Mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận 10, thành phố hồ chí minh​ (Trang 114)

những ưu điểm và những hạn chế riêng, khơng có biện pháp nào là tối ưu. Các biện pháp đều có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, biện pháp này sẽ là tiền đề cho biện pháp khác.

Các biện pháp đề xuất trong luận văn cần phải được thực hiện một cách phối hợp thì sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua lồng ghép vào các môn học. Biện pháp 1 là quan trọng và ý nghĩa tiên quyết vì phải cụ thể hóa được kế hoạch phát triển chương trình GDKNS lồng ghép vào các mơn học thì mới thấy rõ những nội dung kế hoạch cần thực hiện trong suốt năm học. Sau khi có kế hoạch cụ thể nhà trường sẽ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và GV trong trường các kiến thức và kĩ năng về GDKNS cho HS thông qua lồng ghép vào các môn học. Nắm được kiến thức, kĩ năng đó GV sẽ biết cách hồn thiện chương trình GDKNS lồng ghép vào các mơn học. Muốn thực sự chương trình GDKNS có chất lượng và cơng tác giáo dục đạt hiệu quả thì cần xây dựng quy chế khen thưởng hợp lí cho CBQL và GV để tạo động lực cho họ thực hiện.

Như vậy, các biện pháp đều có mục đích riêng để góp phần phát triển chương trình GDKNS cho HSTH. Do đó, muốn phát triển chương trình GDKNS đạt kết quả tốt cần có sự liên kết hỗ trợ để xây dựng và thực hiện các biện pháp. Tùy theo điều kiện của từng quận, từng trường để vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, có như vậy hiệu quả của phát triển chương trình GDKNS cho HSTH mới được rõ ràng, thống nhất và nâng cao.

Thiết nghĩ ngồi 4 biện pháp trên cũng có thể có những biện pháp khác để phát triển quản lí chương trình GDKNS cho HSTH. Do giới hạn thời gian nghiên cứu nên tôi chỉ đề xuất 4 biện pháp mong rằng sẽ có thời gian nghiên cứu thêm và trong quá trình thực hiện quý thầy cơ sẽ có những biện pháp khác phù hợp đạt hiệu quả hơn.

Kết luận: Mặc dù chưa phải là những biện pháp tốt nhất nhưng phần nào đã đáp ứng được thực tế với tình hình GDKNS ở quận 10, nếu CBQL các trường Tiểu học quận 10 và CBQL cấp phòng sử dụng phối hợp linh hoạt các biện pháp trên, tôi thiết nghĩ sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy GDKNS lồng ghép vào các môn học.

BP1: Cụ thể hóa kế hoạch phát triển chương trình GD KNS lồng ghép vào các môn học BP3: Tổ chức chỉnh sửa và hồn thiện chương trình GDKNS lồng ghép vào các môn học BP4: Xây dựng quy chế khen thưởng cho GV có thành tích tốt trong lồng ghép GD KNS vào các

môn học BP2: Tổ chức tập huấn cho

CBQL và GV trong trường về nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS trong GDKNS thông qua

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những cơ sở lí luận về quản lí phát triển chương trình GDKNS lồng ghép vào môn học cho HS Tiểu học và dựa trên các kết quả nghiên cứu thực trạng quản lí phát triển chương trình GDKNS lồng ghép vào mơn học cho HS Tiểu học Quận 10, người nghiên cứu đã đưa ra 4 biện pháp quản lí phát triển chương trình GDKNS cho HS Tiểu học, đề xuất cho cấp BGH trường tiểu học, đó là:

Biện pháp 1: Cụ thể hóa kế hoạch phát triển chương trình GD KNS lồng ghép vào các môn học;

Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn cho CBQL và GV trong trường về nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS trong GDKNS thông qua lồng ghép vào các môn học;

Biện pháp 3: Tổ chức chỉnh sửa và hồn thiện chương trình GDKNS lồng ghép vào các môn học;

Biện pháp 4: Xây dựng quy chế khen thưởng cho GV có thành tích tốt trong lồng ghép GD KNS vào các môn học.

