Biện pháp 4: Xây dựng quy chế khen thưởng cho GV có thành tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận 10, thành phố hồ chí minh​ (Trang 112 - 114)

3.2. Các biện pháp phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh

3.2.4. Biện pháp 4: Xây dựng quy chế khen thưởng cho GV có thành tích

1/ Mục đích:

Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổ chức thực tiễn, một phương pháp tuyên truyền, giáo dục tích cực để động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của GV trong việc giảng dạy và giáo dục HS.

Thi đua khen thưởng giúp cho GV thêm đoàn kết. phát huy được vai trò của bản thân trong việc GDKNS cho HS.

Quy chế khen thưởng sẽ tạo động lực cho GV tham gia tích cực trong việc lồng ghép GD KNS vào các môn học

Xây dựng kế hoạch khen thưởng cho GV tham gia tốt trong việc lồng ghép GD KNS vào các môn học

1. Khen:

- Cơ sở để khen: dựa vào tiết dự giờ để xem việc GV lồng ghép GDKNS vào các mơn học.

- Tiêu chí khen:

+ Thực hiện lồng ghép theo quy định chương trình đạt mức độ Đạt thì khen

+ Thực hiện lồng ghép có sáng tạo và phù hợp đạt mức độ Tốt thì được khen và thưởng.

2. Thưởng:

Chọn mỗi khối 3 tiết cho 3 môn học trong 1 năm học. Như vậy sẽ thưởng khoảng 15 tiết Tốt trong 1 năm học.

Ví dụ căn cứ vào số lượng và chất lượng các tiết dạy.

GV thực hiện từ 50% chương trình lồng ghép của tất cả các môn học. Các tiết dự giờ đều ở mức độ ĐẠT: Tuyên dương, khen ngợi.

GV thực hiện từ 50% chương trình lồng ghép của tất cả các môn học. Các tiết dự giờ đều ở mức độ Khá, Tốt: Khen thưởng.

Dự trù kinh phí như sau: Mỗi tiết đạt Tốt thưởng 100.000 đ

Tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp

Biện pháp xây dựng quy chế khen thưởng trong việc lồng ghép GD KNS vào các môn học là một biện pháp cũng cần thiết và khả thi. Điều này được chứng minh qua kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV được thống kê trình bày trong bảng dưới đây:

STT Nội dung biện pháp Cần

thiết TB

Khả

thi TB

4.1 Đưa việc đầu tư vào soạn giảng là một tiêu chí đánh giá GV

GV 62.5 2.5 78.1 2.7

CBQL 86.7 2.9 86.7 2.9

4.2

Tổ chức kiểm tra đánh giá bài giảng của GV qua các môn đạo đức, TNXH, TV GV 84.4 2.8 84.4 2.8 CBQL 86.7 2.9 93.3 2.9 4.3 Khen thưởng GV có 100% HS đạt mức Tốt GV 100.0 3.0 84.4 2.8 CBQL 100.0 3.0 73.3 2.6 4.4

Khen thưởng GV có nghiên cứu kỹ nội dung các bài dạy có lồng ghép vào các môn đạo đức, TNXH, TV qua việc soạn KHGD

GV 84.4 2.8 87.5 2.9

CBQL 93.3 2.9 80.0 2.8

Quan sát số liệu bảng trên ta thấy:

Về tính cần thiết: Biện pháp này cho thấy kế hoạch có xây dựng tiêu chí cụ

thể, có đánh giá mức độ trong việc lồng ghép nội dung, việc khen thưởng sẽ giúp khuyến khích giáo viên tích cực và là một phần động lực giúp GV có nhiều cải tiến, sáng tạo trong việc vận dụng tổ chức GD KNS thông qua lồng ghép vào môn học. Việc khen thưởng khá phù hợp với khả năng tài chính của đa số các trường cơng lập.

Về tính khả thi: Biện pháp này có thể thực hiện được do phù hợp và khen

thưởng là động lực tốt để GV thực hiên chương trình GD KNS qua lồng ghép các môn học, giúp GV nghiên cứu tài liệu và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Tuy nhiên mức độ kết quả tiết dạy đạt thì khơng khen vì đây là nghĩa vụ mà GV phải thực hiện còn kết quả tiết dạy tốt thì sẽ được khen và thưởng.

 Như vây việc khen thưởng cho GV có thành tích tốt trong lồng ghép GDKNS vào các môn học là cần thiết và các trường có thể thực hiện tùy theo điều kiện mỗi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tại các trường tiểu học quận 10, thành phố hồ chí minh​ (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)