Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận 10, thành phố hồ chí minh​ (Trang 92 - 95)

Bảng 2.19. Kết quả khảo sát về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển chương trình GDKNS

Nội

dung Các yếu tố ảnh hưởng Người thực hiện ĐTB yếu tố thúc đẩy ĐTB yếu tố cản trở

1 Đổi mới trong chương trình GDKNS GV 2.6 1.6 CBQL 2.7 1.3 2 Rà sốt chỉnh sửa chương trình GDKNS hàng năm GV 2.4 1.6 CBQL 2.7 1.0

3 Nắm được nguyên tắc chỉnh sửa chương trình GDKNS

GV 2.7 1.4

CBQL 2.8 1.2

4 Tâm huyết về vấn đề chỉnh sửa chương trình GDKNS

GV 2.9 1.2

CBQL 3.0 1.1

5 Học tập, nghiên cứu chương trình GDKNS

GV 2.9 1.2

CBQL 3.0 1.3

6 Thời gian chỉnh sửa chương trình vào thời điểm phù hợp

GV 3.0 1.4

CBQL 3.0 1.1

7 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu,…

GV 3.0 2.0

CBQL 3.0 1.5

8 Sự phối hợp giữa các trường trong quận

GV 2.9 1.9

CBQL 3.0 1.4

9 Kinh phí cho tổ chức và khen thưởng các hoạt động

GV 3.0 1.8

CBQL 3.0 1.2

10 Sự chỉ đạo của cấp trên GV 2.8 1.4

CBQL 3.0 1.0

Dựa vào bảng số liệu trên trình bày các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý phát triển chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, trong đó có 10 yếu tố ta thấy các nhóm GV và CBQL đều đánh giá điểm trung bình yếu tố thúc đẩy là trên 2,33 như vậy CBQL và GV rất tâm huyết với việc phát triển chương

trình GDKNS cho học sinh, bên cạnh đó các yếu tố 9, 10 “Kinh phí cho tổ chức và khen thưởng các hoạt động”, “Sự chỉ đạo của cấp trên” điểm trung bình cản trở cũng khá cao như thúc đẩy vì CBQL và GV cho rằng 2 yếu tố này vừa tác động và cũng có thể cản trở cho quản lý phát triển chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Phát triển chương trình giáo dục KNS thơng qua lồng ghép vào các môn học và quản lí hoạt động này tại các trường tiểu học Quận 10 TpHCM đã được triển khai theo kế hoạch chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh, phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10, được tổ chức khá bài bản, thường xuyên , đáp ứng khá đầy đủ yêu cầu đặt ra.

Công tác quản lý vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Việc xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục KNS lồng ghép của cán bộ quản lí cũng như GV chưa thật chi tiết và cụ thể

Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phát triển chương trình lồng ghép chưa được thực hiện đầy đủ trong những năm gần đây.

Việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động chỉnh sửa, bổ sung chương trình chung cho phù hợp với điều kiện riêng của Quận chưa thực hiện một cách chính thức và có tổ chức.

Việc khuyến khích GV phát triển chương trình chưa cụ thể mà còn chung chung và chỉ dừng ở lời nói và nêu khẩu hiệu, chưa có quy định khen thưởng, tính cơng cụ thể hoặc lấy đó làm tiêu chí thi đua, xếp loại hàng năm.

Đây là những hạn chế chính trong quản lý hoạt động phát triển chương trình giáo dục KNS lồng ghép tại địa bàn Quận 10 và cần có những biện pháp khắc phục.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA LỒNG GHÉP VÀO CÁC MÔN HỌC TẠI CÁC TRƯỜNG

TIỂU HỌC QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận 10, thành phố hồ chí minh​ (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)