2.3. Đề xuất các biện pháp dạy học tích hợp Văn với Tiếng Việt trong
2.3.1. Đổi mới PPDH môn Tập đọc 5 theo quan điểm tích hợp
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngồi những u cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới PPDH cịn có những u cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp giữa học tập cá thể (hình thức
học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS.
Mặt khác tích hợp các phương pháp dạy học: Phương pháp giảng giải kết hợp với phương pháp trực quan, phương pháp làm việc theo nhóm với làm việc cá nhân... nhằm phát huy hết tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh.
Bên cạnh đó, mơn Tập đọc là mơn học có vai trị quan trọng trong việc phát triển vốn sống và kinh nghiệm sống cho HS. Mỗi bài tập đọc đều có khả năng đem đến cho các em nhiều tình huống có thể lựa chọn cách giải quyết theo hướng mang tính đạo đức – nhân văn, ở đó con người đã ứng xử một cách giàu trí tuệ và giàu lịng nhân ái. Rất nhiều kinh nghiệm của đời sống, những thành tựu về văn học, khoa học, tư tưởng tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương thời đã được ghi lại trong các bài tập đọc. Đó là những tri thức và kinh nghiệm có tác dụng làm giàu thêm vốn sống cũng như phát tiển tốt tình cảm, tâm hồn cho các em.
Do đó, GV cần tích hợp nội dung bài học và thực tế. Nội dung các bài tập đọc trong SGK TV5, ngoài việc phản ánh một số vấn đề cơ bản về đạo đức, phẩm chất của con người còn đề cập các vấn đề về trẻ em và quyền của trẻ em, bảo vệ mơi trường, giáo dục dân số, bình đẳng giới, ca ngợi tình đồn kết hữu nghị giữa các dân tộc,. .. Thông qua ngơn ngữ văn học và những hình tượng giàu chất thẩm mĩ, nhân văn, các bài tập đọc lớp 5 có tác dụng GD tư tưởng, tình cảm và trau dồi nhân cách cho HS. Hệ thống chủ điểm của các bài đọc trong SGK TV5 vừa mang tính khái qt cao vừa có tính hình tượng góp phần cung cấp cho HS những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người trong nước và thế giới. Học bài “Trồng rừng ngập mặn” (Tiếng Việt 5 Tập 1), học
sinh được biết về tác dụng của rừng ngập mặn. Ở những vùng ven biển thường có gió to, bão lớn. Để bảo vệ đê biển, chống xói lở, chống vỡ đê khi có gió to, bão lớn, đồng bào sống ở ven biển đã biết cách tạo nên một lớp lá chắn – đó là trồng rừng ngập mặn. Nhưng rừng ngập mặn đã bị tàn phá như thế nào, nó ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân ra sao, công tác khôi phục rừng ngập mặn. Thơng qua đây cịn GD HS ý thức bảo vệ mơi trường, điều đó cho thấy rằng việc giữ gìn mơi trường sinh thái quan trọng không chỉ đối với những người dân ven biển mà với người dân cả nước. Ngồi ra, GV có thể tham khảo tích hợp nội dung Lịch sử - Địa lí địa phương qua một số mơn học như sau :
THỐNG KÊ
MỘT SỐ BÀI DẠY CĨ THỂ TÍCH HỢP
LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC MƠN HỌC KHỐI 5
STT Mơn Bài Tựa bài
1 Đạo đức
3 Có chí thì nên 4 Nhớ ơn tổ tiên 6 Kính già, yêu trẻ 9 Em yêu quê hương
11 Em yêu Tổ quốc Việt Nam 2 Kĩ thuật 7 Bày dọn bữa ăn trong gia đình
3 Lịch sử
6 Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước 12 Vượt qua tình thế hiểm nghèo
18 Ơn tập: Chín năm kháng chiến chống Pháp 23 Sấm sét đêm giao thừa
26 Tiến vào Dinh Độc Lập
2 Đại hình và khống sản 3 Khí hậu 4 Sơng ngịi 5 Vùng biển nước ta 6 Đất và rừng 8 Dân số nước ta
9 Các dân tộc, sự phân bố dân cư 10 Nông nghiệp
11 Lâm nghiệp và thủy sản 12 Công nghiệp
13 Công nghiệp (t.t) 14 Giao thông vận tải 15 Thương mại và du lịch 17 Châu Á
18 Châu Á (t.t)
19 Các nước láng giềng của Việt Nam 28 Các đại dương trên thế giới
4 Tiếng Việt
Tuần chủ điểm 1
Tập đọc: Thư gửi các học sinh TLV: Luyện tập tả cảnh
Kể chuyện: Lý Tự Trọng Tuần chủ
điểm 2
Tập đọc: Nghìn năm văn hiến
Tuần chủ điểm 4,5,6
Tập đọc: Ê-mi-ly con
Chính tả: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ Kể chuyện: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai Tuần chủ
điểm 7
Tuần chủ điểm 19
Tập đọc: Người công dân số Một
Tuần chủ điểm 20 Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ Tuần chủ điểm 21 Tập đọc: Trí dung song tồn Tuần chủ điểm 24 Tập đọc: Hộp thư mật Tuần chủ điểm 25 Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng Kể chuyện: Vì mn dân Tuần chủ điểm 26 Tập đọc: Nghĩa thầy trị
Chính tả: Lịch sử ngày Quốc tế lao động
Ví dụ:
- Bài tập đọc: “Thư gửi các học sinh” (tuần 1), GV nêu vắn tắt sự kiện nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945). Đến khi dạy bài lịch sử số 12 “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”, GV sử dụng chi tiết Bác Hồ gửi thư cho HS trong ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để cho HS thấy rằng, dù nước nhà mới giành được độc lập, gặp rất nhiều khó khăn nhưng Hồ chủ tịch và Chính phủ rất quan tâm đến giáo dục để chống giặc dốt.