Những biện pháp được đề xuất dựa trên những nguyên tắc, cơ sở cụ thể. Mỗi biện pháp đều được định hướng rõ ràng về mục tiêu, nội dung, cách thức và điều kiện thực hiện một cách cụ thể.

Từ những kết quả khảo sát ý kiến đánh giá và nhận thức của CBQL, GV của trường, những biện pháp này được cho là cần thiết và có tính khả thi khi được áp dụng trong nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Quản lý phát triển chương trình GDKNS cho HS qua lồng ghép vào các môn học ở trường tiểu học là một trong những nội dung của quản lý trường tiểu học của hiệu trưởng với mục đích xây dựng những chương trình phù hợp trên cơ sở chương trình chung do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm hình thành KNS cho HS của trường.

Chương trình GDKNS được xây dựng dựa trên 21 kĩ năng riêng biệt phân chia thành 3 nhóm. Nhóm kỹ năng cá nhân gồm 5 kỹ năng, nhóm kỹ năng xã hội gồm 8 kỹ năng và nhóm kỹ năng học tập và làm việc gồm 8 kỹ năng.

Dựa trên mục đích, nội dung cụ thể của từng bài học trong chương trình GDKNS lồng ghép vào mơn học, và dựa trên mục đích, nội dung, u cầu của giáo dục KNS cho HS Tiểu học, giáo viên trong Quận đã xác định các KNS cụ thể và các biểu hiện cụ thể của từng KNS để lồng ghép, đã xác định cách thức lồng ghép và các điều kiện để thực hiện việc lồng ghép.

Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phát triển chương trình GDKNS cho HS qua lồng ghép vào các môn học ở trường tiểu học tại quận 10 cho thấy hiệu trưởng các trường đã thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển chương trình của GV và các tổ bộ môn theo yêu cầu chung nhưng chưa cụ thể, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phát triển chương trình và chưa có các sản phẩm cụ thể để chứng minh đã thực hiện công việc; việc động viên GV thực hiện chưa được thực hiện thống nhất và chưa cụ thể.

Các trường Tiểu học tại Quận 10 cần phải trang bị thêm những hiểu biết cho GV về phát triển chương trình GDKNS qua lồng ghép vào mơn học và tổ chức các hoạt động liên quan như rà sốt, chỉnh sửa, bổ sung chương trình hiện hành sao cho phù hợp với điều kiện của nhà trường và phải có sản phẩm cụ thể; và các trường cần khen thưởng GV có thành tích tốt trong hoạt động này.

Dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận về quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường Tiểu học và khảo sát thực trạng quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường Tiểu học

- Biện pháp 1: Cụ thể hóa kế hoạch phát triển chương trình GD KNS lồng ghép vào các môn học;

- Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn cho CBQL và GV trong trường về nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS trong GDKNS thông qua lồng ghép vào các môn học;

- Biện pháp 3: Tổ chức chỉnh sửa và hồn thiện chương trình GDKNS lồng ghép vào các môn học;

- Biện pháp 4: Xây dựng quy chế khen thưởng cho GV có thành tích tốt trong lồng ghép GD KNS vào các môn học.

Các biện pháp này đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường Tiểu học.

2. KHUYẾN NGHỊ

Vì bậc Tiểu học cấp quản lý trực tiếp là phòng Giáo dục, nên tơi có những khuyến nghị sau:

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 10

- Cần có kế hoạch chỉ đạo sát sao hơn trong việc tổ chức dạy học KNS

- Xem việc phát triển chương trình là một nội dung bắt buộc trong kế hoạch năm học của các trường.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho CBQL và GV trong quận hàng năm về phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

- Tổ chức giao lưu giữa các trường về tiết dạy mẫu, trao đổi chương trình giảng dạy KNS

- Tổ chức chia sẻ kinh nghiệm giữa các GV trực tiếp giảng dạy.

