Xây dựng hệ thống bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 75 - 81)

2.3. Đề xuất các biện pháp dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt trong

2.3.3. Xây dựng hệ thống bài tập nhằm kiểm tra, đánh giá nội dung

hợp Văn với Tiếng Việt mà học sinh đã lĩnh hội

Phân môn Tập đọc củng cố, nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh, mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách cho học sinh. Qua các bài đọc, một mặt HS được rèn luyện về kỹ năng đọc văn bản, mặt khác, qua hiểu văn bản, HS được phát triển vốn từ, củng cố và tích cực hóa vốn từ, HS học được cách viết câu đúng câu hay như trong các bài đọc, biết cảm xúc trước cái đẹp qua các hình ảnh được dùng trong bài đọc…. Những kiến thức về tiếng Việt mà HS được rèn luyện trong các giờ tập đọc sẽ được vận dụng vào việc tạo lập văn bản (bài làm văn thuộc các thể loại từ miêu tả, trần thuật, viết thư, viết đơn từ…) điều này sẽ được các em thể hiện qua bài viết trong phân mơn chính tả, tập làm văn, luyện từ và câu (viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu). Đây cũng là cơ sở bồi dưỡng sự cảm thụ văn bản cho học sinh khá, giỏi. Có thể xây dựng một số bài tập sau nhằm kiểm tra, đánh giá nội dung tích hợp Văn với Tiếng Việt

2.3.3.1. Bài tập xác định tình cảm, cảm xúc, thái độ của người viết trong bài đọc

Mỗi tác phẩm văn học là một thông điệp của nhà văn gửi tới bạn đọc. Người đọc văn phải cảm nhận được thơng điệp đó mới thực sự thấu hiểu tác phẩm. Phân môn Tập đọc lớp 5 đã chú ý tới việc rèn luyện cho HS biết chia sẻ cảm xúc, tâm tình với tác giả kí thác trong tác phẩm. Nhiều câu hỏi cuối bài tập đọc yêu cầu HS bộc lộ cảm nhận của mình về tâm trạng, cảm xúc, thái độ, nỗi lịng của nhà văn, nhà thơ.

Chẳng hạn:

Với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, bài tập cho HS có thể là một loạt các câu hỏi, như:

- Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? (Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa, TV5, tập 1, trang 10) Tình cảm của tác

giả đối với quê hương ra sao/như thế nào?; Hay tác giả bộc lộ tình cảm đối với quê hương như thế nào?; Tìm những hình ảnh nói lên sự gắn bó của tác giả với quê hương; …

Với bài Tiếng vọng

- Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ? (Bài Tiếng vọng, TV5, tập 1, trang 108).

- Hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả thơ muốn nói lên điều gì? (Bài Chú đi tuần, TV5, tập 2, trang 51).

Với bài Những con sếu bằng giấy, khi HS luyện đọc đoạn trong bài GV cần cho HS xác định giọng của từng đoạn để thể hiện cho đúng bằng bài tập như sau:

Điền tiếp vào chỗ chấm giọng đọc của từng đoạn trong truyện:

a) Đoạn 1 và đoạn 2 (Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và hậu quả do hai quả bom đó gây ra) đọc với giọng……………………………

b) Đoạn 3 và đoạn 4 (Khát vọng sống của cô bé Xa- xa- cơ và ước vọng hồ bình của học sinh thành phố Hi- rô- si- ma) đọc với giọng………………

Đáp án: a) Đọc với giọng dứt khoát, rõ ràng, nhấn mạnh những cụm

từ thể hiện sự tàn phá nặng nề.

b) Đọc với giọng chậm rãi, trầm xuống thể hiện sự xúc động,niềm tiếc thương cho số phận của cô bé Xa- xa- cô.

Qua những câu hỏi trên, phân môn Tập đọc đã bước đầu hình thành ở HS năng lực đồng cảm, sẻ chia với những nỗi niềm, những tâm sự của tác giả nói riêng và của mọi người xung quanh em nói chung.

2.3.3.2. Bài tập rèn luyện năng lực cảm thụ cái hay cái đẹp của văn bản (đặc biệt là các văn bản văn chương: thơ, văn).

Bài tập rèn luyện cho HS biết bày tỏ thái độ, tình cảm, cảm xúc trước các sự việc, các nhân vật, biết phát hiện cái hay, cái đẹp, cái mới lạ trong các bài đọc rất phong phú, đa dạng.

Yêu cầu HS tiểu học tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của tác phẩm được học là muốn từng bước rèn cho các em khả năng khái quát hóa các tài liệu học tập – một thao tác tư duy rất cần thiết với mỗi người trong cuộc sống. Tuy nhiên, phân môn Tập đọc lớp 5 chỉ đặt ra những yêu cầu ở mức độ đơn giản, phù hợp với HS tiểu học. Chẳng hạn:

- Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân? (Kịch Lòng dân, TV5, tập 1, trang 31).

- Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm cơng dân của mỗi người trong cuộc sống? (Truyện Tiếng rao đêm, TV5, tập 3, trang 31).

- Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em? (Truyện Lớp học trên đường, TV5, tập 2, trang 152).

