3.1.1. Bảo đảm tính mục đích
Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong việc đề ra các biện pháp nhằm phát triển chương trình GDKNS là đảm bảo tính mục đích. Nguyên tắc này luôn được nhắc nhở như kim chỉ nam của các hoạt động liên quan đến phát triển chương trình GDKNS. Bởi vì, nhà trường ln lấy người học làm trung tâm và lấy hiệu quả của công tác giáo dục làm mục tiêu cơ bản để định hướng hoạt động. Theo đó, nguyên tắc giáo dục là những luận điểm xuất phát, có tính quy luật, chỉ đạo phương hướng xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức quá trình giáo dục nhằm hình thành con người theo mục đích giáo dục đã đề ra.
Dựa theo yêu cầu đặt ra của nguyên tắc giáo dục, biện pháp quản lý phát triển chương trình GDKNS là hướng nội dung vào việc xây dựng chương trình giáo dục đã đề ra. Cụ thể ở đây nhà trường cần cụ thể hóa kế hoạch, xây dựng nội dung chương trình. CBQL và GV trong nhà trường phải thật sự quan tâm định hướng cụ thể việc GDKNS để có phương pháp giáo dục hiệu quả.
Mục đích giáo dục có phạm vi rất rộng, bao gồm các mục tiêu trước mắt và mục đích lâu dài. Mục tiêu trước mắt là làm cho HS có những kĩ năng trong cuộc sống, mục đích lâu dài là định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp
Để đảm bảo hiệu quả giáo dục toàn diện, các biện pháp được đưa vào thực hiện phải được sự quản lý chặt chẽ từ đội ngũ CBQL và GV, NV. Đồng thời, để đạt kết quả một cách toàn diện, CBQL nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đoàn thể, phụ huynh học sinh. Từ việc đảm bào nguyên tắc của quá trình giáo dục, các biện pháp quản lý chương trình GDKNS sẽ giúp phát triển chương trình GDKNS ngày càng phong phú và phù hợp hơn.
3.1.2. Đảm bảo tính khả thi
Nguyên tắc đòi hỏi các biện pháp phát triển chương trình GDKNS phải dựa trên cơ sở thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn; các biện pháp đề xuất cần nằm trong khuôn khổ và điều kiện thực tế của nhà trường để chắc chắn rằng các biện pháp đề ra có thể thực hiện được và thực hiện thành công.
Để đảm bảo mức độ khả thi của biện pháp cần tránh đưa ra các biện pháp xa rời thực tiễn, tránh áp đặt các ý kiến chủ quan; phải căn cứ vào tình hình cụ thể, căn cứ vào các mục tiêu cụ thể của nhà trường đề tiến hành đề xuất biện pháp.
3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống
Biện pháp được đề xuất phải là một hệ thống các biện pháp và có mối quan hệ với nhau để tạo nên tính tồn diện của các biện pháp. Để đảm bảo tính tồn diện các biện pháp đề xuất phải bao quát các nội dung, các khía cạnh của cơng tác quản lí, các bình diện của vấn đề; các biện pháp đề ra phải có sự tương hỗ, bổ sung cho nhau, khơng đề cao hay coi nhẹ biện pháp nào.
Nguyên tắc các biện pháp đề xuất phải đi từ thực trạng nhận thức của các thành viên đến thái độ và hành động. Biện pháp đưa ra trước tiên phải làm cho mọi thành viên hiểu đúng về mục đích, ý nghĩa của việc phát triển chương trình GDKNS từ đó xác định động cơ, mục tiêu và thái độ phù hợp.
Khi đề xuất biện pháp quản lý phát triển chương trình GDKNS, CBQL cần có sự quan tâm đúng mức đến các chương trình GDKNS, thấy được mối quan hệ của các giá trị này cũng như những tác động và ảnh hưởng có thể có khi tiến hành thực hiện. Đồng thời, đội ngũ CBQL cũng cần dựa vào những giá trị này để xác lập phương hướng cụ thể.
Bên cạnh đó, chúng tơi cũng xác định nhiệm vụ phát triển chương trình GDKNS là nhiệm vụ chung của tập thể. CBQL có trách nhiệm định hướng và theo dõi bởi vì kĩ năng sống là điều kiện sinh tồn. Chúng tôi cũng chú ý đến sự tác động của những nhân tố bên ngoài nhà trường như điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đến GD KNS và công tác QL GD KNS
Với nguyên tắc này, những biện pháp đề ra trước hết phục vụ đắc lực cho công tác quản lý phát triển chương trình GDKNS, đồng thời cũng tác động đến sự phát triển toàn diện của HS.