- Khen thưởng các trường có thành tích tốt trong phát triển chương trình

2.2. Đối với Ban giám hiệu

- Đưa việc phát triển chương trình trở thành một hoạt động thường xuyên của nhà trường, mỗi năm rà soát một lần như trong biện pháp 1 đã viết ở Chương 3.

- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV hàng năm về phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Cần có sự trao đổi giữa GV các khối lớp về phương pháp giảng dạy, cách thức và chương trình giảng dạy.

- Khen thưởng hợp lý hơn về phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.

- Cần có chính sách hỗ trợ tốt hơn cho GV trực tiếp đứng lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Quy định về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa, ngày 28/2/2014, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2000). Điều lệ trường Tiểu học.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Chương trình bời dưỡng hiệu trưởng trường phổ

thơng theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu

học lớp 1. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu

học lớp 2. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2011). Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu

học lớp 3. Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu

học lớp 4, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2011), Giáo dục kĩ năng sống trong các môn học ở Tiểu

học lớp 5, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng II, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên Tiểu học hạng III, Nxb Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006). Quản lý chuyên mơn ở trường Tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới. Nxb

Giáo dục.

Bùi Minh Hiền (chủ biên), Vũ Ngọc Hải, & Đặng Quốc Bảo. Quản lí Giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm.

Bùi Văn Trực, Phạm Thế Hưng (2012), Phương pháp giảng dạy kĩ năng sống. Nxb văn hóa- thơng tin.

Đỗ Thị Mỹ Thơ (2014), Thực trạng quản lý chất lượng giáo dục kỹ năng sống tại

một số trường Tiểu học quận 10, TP.HCM.

Huỳnh Lâm Anh Chương (2015), Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học tại thành phố Hờ Chí Minh.

Luật Giáo dục (2005), Giáo trình lý luận về Quản lý.Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

Luật Giáo dục (2007). Hà Nội Nxb Lao động Xã hội.

Nguyễn Hữu Dũng (1995), Đào tạo giáo viên Tiểu học trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Viện KHGD Trung tâm Thông tin Khoa học Giáo dục.

Nguyễn Thanh Bình, Lê Thị Thu Hà, Đỗ Khánh Năm, Nguyễn Thị Quỳnh Phương (2017), Giáo trình chuyên đề Giáo dục KNS. Nxb ĐHSP.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, & Nguyễn Sĩ Thư. Quản lý Giáo dục Một số vấn đề lý luận và thực

tiễn. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Bùi Thị Thúy Hằng (2010), GD Kĩ năng

sống và Kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

Nguyễn Văn Khơi (2011), Phát triển chương trình GD. Nxb ĐHSP.

Nguyễn Vũ Bích Hiền (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Hằng, & Phạm Ngọc Long.

Phát triển và quản lý chương trình GD. Nxb Đại học Sư phạm, Tp HCM.

Phạm Viết Vương, Giáo dục học. Nxb ĐHSP.

Phan Thanh Long (chủ biên), Quang Cấn, & Nguyễn Văn Diện. Lý luận Giáo dục. Nxb ĐHSP.

Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT, Thơng tư ban hành quy định quản lí hoạt động giáo dục KNS và và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa.

Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của khoa học Quản Lý Giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kĩ XXI.

Nxb Giáo dục Việt Nam.

Trần Ngọc Giao (2013), Quản lý trường phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.

Trần Thanh Bình (2014), Quản lý phát triển chương trình nhà trường trung học phổ

thơng, Đại học Sư phạm Hà Nội.

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN

( Phiếu dành cho Phó Hiệu trưởng và Giáo viên khối 1,2,3,5 )

Kính gửi q Thầy/ Cơ

Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho HS thông qua lồng ghép vào các môn học ở tiểu học tại quận 10, TP.HCM. Kính mong q Thầy/ Cơ vui lòng cho biết ý kiến của mình về vấn đề trên bằng cách trả lời các câu hỏi trong phiếu này.