Nhằm rèn kĩ năng cảm thụ văn học, đối với các văn bản miêu tả có tích hợp với nội dung làm văn tả cảnh, chúng tôi tiến hành xây dựng các câu hỏi, bài tập nhằm giúp học sinh phát hiện ra các vấn đề như sau:

- Bài tập yêu cầu học sinh phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng, những hình ảnh đẹp trong bài. Dạng bài tập này nhằm giúp học sinh bổ sung vốn từ ngữ, học tập cách dùng từ ngữ miêu tả của tác giả.

Ví dụ :

Khi dạy bài Kì diệu rừng xanh ở tuần 8, GV tổ chức cho học sinh tìm và phát hiện ra những từ ngữ, chi tiết quan trọng, những hình ảnh đẹp trong bài như : màu sặc sỡ rực lên, lâu đài kiến trúc tân kì, kinh đơ của vương quốc những người tí hon, trong xanh, xanh biếc, giang sơn vàng rợi….Từ đó, GV

giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của khu rừng, hình thành ý thức biết yêu thiên nhien, bảo vệ thiên nhiên trong mỗi HS.

Khi dạy bài Đất Cà Mau ở tuần 9, GV yêu cầu HS tìm những hình ảnh, từ ngữ miêu tả đặc điểm khí hậu khác biệt ở vùng đất này như : mưa hối hả, đất nẻ chân chim, đất phập phều, nền nhà rạn nứt….Qua đó, GV giúp HS cảm nhận được sự khắc nghiệt của thời tiết ở mảnh đất Cà Mau này.

- Bài tập làm rõ cái hay của việc dùng từ, giá trị của từ ngữ, hình ảnh trong bài. Bài tập này giúp các em thấy được cái hay, cái đẹp, giá trị nghệ thuật của từ ngữ, tạo điều kiện để bộc lé cảm xúc, tình cảm một cách tự nhiên, qua đó vận dụng để viết được các câu văn giàu hình ảnh, có cảm xúc.

Ví dụ : Khi dạy bài Tập đọc Tranh làng Hồ ở tuần 27, trong quá trình rèn đọc diễn cảm, GV cần chú ý nhấn mạnh những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh : thấm thía, thuần phác, đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh, tươi vui, tinh tế, thâm thúy,… GV yêu cầu HS tìm những từ ngữ thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ. Qua đó, ta thấy được tình cảm yêu mến và biết ơn của tác giả đối với các nghệ sĩ dân gian làng Hồ.

- Bài tập hồi đáp văn bản. Dạng bài tập này giúp học sinh bộc lộ năng lực cảm nhận của bản thân, hướng tới rèn luyện cho các em làm quen với việc đánh giá, nhận xét khi đứng trước một đối tượng miêu tả nào đó.

Ví dụ :

Trong bài Đất Cà Mau, sau khi cho HS rèn đọc tòan bài, GV đặt ra yêu cầu như : Bài văn trên gồm mấy đoạn? Em hãy đặt tên cho từng đoạn văn. Yêu cầu này nhằm giúp các em rèn kĩ năng xác định đoạn văn và phân tích, tổng hợp tìm nội dung chính từng đoạn để đặt tên phù hợp.

Khi dạy bài Tập đọc Cửa sơng ở tuần 25, GV có thể nêu thêm câu hỏi tùy tình hình thực tế: Cách sắp xếp các ý trong bài thơ có gì đặc sắc? giúp HS thấy nghệ thuật sử dụng từ ngữ đặc biệt của tác giả : Sự đan xen giữa những câu thơ,khổ thơ tả cảnh, cửa sôn là nơi ra đi, nơi tiễn đưa và đồng thời cũng

là nơi trở về. Trong khổ thơ 2 miêu tả cửa sông là nơi “ nước ngọt ùa ra biển/Sau cuộc hành trình xa xơi” . Khổ 3 lại miêu tả hình ảnh : Cửa sơng là nơi “Biển tìm về với đất/Bằng con sóng nhớ bạc đầu” ; Khổ 4 tiếp tục phát triển ý này : Cửa sông là nơi “ Cá đối vào đẻ trứng,/ Nơi tôm rảo đến búng càng”… Khổ 5 lại quay về với nội dung tương tự khổ 2 nhưng được nâng lên ở bậc cao hơn – cửa sông là nơi đưa tiễn những người ra khơi.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày những nguyên tắc đề xuất giải pháp và đề xuất 3 giải pháp dạy tích hợp văn với Tiếng Việt trong phân môn Tập đọc. SGK Tiếng Việt 5 thực hiện hướng tích hợp thơng qua các chủ điểm học tập. Các phân môn được tập hợp lại xung quanh chủ điểm và các bài đọc, các nhiệm vụ cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng gắn bó chặt chẽ với nhau. Các văn bản Tập đọc trong SGK lớp 5 thực sự là nguồn ngữ liệu phong phú và gần gũi nhất để có thể khai thác nhiều nội dung của các phân mơn cịn lại. Để khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết của các giải pháp đã đề xuất, tác giả sẽ tiến hành thực nghiệm và trình bảy ở chương 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương pháp dạy học phân môn tập đọc lớp 5 theo quan điểm tích hợp (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)