3.1.4. Đảm bảo tính thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi
Giáo dục đạt hiệu quả khi các đối tượng giáo dục vừa có nhận thức đúng, vừa có thái độ đúng, lại vừa có hành vi chuẩn mực thể hiện trong cuộc sống hằng ngày.
Hành vi là sản phẩm của ý thức, đồng thời là cơ sở để khẳng định trình độ nhận thức và thái độ của con người. Do đó, sự thống nhất giữa giáo dục ý thức và hành vi vừa là mục tiêu, vừa là nguyên tắc chỉ đạo các hoạt động giáo dục
Nhà trường tổ chức các hình thức GDKNS đa dạng, hấp dẫn tạo điều kiện cho HS luyện tập nhằm hình thành năng lực, trí tuệ, phẩm chất đạo đức và hành vi thói quen.
3.2. Các biện pháp phát triển chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua lồng ghép vào các môn học tại các trường tiểu học Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
Để phát triển chương trình GD KNS cho HS cần có những biện pháp:Các trường cần chia sẻ những khó khăn hạn chế trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục KNS hiện nay. Định hướng cho cán bộ quản lí và giáo viên trong việc phát triển chương trình giáo dục KNS trong nhà trường, duy trì và phát triển thương hiệu của trường. Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo dục KNS cho học sinh. Bồi dưỡng và tập huấn kĩ năng quản lí chương trình giáo dục KNS nhà trường. Xây dựng kế hoạch quản lí chương trình từ ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn và giáo viên dạy KNS. Phân định chức năng nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân. Cơng khai hóa trong nhà trường về cơng tác quản lí phát triển chương trình giáo dục KNS để mỗi người ý thức được trách nhiệm trong quá trình triển khai thực hiện chương trình. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo mơi trường thuận lợi để giáo dục KNS cho học sinh. Tự đánh giá và đánh giá hiệu quả quản lí phát triển
chương trình giáo dục KNS. Rút ra bài học kinh nghiệm sau mỗi năm học thực hiện quản lí chương trình giáo dục KNS nhà trường.
3.2.1. Biện pháp 1: Cụ thể hóa kế hoạch phát triển chương trình GD KNS lồng ghép vào các mơn học
1/ Mục đích:
Cụ thể hóa kế hoạch phát triển chương trình GD KNS lồng ghép vào các mơn học là q trình nhà trường cụ thể hóa chương trình giáo dục KNS lồng ghép vào các môn học do Bộ GD&ĐT quy định để CBQL và GV nắm rõ trình tự về nội dung và thời gian thực hiện công việc của chương trình GD KNS qua lồng ghép các mơn học. Kế hoạch này giúp cho nhà trường quản lí chủ động về cơng việc cũng như thời gian hoàn thành chương trình. GV hiểu rõ cơng việc giảng dạy và biết cách điều chỉnh chương trình sao cho phù hợp với đối tượng HS.
2/ Nội dung và cách thực hiện:
Nội dung của biện pháp này là chỉ rõ công việc của CBQL và GV trong việc giảng dạy lồng ghép GD KNS qua các mơn theo trình tự thời gian năm học từ giữa tháng 8 hàng năm.
Thời
gian Công việc Người phụ
trách Tiêu chí thực hiện Ghi chú
Giữa tháng 8
Phổ biến mục đích, yêu cầu nội dung, cách thức thực hiện việc GDKNS thông qua lồng ghép vào môn đạo đức, TNXH/Khoa học, Tiếng Việt
BGH (P.HT) - Thực hiện đúng theo quy định, đúng thời gian và đúng phân phối chương trình - Nội dung phổ biến rõ ràng, cụ thể GV hiểu và biết cách thực hiện việc GDKNS thông qua lồng ghép vào môn đạo đức, TNXH/Khoa học, TV
Thời
gian Công việc Người phụ
trách Tiêu chí thực hiện Ghi chú
Cuối tháng 8 Tập huấn việc GDKNS thông qua lồng ghép vào từng môn đạo đức, TNXH/Khoa học, Tiếng Việt Lập kế hoạch lồng ghép trong đó có dạy mẫu và duyệt
Mời chuyên gia hoặc GV có hiểu biết sâu về chương trình GDKNS của từng môn đạo đức,TNXH/Kho a học, Tiếng Việt - Đúng chuyên môn, lĩnh vực về GDKNS thông qua lồng ghép vào các môn. - Thời gian phù hợp - Đúng đối tượng tham gia tập huấn Từ tháng 9 đến tháng 4 Thực hiện chương trình GDKNS thông qua lồng ghép vào từng môn đạo đức, TNXH/Khoa học, Tiếng Việt theo quy định
Giáo viên dạy nhiều môn
- Thực hiện đúng nội dung chương trình GDKNS thông qua lồng ghép vào từng môn. - Soạn giảng GDKNS thông qua lồng ghép vào từng môn đầy đủ theo yêu cầu - Nhận xét đánh giá HS đúng tiêu chí và quy định Tháng 12 Tháng 4 Họp tổng kết đánh giá việc thực hiện và đề xuất chỉnh sửa chương trình GDKNS thơng qua Khối trưởng + Giáo viên - Đánh giá nghiêm túc việc thực hiện chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép vào từng
Thời
gian Công việc Người phụ
trách Tiêu chí thực hiện Ghi chú
lồng ghép vào từng môn đạo đức, TNXH/Khoa học, Tiếng Việt
mơn theo tình hình thực tế giảng dạy của GV.
