Kết quả thực nghiệm sư phạm và phân tích đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 89)

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm và phân tích đánh giá

3.3.1. Kết quả định tính

Trong tiến trình giảng dạy người nghiên cứu được sự hỗ trợ của nhà trường nên có nhiều thuận lợi. Phần lớn học sinh nhiệt tình, hứng thú với phương pháp dạy phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp, có tinh thần hợp tác cao với giáo viên. Tự giác hoàn thành các bài tập được giao, tích cực trong giờ học làm cho tiết học thêm sinh động và tạo hứng thú học tập cho cả lớp học. Tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn:

(1) Đây là hình thức dạy học khá mới mẻ với học sinh, điều này gây cho chúng tôi một số khó khăn trong q trình thực nghiệm đó là các em còn chưa quen nên thao tác chưa được nhanh nhẹn.

(2) Do thời gian và số lớp thực nghiệm bị hạn chế nên việc thực nghiệm chưa hẳn đã hồn chỉnh và phản ánh chính xác và đầy đủ những ưu thế của việc giảng dạy theo quan điểm tích hợp. Tuy nhiên theo ý kiến học sinh thì bước đầu học sinh đều hứng thú với hình thức học tập này và nhận định rằng việc học theo hình thức này có nhiều ưu điểm vượt trội và có tác dụng tích cực trong việc giúp học sinh tự học tại nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

(3) Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy trong giờ học, HS lớp thực nghiệm tích cực tư duy hơn lớp đối chứng. Hơn nữa, qua lắng nghe ý kiến của bạn, thảo luận và tranh luận với bạn học HS càng hiểu rõ bài học.

3.3.2. Kết quả định lượng

Kết quả được đo lường qua bài kiểm tra sau 2 tiết dạy 2 bài. Sau khi lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thực hiện bài kiểm tra mà người nghiên cứu đã đề ra, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả Thống kê bài kiểm tra của học sinh lớp TN và lớp ĐC

Điểm 0 - 3 3, 3 - 4 4, 3 - 5 5, 3 - 6 6, 3 - 7 7, 3 - 8 8, 3 - 9 9, 3- 10 Tổng Lớp TN (5 /1) 0 1 3 5 7 12 4 2 34 Lớp ĐC (5 /2) 3 3 5 6 11 6 1 1 36

Qua kết quả thống kê bài kiểm tra, chúng tơi nhận thấy lớp thực nghiệm có điểm số cao hơn lớp đối chứng, số học sinh đạt điểm trên trung bình cao, điểm khá, giỏi từ 7, 3 đến 10 cao hơn so với lớp đối chứng

Trong quá trình thực nghiệm và thực hiện điều tra học sinh và giáo viên về tính khả thi và thiết thực của đề tài chúng tơi có những nhận xét sau: Đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứu đi theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra theo hướng đổi mới của giáo dục là tích cực hố hoạt động của học sinh, khuyến khích tinh thần tự học, tự chủ chiếm lĩnh kiến thức của người học. Đồng thời, đề tài này là cần thiết với thực tế giảng dạy ở các trường TH, GV nên chú trọng đến việc kết nối giữa phương pháp dạy học truyền thống và tích hợp, phát huy được năng lực nhận thức của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Từ đó cho thấy đề tài tác giả thực hiện là khả thi và thiết thực đối với dạy học môn tập đọc lớp 5 ở các trường TH.

Tác giả tiến hành xử lí số liệu trên phần mềm SPSS để kiếm chứng giả thuyết thống kê H0 và H1 như sau:

Gọi H0 là giả thuyết khơng: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là khơng có ý nghĩa thơng kê. Cụ thể là điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp ĐC là do ngẫu nhiên, khơng phải do phương pháp mới tác động đến.

Gọi H1 là giả thuyết đối: Sự khác nhau giữa điểm trung bình của lớp TN và lớp ĐC là khác nhau có ý nghĩa thống kê. Cụ thể là điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC là do tác động của phương pháp mới chứ không phải là do ngẫu nhiên.

Bảng 3.2. Bảng phân bố tần suất kết quả điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và ĐC

Điểm

Phần trăm (%) học sinh đạt điểm xi

0, 3- 1 1, 3- 2 2, 3-3 3, 3-4 4, 3- 5 5, 3- 6 6, 3- 7 7, 3- 8 8, 3- 9 9, 3-10 Lớp TN

(5/1) 0 0 0 2, 9 8, 8 14, 7 20, 6 35, 3 11, 8 5, 9

Lớp ĐC

Biểu đồ 3.1. Đồ thị biểu diễn tần suất kết quả học tập của học sinh lớp TN và lớp ĐC

Mặc khác chúng tơi phân tích về phân bố tần suất tích lũy kết quả điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và ĐC như sau:

Bảng 3.3. Bảng phân bố tần suất tích lũy kết quả điểm kiểm tra 45 phút của lớp TN và ĐC

