Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học quận 2, thành phố hồ chí minh​ (Trang 27)

1.3.1. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy của giáo viên ở các trường tiểu học

Ông Peter Van Gils, chuyên gia dự án Công nghệ thông tin trong giáo dục và

quản lí nhà trường (ICTEM) khẳng định: “Chúng ta đang sống trong một xã hội

mà người ta gọi là một xã hội tri thức hay một xã hội thơng tin. Điều này có nghĩa rằng những sản phẩm đầu ra mang tính cơng nghiệp trong xã hội của chúng ta đã mất đi cái tầm quan trọng của nó. Thay vào đó là những dịch vụ và những sản phẩm tri thức”. Trong một xã hội như vậy, thông tin đã trở thành một loại hàng hố cực kì quan trọng. Máy vi tính và những kĩ thuật liên quan đã đóng một vai trị chủ yếu trong việc lưu trữ và truyền tải thông tin và tri thức. Thực tế này yêu cầu nhà trường phải đưa các kĩ năng cơng nghệ vào trong chương trình giảng dạy của mình. Một trường học mà khơng có CNTT là một nhà trường khơng quan tâm gì tới các sự kiện đang xảy ra trong xã hội (Phó Đức Hịa và Ngơ Quang Sơn, 2008).

Trên thực tế, hầu hết GV đều coi bản trình chiếu được thiết kế trên phần mềm trình diễn Power Point chính là giáo án điện tử, họ thiết kế KHDH trên các phần mềm trình diễn có sẵn mà khơng chú ý đến việc tích hợp được các phương pháp, biện pháp sư phạm vào KHDH. Sử dụng từ 35- 40 phút trong một tiết học để trình chiếu nội dung dạy học thông qua hệ thống dạy học đa phương tiện (Máy tính – Máy chiếu đa năng – Màn chiếu), khơng có sự linh hoạt trong việc sử dụng các bảng tĩnh (bảng truyền thống, bảng phụ), bảng động… Với hình thức dạy học như trên, khơng những khơng đem lại hiệu quả mà thậm chí cịn làm giảm chất lượng của các giờ dạy. Khắc phục nhược điểm này, CBQL cần giúp GV hiểu rõ bản chất của việc ứng dụng CNTT vào dạy học để từ đó GV có thể ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học hiệu quả.

thức sử dụng phối hợp trong quá trình giảng dạy để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức của HS.

Yếu tố công nghệ được thể hiện trong cách sử dụng thiết bị CNTT. Cân nhắc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại, phần mềm dạy học cho các nội dung phù hợp, cần tránh lạm dụng các yếu tố cơng nghệ, bố trí thời gian cần thiết, cân đối trong bài dạy.

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học được biểu hiện rất đa dạng với nhiều hình thức khác nhau. Nhưng dựa vào bản chất của quá trình dạy học chính là q trình truyền thơng và thơng tin, ta có thể phân biệt hai hình thức ứng dụng CNTT trong dạy và học, đó là dạy dựa vào máy tính - Computer Base Training (gọi tắt là CBT) và học dựa vào máy tính - Elearning. Trong đó:

- CBT là hình thức GV sử dụng máy tính trên lớp, kèm theo các trang thiết bị như máy chiếu (hoặc màn hình cỡ lớn) và các thiết bị đa phương tiện để hỗ trợ truyền tải kiến thức đến học sinh, kết hợp với phát huy những thế mạnh của các phần mềm máy tính như hình ảnh, âm thanh sinh động, các tư liệu phim, ảnh, sự tương tác người và máy.

- Elearning là hình thức HS sử dụng máy tính để tự học các bài giảng mà GV đã soạn sẵn, hoặc xem các đoạn phim về các tiết dạy của GV, hoặc có thể trao đổi trực tuyến với GV thơng qua mạng internet. Hình thức E-learning thể hiện rõ ràng quan điểm “lấy HS làm trung tâm”, HS sẽ tự làm chủ q trình học tập của mình, GV chỉ đóng vai trị hỗ trợ việc học tập cho HS.

Với hai hình thức trên, trong các nhà trường phổ thông hiện nay, tùy theo mức độ nhận thức của đội ngũ CBQL, GV, trang bị CSVC về CNTT... mà nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở các nhà trường là rất khác nhau.

Ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học chủ yếu là ứng dụng vào ba khâu: khâu chuẩn bị và thiết kế kế hoạch dạy học, khâu tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học và khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. Việc đó, địi hỏi GV cần làm chủ được các nội dung, kĩ năng như:

+ Am hiểu về CNTT: Nhập dữ liệu; lưu trữ và cài đặt các phần mềm tiện ích, các phần mềm mơn học, các phần mềm ứng dụng cho giảng dạy mơn học có sẵn…

+ Ứng dụng CNTT vào thiết kế, biên soạn và thực hiện tiến trình bài học góp phần đổi mới phương pháp dạy học.

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chuẩn bị và thiết kế kế hoạch dạy học ở tiểu học

- GV sử dụng máy tính làm cơng cụ soạn thảo văn bản để soạn giáo án, in ấn tài liệu, truy cập internet sưu tầm tài liệu, xây dựng kho học liệu phục vụ hoạt động dạy học. Đây được xem là một trong những ứng dụng CNTT trong dạy học phổ biến trong nhà trường hiện nay.