- Sau khi nêu mặt ưu và hạn chế của nội
dung, phương
pháp,thời gian,…mà GV giảng dạy, GV đề nghị chỉnh sửa để phù hợp hơn cho từng môn cần lồng ghép.
- Thống nhất và ghi biên bản gửi BGH sau buổi họp Tháng 5 Thực hiện việc chỉnh sửa và hồn thiện chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép vào từng môn đạo đức, TNXH/Khoa học, Tiếng Việt Khối trưởng + Giáo viên
- Thảo luận, phân tích các đề nghị chỉnh sửa.
- Thống nhất lại các bài cần chỉnh sửa. - Đưa ra nội dung cần thay đổi, chỉnh sửa.
- Thống nhất nội dung cần chỉnh sửa và ghi biên bản gửi BGH.
Thời
gian Công việc Người phụ
trách Tiêu chí thực hiện Ghi chú
Tháng 6,7
Phê duyệt chương trình GDKNS lồng ghép đã chỉnh vào từng môn đạo đức, TNXH/Khoa học, Tiếng Việt để thực hiện cho năm học sau.
BGH (HT + P.HT)
- Kiểm tra lại nội dung cần chỉnh sửa phù hợp các kỹ năng mà HS còn yếu và cần phát huy hơn những kỹ năng cần thiết.
- Thống nhất và phê duyệt chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép vào từng môn để thực hiện cho năm học sau.
Tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp
Biện pháp cụ thể hóa kế hoạch phát triển chương trình GDKNS lồng ghép vào các môn học là biện pháp rất cần thiết và khả thi. Điều này được chứng minh qua kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV được thống kê trình bày trong bảng dưới đây:
STT Nội dung biện pháp Đối tượng Cần thiết TB Khả thi TB 1.1
Đầu năm học CBQL lập KH phát triển chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép vào các môn học đạo đức, TNXH, TV
GV 84.4 2.8 84.4 2.8
CBQL 66.7 2.7 66.7 2.7
1.2
Triển khai cho GV nghiên cứu tài liệu sách GDKNS trong các môn học ở TH về nội dung, phương pháp và cách thức giảng dạy việc lồng ghép theo
GV 68.8 2.6 75.0 2.9
STT Nội dung biện pháp Đối tượng Cần thiết TB Khả thi TB từng khối lớp. 1.3
Tập huấn cho GV việc GDKNS theo hình thức lồng ghép từng mơn học đạo đức, TNXH,TV.
GV 62.5 2.6 90.6 2.9
CBQL 100.0 3.0 80.0 2.8
1.4
Tập huấn việc lập kế hoạch GDKNS cho GV theo hình thức lồng ghép từng môn học đạo đức, TNXH,TV. GV 68.8 2.5 75.0 2.8 CBQL 93.3 2.9 73.3 2.7 1.5 Thực hiện chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép vào các mơn đạo đức, TNXH, Tiếng Việt.