Điểm

Phần trăm (%) học sinh đạt điểm xi trở xuống 0, 3- 1 1, 3- 2 2, 3- 3 3, 3- 4 4, 3- 5 5, 3- 6 6, 3- 7 7, 3- 8 8, 3- 9 9, 3- 10 LớpTN (5/1) 0 0 0 2, 9 11, 7 26, 4 47 82, 3 94, 1 100 Lớp ĐC (5/2) 0 2, 8 8, 4 16, 7 30, 6 47, 3 77, 9 94, 6 97, 4 100

Biểu đồ 3.2. Đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ kết quả học tập của lớp TN và lớp ĐC

Quan sát đồ thị, tác giả nhận thấy đường tích luỹ ứng với lớp TN nằm ở phía bên phải và phía bên dưới so với đường tích luỹ của lớp ĐC. Mặc khác, kết hợp với đồ thị tần suất kết quả học tập của hai lớp TN và ĐC cho ta nhận xét rằng lớp TN có kết quả học tập tốt hơn lớp ĐC, lớp TN có nhiều điểm số cao hơn so với lớp ĐC.

Bảng 3.4. Bảng số liệu điểm trung bình và độ lệch chuẩn của lớp TN và ĐC

Lớp N Mean (trung bình) Std.Deviation (độ lệch chuẩn) Lớp TN

(5/1) 34 6, 8734 1, 29301

Lớp ĐC

Qua bảng số liệu, tác giả nhận thấy điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp ĐC. Độ lệch chuẩn của lớp TN thấp hơn độ lệch chuẩn của lớp ĐC cho thấy độ phân tán điểm số lớp TN thấp hơn độ phân tán điểm số của lớp ĐC. Có thể nói lớp TN có kết quả học tập ổn định và đều hơn lớp ĐC.

Bên cạnh đó, trong tiến trình giảng dạy người chúng tơi được sự hỗ trợ của nhà trường nên có nhiều thuận lợi. Phần lớn học sinh nhiệt tình, hứng thú với phương pháp dạy học mới, có tinh thần hợp tác cao với giáo viên. Tự giác hoàn thành các yêu cầu được giao, tích cực trong giờ học làm cho tiết học thêm sinh động và tạo hứng thú học tập cho cả lớp học.

Tiểu kết chương 3

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm tác giả nhận thấy học sinh có nhiều hứng thú và tích cực học tập, rèn luyện được các kỹ năng cần thiết hỗ trợ cho quá trình học tập môn tập đọc lớp 5, phát triển khả năng tư duy, nâng cao kiến thức, khả năng tiếp nhận và vận dụng kiến thức. Thông qua các hoạt động học tập theo quan điểm tích hợp, học sinh có thể củng cố và mở rộng kiến thức, đồng thời dần hình thành thói quen tự ơn tập, biết cách tự ôn tập và đánh giá kết quả của bản thân.

Trong quá trình thực nghiệm và thực hiện điều tra học sinh và giáo viên về tính khả thi và thiết thực của đề tài chúng tơi có những nhận xét sau: Đề tài mà người chúng tôi đang nghiên cứu đi theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra theo hướng đổi mới của giáo dục là tích cực hoá hoạt động của học sinh, khuyến khích tinh thần tự học, tự chủ chiếm lĩnh kiến thức của người học; Đồng thời đề tài này là cần thiết với thực tế giảng dạy ở các trường TH có điều kiện tương đương, nên chú trọng đến việc kết nối giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp, từ đó phát huy được năng lực nhận thức của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Trong hoạt động dạy học, chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố như: mục tiêu dạy học, nội dung chương trình và PPDH, GV và hoạt động dạy, học HS và hoạt động học, môi trường giáo dục, sách giáo khoa, thiết bị dạy học… Trong cấu trúc đó, PPDH là một thành tố hết sức quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng dạy học nói chung và đến tâm hồn, tình cảm, lí trí, nghị lực, kiến thức, kĩ năng của HS nói riêng.

PPDH là lĩnh vực rất phức tạp và đa dạng, thường được hiểu một cách khá thống nhất là cách thức, con đường hoạt động chung giữa GV và HS trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục tiêu dạy học. Giảng dạy và học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả học của người học quyết định việc lực chọn phương pháp dạy của người dạy. Sử dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào đối tượng học, mục đích đào tạo, nội dung mơn học, nội dung từng bài… Và trong xu hướng dạy học phát triển của giáo dục học hiện đại, đổi mới PPDH luôn là khâu đột phá của đổi mới chương trình giáo dục.

