GV cho rằng việc giảng dạy theo hướng tích hợp mất nhiều thời gian trong khi thời gian trên lớp rất hạn chế, mất nhiều thời gian chuẩn bị và cần có chun mơn vững thì mới đem lại hiệu quả dạy học cao.
Tiểu kết chương 1
Qua chương 1, chúng tơi đã nghiên cứu và trình bày các khái niệm về tích hợp, dạy học tích hợp, dạy học tích hợp văn và tiếng Việt, bên cạnh đó chúng tơi trình bày các cơ sở dạy tích hợp văn và tiếng việt trong môn tập đọc như cơ sở Ngữ Văn, cơ sở tâm lí. Ngồi ra chúng tơi khảo sát và phân tích thực tế về chương trình Tiếng Việt lớp 5 và quan điểm tích hợp thể hiện trong chương trình, thực trạng của việc dạy học tích hợp văn và Tiếng Việt trong phân môn tập đọc lớp 5. Chúng tơi nhận thấy đa số CBQL, GV có nhận thức tốt về phương pháp tích hợp tuy nhiên ứng dụng vào thực tế chưa đạt hiệu quả, việc biên soạn giáo án và giảng dạy theo hướng tích hợp chỉ mang tính hình thức, đối phó với các đợt kiểm tra, đánh giá, cần có các phương pháp đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợpnhằm nâng cao hiệu quả dạy học.
Chương 2. XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP DẠY HỌC TÍCH HỢP VĂN VÀ TIẾNG VIỆT
TRONG PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 5