3.2. Các biện pháp phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và GV trong
trường các kiến thức và kỹ năng về GDKNS cho HS thông qua lồng ghép vào các môn học
1/ Mục đích:
Tập huấn cho CBQL và GV trong trường về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của GDKNS và nội dung, phương pháp cũng như cách đánh giá HS trong GDKNS thông qua lồng ghép vào các mơn học. Từ đó tạo cơ hội cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục; phát hiện những năng khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
2/ Nội dung và cách thực hiện:
Lên kế hoạch tập huấn cho CBQL và GV trong trường về mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS trong GDKNS thông qua lồng ghép vào các mơn học
1. Tên khóa tập huấn:
- Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua lồng ghép vào các môn học.
2. Mục đích tập huấn:
- Giúp giáo viên biết nội dung, phương pháp và cách đánh giá học sinh trong giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép vào môn học.
3. Nội dung tập huấn:
- Nội dung lồng ghép GDKNS vào các môn học - Phương pháp lồng ghép GDKNS vào các môn học
- Phương pháp đánh giá giáo viên và học sinh trong việc lồng ghép - Minh họa các tiết dạy mẫu
4. Thời gian- địa điểm: - Tháng 8 hàng năm - Tại các trường
- Thời lượng: 4 buổi( 1 buổi lý thuyết, 3 buổi thực hành) (Thời gian thực hiện cách ngày cho các buổi thực hành.) 5. Thành phần tham gia:
- Người tập huấn : các chuyên gia về kỹ năng sống hoặc học hỏi đồng nghiệp
- Đối tượng tham gia : CBQL và tất cả giáo viên 6. Hình thức tập huấn:
- Học tập trung và bắt buộc 7. Đánh giá:
- Nhận xét các tiết dạy do giáo viên thực hành 8. Kinh phí:
- Chi từ quỹ khen thưởng của nhà trường.
Tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp
Biện pháp tập huấn cho CBQL và GV trong trường về nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS trong GD KNS thông qua lồng ghép vào các môn học là một biện pháp cần thiết và khả thi. Điều này được chứng minh qua kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV được thống kê trình bày trong bảng dưới đây:
STT Nội dung biện pháp Đối tượng Cần thiết TB Khả thi TB 2.1
Lập kế hoạch tập huấn cho CBQL và GV kiến thức và kĩ năng về GDKNS thông qua lồng ghép vào các môn học
GV 93.8 2.9 87.5 2.9
CBQL 80.0 2.8 86.7 2.9
2.2
Tập huấn cho GV cách soạn bài theo hình thức lồng ghép từng môn học đạo đức, TNXH,TV. GV 90.6 2.9 87.5 2.7 CBQL 93.3 2.9 73.3 2.7 2.3 Tập huấn cho GV các phương pháp và cách đánh giá HS khi dạy bài có lồng ghép GDKNS
GV 87.5 2.8 84.4 2.8
CBQL 93.3 2.9 73.3 2.6
2.4
Mời chuyên gia là những nhà biên soạn sách GDKNS để tập huấn phương pháp và nội dung dạy lồng ghép
GV 75.0 2.7 75.0 2.7
CBQL 80.0 2.8 60.0 2.6
2.5 Tập huấn trước khi vào năm học.
GV 93.8 2.9 93.8 2.9
CBQL 86.7 2.9 80.0 2.8
2.6
Tổ chức giao lưu giữa các trường những tiết dạy có lồng ghép GDKNS thơng qua các mơn đạo đức, TNXH, TV để GV rút kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. GV 93.8 2.9 81.3 2.8 CBQL 73.3 2.7 66.7 2.7 2.7 Hàng tuần tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tập thể... để HS biết cách xử lý tình huống thực tế theo nội dung bài đã được lồng ghép vào các môn. GV 84.4 2.8 81.3 2.8 CBQL 86.7 2.9 86.7 2.9 2.8 Nhận xét rút kinh nghiệm các tiết dạy thực hành. GV 100.0 3.0 100.0 3.0 CBQL 100.0 3.0 100.0 3.0
Quan sát số liệu trong bảng trên ta thấy:
Về tính cần thiết: Kế hoạch đưa ra là phù hợp, có mục đích và nội dung cụ
thể. Việc tập huấn giúp cho GV định hướng được nội dung cần tích hợp vào trong từng phân mơn. Bên cạnh đó GV có thêm kiến thức, kĩ năng, phương pháp tổ chức tiến hành lồng ghép vào các tiết dạy. Đồng thời việc tổ chức minh họa từng môn nhằm giúp GV nhận định và học hỏi lẫn nhau trong việc GD KNS qua lồng ghép. Hiện nay GD KNS được quan tâm hơn so với những năm trước đây nên việc mời các chuyên gia tổ chức tập huấn cho CBQL và GV trong trường về nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS trong GD KNS thông qua lồng ghép vào mơn học là việc làm có thể thực hiện được.
Về tính khả thi: Các trường Tiểu học thực hiện được kế hoạch tập huấn này
vì đây là các nội dung cần thiết cho GV trong quá trình giảng dạy lồng ghép GDKNS. Trong kế hoạch thời lượng dành cho thực hành nhiều hơn lí thuyết giúp tăng hiệu quả bồi dưỡng và kĩ năng thực hành cho giáo viên. Tuy nhiên cũng có một số ít trường khơng có kinh phí nên hoạt động thưởng còn hạn chế.
Như vậy biện pháp tập huấn cho CBQL và GV trong trường về nội dung, phương pháp và cách đánh giá HS trong GD KNS thông qua lồng ghép vào các mơn học thì đa số Ban giám hiệu cho rằng biện pháp tập huấn này là cần thiết và khả thi để thực hiện. Tuy nhiên có một số trường còn hạn chế về kinh phí cho việc khen thưởng.