Thật ra, yêu cầu đổi mới PPDH không phải là vấn đề hoàn toàn mới. Những tiền đề, thử nghiệm của nó lâu nay vẫn được lí luận dạy học thế giới đặt ra. Trong khuyến cáo năm 1971 về PPDH, UNESCO đã nhấn mạnh ở Điều 20 là: “Trái với thông lệ cổ truyền, việc giảng dạy phải thích nghi với người học, chứ khơng phải buộc người học tuân theo những quy định đã đặt sẵn từ trước trong việc dạy học”. Hội nghị APEID (1990) tiếp tục nhấn mạnh phải đổi mới PPDH và xác nhận “các phương pháp dạy học phải đặt trọng tâm ở người học”, phải tạo ra chuyển biến thực sự từ nền giáo dục vốn đặt trọng tâm ở môn học sang nền giáo dục đặt trọng tâm ở con người…

Như vậy, tinh thần và bản chất của đổi mới PPDH chính là xác lập con đường, cách thức sử dụng phương pháp dạy tích cực, phát huy tính tích cực của HS để hoạt động dạy học thực sự hướng vào người học, là cách thức sử dụng các PPDH một cách tích cực và hiệu quả trong những điều kiện mới, phát huy được tính tích cực,

chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm HS và đặc điểm của từng lớp học, môn học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.

Tất nhiên, đổi mới PPDH khơng có nghĩa là phủ định hoàn toàn các PPDH truyền thống và tuyệt đối hóa các PPDH hiện đại; cũng khơng có nghĩa là khơng thể chuyển biến các PPDH truyền thống thành PPDH tích cực; và cũng khơng có nghĩa là chỉ cần áp dụng PPDH hiện đại là hoàn toàn thoả mãn yêu cầu đổi mới PPDH. Mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của đổi mới PPDH không phải ở chỗ GV sử dụng hình thức dạy học nào mà là hình thức dạy học ấy có đáp ứng u cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học một cách thực chất hay không. Với những suy nghĩ đó, chúng tơi cho rằng trong khn khổ của một luận văn, đề tài có thể tóm tắt như sau:

1.1. Q trình thực hiện

Khi thực hiện đề tài “Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp”, người nghiên cứu xin tóm tắt q trình đã thực hiện như sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp, trên cơ sở đó người nghiên cứu đã tiến hành hệ thống các cơ sở lý luận là những luận điểm khoa học làm cơ sở cho việc tổ chức dạy học.

- Đề xuất các biện pháp dạy học tích hợp Văn và Tiếng Việt trong phân môn Tập đọc lớp 5.

- Thực hiện thực nghiệm trong điều kiện thực tiễn, người nghiên cứu đã tiến hành thống kê, xử lý số liệu các kết quả thu được.

- Phân tích kết quả thu được.

1.2. Kết quả đạt được

Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, đề tài “ Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp” đã đạt được kết quả chủ yếu sau:

- Góp phần làm sáng tỏ khái niệm, cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp.

- Đề xuất các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phân mơn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp.

- Vận dụng tổ chức dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp.

- Kết quả thực nghiệm sư phạm phần nào minh họa được tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp.

1.3. Tự đánh giá những đóng góp của đề tài 1.3.1. Về mặt lý luận

- Việc tổ chức dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp mang lại hiệu quả dạy học.

1.3.2. Về mặt thực tiễn

- Việc tổ chức dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp là việc cần thiết. Tuy nhiên để tổ chức dạy học tính khả dụng, chất lượng là việc làm khó khăn, địi hỏi tốn nhiều công sức của giáo viên, học sinh và nhà quản lý.

- Đổi mới phương pháp dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS một cách toàn diện: về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

- Giáo viên và học sinh có thể tổ chức dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp để tự điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập theo hướng tích cực.

- Thông qua quá dạy học phân mơn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp cho HS góp phần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ của cán bộ, giáo viên.

1.4. Hướng phát triển của đề tài

- Tiếp tục tổ chức dạy học phân môn Tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp.

- Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp đề xuất vào các trường tiểu học trên địa bàn quận Tân Bình và các trường tiểu học khác có cùng điều kiện.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Bình

- Cần tham mưu với cấp có thẩm quyền để xây dựng quy hoạch tổng thể về đội ngũ giáo viên trường tiểu học, có phương án đào tạo, điều động cân đối giáo viên giữa các trường để đảm bảo đủ số lượng giáo viên đúng qui định.

- Thực hiện phân cấp quản lý về tổ chức nhân lực cho hiệu trưởng trường Tiểu học nhất là quyền được tuyển chọn giáo viên để đảm bảo chất lượng của đơn vị.

- Tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền xây dựng chế độ ưu đãi đối với nhà giáo, chính sách về nghĩa vụ và trách nhiệm của các ngành đối với giáo dục. Hỗ trợ ngân sách đủ, kịp thời để hiệu trưởng trường tiểu học thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.

2.2. Đối với các trường tiểu học phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

2.2.1. Đối với cán bộ quản lý

- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho các trường mầm non, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho học sinh.

- Quan tâm giúp dỡ tạo điều kiện để việc thực hiện chuyên đề giáo dục tích hợp, cũng như các chuyên đề khác ở trường tiểu học đạt chất lượng cao.

2.2.2. Đối với giáo viên

- Khơng ngừng nâng cao, hồn thiện về trình độ, chun mơn để thực hiện tốt chương trình đổi mới trong giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)