- Bài kể chuyện “Lý Tự Trọng” (tuần 1), ngoài những chi tiết trong câu chuyện, GV có thể nói thêm cho HS biết Lý Tự Trọng là một trong những người được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đào tạo – là người Đoàn viên đầu tiên của nước ta.
- Bài tập đọc “Nghìn năm văn hiến” (tuần 2), ngồi các nội dung trong bài, GV có thể nhấn mạnh chi tiết các triều đại Việt Nam dù chiến tranh hay hịa bình đều rất quan tâm giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước.
- Bài chính tả “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”, GV có thể thơng qua chi tiết Phrăng Đơ Bô-en chạy sang hàng ngũ ta để giới thiệu sơ lược về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Khi dạy bài lịch sử số 18 “Ơn tập: Chín năm kháng chiến chống Pháp (1945-1954)”, GV lại sử dụng chi tiết này để cho HS biết cuộc kháng chiến chính nghĩa của chúng ta được bạn bè quốc tế ủng hộ. Các bài: “Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai”, “Ê-mi-ly, con” đều có thể khai thác để giúp HS biết được sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta luôn được cả thế giới ủng hộ.
- Bài tập đọc “Người công dân số một” (tuần 19), sau khi cho HS luyện tập bằng cách đóng vai, GV khai thác chi tiết trong truyện để cho HS thấy được quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác Hồ thời trẻ.
- Bài tập đọc “Nhà tài trợ đặc biệt của Cách mạng” (tuần 20), GV có thể nhắc lại tình thế khó khăn của đất nước ta năm đầu sau Cách mạng tháng Tám (bài LS “Vượt qua tình thế hiểm nghèo”) và nhấn mạnh nhờ sự nhiệt tình ủng hộ của nhân dân – trong đó có ơng Đỗ Đình Thiện nên đất nước ta đã vượt qua khó khăn.
Mỗi văn bản tập đọc đều có tên văn bản. Tên văn bản có giá trị gì, cho ta biết trước điều gì? Đây là kiến thức về văn bản, HS tiểu học phải biết để đọc hiểu.
- Trong các tiết dạy làm văn kể chuyện, GV hướng dẫn HS biết gọi tên cho câu chuyện theo chủ điểm như truyện về người có tài, về người trí thức, về người có khiếu hài hước hoặc có thể đặt tên cho câu chuyện theo tên nhân vật, theo sự việc được kể hoặc theo ý nghĩa của câu chuyện kể.
- Trong các giờ Tập đọc, bằng thao tác đặt lại tên cho truyện, GV lựa chọn một tên gọi đúng nhất, nói lý do chọn tên đó, HS càng có ý thức về vai trị của tên văn bản
Bên cạnh đó, GV cho HS biết cảm nhận được giá trị của hình ảnh trong tác phẩm văn học mà không yêu cầu các em phải phát biểu thế nào là hình
ảnh, các câu hỏi mà GV đưa ra cho HS thường đã hàm chứa gợi ý để các em có thể tự cảm nhận được các hình ảnh trong bài đọc. Ví dụ: Bài “Sắc màu em
yêu” (TV5 - tập 1 - trang 20), Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? Mỗi
sắc màu có ý nghĩa về cuộc sống như thế nào? Em yêu màu nào nhất? Tại sao? Hay bài “Về ngôi nhà đang xây” (TV5 - tập 1 - trang 148) Những chi tiết nào, từ ngữ nào cho biết ngôi nhà đang được xây cất? Tác giả vẽ lên hình ảnh một ngơi nhà đang xây như thế nào? Với những câu hỏi nêu trên, qua nhiều bài Tập đọc, HS dần dần tự nhận biết được thế nào là hình ảnh và xác định được nội dung của hình ảnh gợi ra trong đoạn văn, đoạn thơ. Từ đó, trí tưởng tượng của các em sẽ được phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần hình thành và phát triển.
Các văn bản để dạy đọc hiểu đồng thời là những ngữ liệu tốt cho việc dạy học tiếng Việt như phát triển vốn từ, rèn luyện viết câu, viết đoạn, biết dùng hình ảnh…Chẳng hạn, các văn bản thuộc thể loại miêu tả HS học được cách chọn lựa từ ngữ để miêu tả đúng đặc điểm, thuộc tính của đối tượng, học được biện pháp so sánh, nhân hóa…; hay qua văn bản thuộc thể loại trần thuật, HS học được cách viết các câu kể, cách nối kết các câu theo trình tự thời gian; Qua các đoạn hội thoại trong văn bản, HS học được trình tự của các lượt lời, cách dùng từ, nói câu…). Qua văn để rèn luyện tiếng và ngược lại thành thạo về tiếng để viết văn.