Trân trọng cảm ơn quý Thầy/ Cô.

A. Thông tin cá nhân

Thầy/ Cô là: Ban Giám Hiệu Khối trưởng, Tổ trưởng Giáo viên

B. Nội dung câu hỏi

Câu 1: Thầy/ Cô hãy đánh giá mức độ cần thiết và trình độ kỹ năng sống của HS lớp mình?

( Mỗi dòng Thầy/ Cơ đánh 1 dấu x về sự cần thiết và 1 dấu x về trình độ HS)

STT Các kỹ năng Không cần thiết Cần thiết Mức độ cần thiết Trình độ kỹ năng sống của học sinh Yếu

Trung bình Tốt 1 Các kỹ năng cá nhân

1.1 Kỹ năng tự nhận thức 1.2 Kỹ năng xác định giá trị 1.3 Kỹ năng kiểm soát cảm xúc 1.4 Kỹ năng thể hiện sự tự tin 1.5 Kỹ năng ứng phó với căng

thẳng

2 Các kỹ năng xã hội

2.1 Kỹ năng cảm thông 2.2 Kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ 2.3 Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn 2.4 Kỹ năng lắng nghe

2.5 Kỹ năng giao tiếp 2.6 Kỹ năng hợp tác 2.7 Kỹ năng thương lượng 2.8 Kỹ năng kiên định

3 Kỹ năng học tập, làm việc

3.1 Kỹ năng đạt mục tiêu

3.2 Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm 3.3 Kỹ năng tìm kiếm, xử lý thơng

tin

3.4 Kỹ năng quản lý thời gian 3.5 Kỹ năng tư duy sáng tạo 3.6 Kỹ năng tư duy phê phán 3.7 Kỹ năng ra quyết định 3.8 Kỹ năng giải quyết vấn đề

Câu 2: Thầy/ Cơ có nghiên cứu tài liệu dành cho GV Sách Giáo dục KNS trong các môn học ở tiểu học về việc lồng ghép trong các môn học sau hay không?

STT Môn học Mức độ thực hiện

Không nghiên cứu Nghiên cứu sơ bộ, sơ lược Nghiên cứu kĩ từng bài 1 Tiếng Việt

2 TNXH/Khoa học 3 Đạo đức

Câu 3: Thầy/ Cơ có soạn kế hoạch bài dạy về giáo dục KNS lồng ghép trong các môn học sau hay không?

STT Môn học Mức độ thực hiện

Không soạn Soạn một số bài Soạn đủ các bài theo quy định 1 Tiếng Việt

2 TNXH/Khoa học 3 Đạo đức

Câu 4a: Thầy/ Cơ có thực hiện trên lớp các bài đã soạn về việc giáo dục KNS lồng ghép trong các môn học hay không?

STT Môn học

Mức độ thực hiện

Không thực hiện Thực hiện một số bài

Thực hiện đầy đủ các bài đã soạn

1 Tiếng Việt 2 TNXH/Khoa học 3 Đạo đức

Câu 4b: Thầy/Cô hãy cho biết ngun nhân khi thầy cơ KHƠNG THỰC HIỆN việc lồng ghép giáo dục KNS vào các mơn học? (Nếu Thầy/Cơ thực hiện đầy đủ thì khơng trả lời câu

4b này)

STT Nguyên nhân

Mức độ thực hiện

Không

đúng Đúng một phần Đúng Hoàn toàn đúng

1 KNS được chương trình đề xuất khơng phù hợp với nội dung bài

2 Không đủ thời gian thực hiện việc lồng ghép 3 Không biết cách thực hiện lồng ghép

4 Nhà trường không yêu cầu thực hiện 5 Nhà trường không kiểm tra đánh giá việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận 10, thành phố hồ chí minh​ (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)