GV 96.9 3.0 90.6 2.9
CBQL 100.0 3.0 86.7 2.9
1.6
Cuối năm học có KH kiểm tra đánh giá cụ thể chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép vào các môn học đạo đức, TNXH, TV
GV 68.8 2.7 78.1 2.8
CBQL 86.7 2.9 53.3 2.5
1.7
Tổ chức kiểm tra đánh giá về công tác chuẩn bị bài giảng của GV qua các môn đạo đức, TNXH, TV
GV 78.1 2.7 68.8 2.5
CBQL 66.7 2.7 80.0 2.8
1.8
Mỗi học kỳ từng khối lớp cần rút kinh nghiêm trong việc giảng dạy lồng ghép các môn đạo đức, TNXH, Tiếng Việt và phương pháp đánh giá HS.
GV 81.3 2.6 75.0 2.6
CBQL 60.0 2.6 66.7 2.7
1.9
Quy định GV báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép vào các môn học đạo đức, TNXH, TV theo từng học kỳ.
GV 65.6 2.7 50.0 2.3
CBQL 100.0 3.0 66.7 2.7
1.10
Cuối mỗi năm học BGH tổ chức buổi họp để GV trao đổi những thuận lợi, khó khăn của việc rà soát chỉnh sửa
GV 75.0 2.6 93.8 2.9
STT Nội dung biện pháp Đối tượng Cần thiết TB Khả thi TB
chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép các mơn học.
1.11
Tổ chức cho các khối lớp thi đua rà sốt chỉnh sửa chương trình GDKNS thơng qua lồng ghép từng môn Đạo đức, TNXH,TV.
GV 53.1 2.3 68.8 2.5
CBQL 100.0 3.0 73.3 2.7
1.12
Xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể qua nội dung bài học và qua thực hành của HS.
GV 71.9 2.5 81.3 2.8
CBQL 66.7 2.7 66.7 2.7
1.13
CBQL nghiên cứu các ý kiến tổng hợp của các khối trưởng sau mỗi học kỳ về các bài cần lồng ghép GDKNS qua môn đạo đức, TNXH, TV. Sau đó nhà trường sẽ chỉnh sửa nội dung, phương pháp bài dạy để cho phù hợp với HS theo từng môn học.
GV 78.1 3.0 81.3 2.8
CBQL 100.0 3.0 86.7 2.9
Quan sát số liệu bảng trên ta thấy:
Về tính cần thiết: Biện pháp trên có sự thống nhất về mục đích, yêu cầu nội
dung, cách thức thực hiện việc GDKNS thông qua lồng ghép vào môn đạo đức, TNXH/Khoa học, Tiếng Việt từ cán bộ quản lí đến đội ngũ giáo viên. Kế hoạch GDKNS được cụ thể hóa sẽ giúp cho CBQL và GV chủ động trong việc GDKNS và góp phần định hướng hoạt động GD KNS trong nhà trường. Kế hoạch có cập nhật, bổ sung, điều chỉnh nội dung lồng ghép để đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Quy trình thực hiện chặt chẽ, đảm bảo vai trò quản lí của ban giám hiệu nhà trường. Việc lồng ghép chương trình GDKNS vào các môn học theo định hướng chương trình giáo dục phổ thơng là cần thiết. Nó giúp cho HS một số kĩ năng cần thiết trong giao tiếp và trong cuộc sống của các em.
Về tính khả thi: Biện pháp trên có thể thực hiện do kế hoạch cụ thể phù hợp
thời gian, đối tượng và nội dung. Kế hoạch đảm bảo quy trình quản lí giáo dục và phù hợp thực tế ở các trường Tiểu học hiện nay.Việc phát triển chương trình GDKNS sẽ giúp HS phát huy kĩ năng cần thiết, chấn chỉnh những nội dung lồng ghép chưa phù hợp
Như vậy ta thấy biện pháp Ban giám hiệu cụ thể hóa kế hoạch phát triển chương trình GDKNS lồng ghép vào các mơn học được các CBQL và GV cho rằng cần thiết và khả thi để thực hiện.
3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho CBQL và GV trong trường các kiến thức và kỹ năng về GDKNS cho HS thông qua lồng ghép vào trường các kiến thức và kỹ năng về GDKNS cho HS thông qua lồng ghép vào các mơn học
1/ Mục đích:
Tập huấn cho CBQL và GV trong trường về mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của GDKNS và nội dung, phương pháp cũng như cách đánh giá HS trong GDKNS thông qua lồng ghép vào các mơn học. Từ đó tạo cơ hội cho giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp giảng dạy; phát huy khả năng trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục; phát hiện những năng khiếu, phẩm chất, năng lực của học sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Tiểu học.
2/ Nội dung và cách thực hiện:
Lên kế hoạch tập huấn cho CBQL và GV trong trường về mục đích, yêu cầu,