- GV thiết kế giáo án trên máy tính, trong đó có sử dụng phần mềm Power Point hay các phần mềm dạy học khác. Ứng dụng này đang được từng bước triển khai đại trà trong nhà trường phổ thông.

Hiện nay, người ta thường gọi giáo án được thiết kế trên máy tính là giáo án điện tử. Thuật ngữ này đã trở nên quen thuộc và được sử dụng rộng rãi trong trường phổ thông. Ngồi giáo án điện tử, GV cịn có thể tạo ra các sản phẩm khác phục vụ cho hoạt động dạy – học, đó là bài giảng điện tử, bài giảng E-learning.

- GV tham gia các diễn đàn tin học, là thành viên của các website giáo dục như www.diendan.edu.vn, www.baigiang.violet.vn, www.giaovien.net... để trao đổi thông tin, nâng cao trình độ, kĩ năng về CNTT, đưa lên hay tải về các bài giảng, giáo án điện tử, tài liệu khác phục vụ cho công tác giảng dạy.

- GV sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin phục vụ việc dạy học. Việc sử dụng thư điện tử giúp GV có thể trao đổi chun mơn với đồng nghiệp, cung cấp bài giảng, bài tập, trả lời thắc mắc cho HS. Gần đây, các mạng xã hội như: zalo, viber, skype, trello, telegram, messenger, whatsapp…phát triển mạnh mẽ, các phần mềm này ngày càng được nâng cấp với nhiều tính năng như gửi tập tin, hình ảnh, âm thanh, video … Vì vậy, giáo viên có thể sử dụng các phần mềm này để tương tác với phụ huynh và học sinh một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả.

Như vậy có thể liệt kê một số cơng việc GV tiểu học thường làm trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp:

- Trao đổi thông tin qua thư điện tử, các trang mạng xã hội…

- Sử dụng phần mềm Power Point, Violet và các phần mềm khác để thiết kế giáo án điện tử

- Độc lập thiết kế GAĐT hoặc hợp tác với đồng nghiệp trong thiết kế GAĐT - Nhận hỗ trợ nguồn học liệu từ đồng nghiệp, tổ chuyên môn

- Khai thác kho học liệu điện tử của trường

- Đăng kí là thành viên của một website về giáo dục.

Ứng dụng CNTT vào lưu trữ sản phẩm là việc sử dụng các phương tiện công nghệ như máy tính, thẻ nhớ, đĩa ghi… để lưu trữ lại những bài dạy đã được thiết kế, những tư liệu video, tranh ảnh minh họa cần dùng khi thiết kế hoặc khi giảng dạy. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghiệp 4.0, việc sao lưu trực tuyến thông qua đám mây như Icloud, Google Drive, One Drive đang được sử dụng khắp nơi.

Ngoài ra với việc sử dụng các phần mềm thiết kế đồ dùng điện tử, GV có thể cập nhật thêm vào kho thư viện đồ dùng thêm phong phú qua từng năm học. Khi trong kho đồ dùng ảo đã tích lũy được nhiều thì GV hồn tồn có thể lựa chọn những đồ dùng tương ứng cho từng bài dạy cụ thể.

Nhờ CNTT chúng ta sẽ thu thập đồ dùng phong phú về thể loại, có thể chọn lọc theo từng bài tương ứng, ta có thể tổ chức lưu trữ trên thư viện điện tử, kho dữ liệu dùng chung.

Việc lưu trữ sản phẩm dạy học tuy là cơng việc nhỏ nhưng cũng cần tính cẩn thận và khoa học. Nếu GV chú tâm tới vấn đề này thì việc sử dụng sau đó sẽ rất thuận tiện và khoa học. Khi lưu bài soạn, clip, tranh động hay hình ảnh… trên máy tính cần phân loại theo từng tư liệu khác nhau, từng khối lớp, từng phân môn…, mỗi loại được đặt trong một thư mục riêng, trong mỗi loại cần đặt tên file rõ ràng để khi tìm kiếm và sử dụng nó hiệu quả nhất.

b) Ứng dụng cơng nghệ thông tin trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học ở tiểu học

Ứng dụng CNTT vào tổ chức giảng dạy trên lớp chính là việc sử dụng các phương tiện dạy học như máy tính, máy chiếu vật thể, máy chiếu đa năng… với

mục đích truyền tải đến HS những kiến thức của bài học một cách sinh động và hấp dẫn.

Đặc điểm của dạy học có ứng dụng CNTT là tính tương tác giữa người học với phương tiện CNTT.

Dạy học có ứng dụng CNTT địi hỏi GV phải biết định hướng, điều khiển quá trình học tập, giúp HS tự mình lĩnh hội tối đa kiến thức.

Phương tiện CNTT ứng dụng cho bài giảng trên lớp gồm: + Máy móc, thiết bị điện tử.

+ Phần mềm trình chiếu như Power Point hay một số phần mềm trình chiếu khác.

+ Các phần mềm dạy học như phần mềm thí nghiệm ảo…

+ Các công cụ thể hiện multimedia. Một sản phẩm, một phần mềm, một thiết bị tin học được cho là multimedia khi nó cho phép khai thác thông tin đa thức, nhiều kiểu như: văn bản, âm thanh, tiếng nói, hình ảnh tĩnh, video-clip, hình động, đồ họa…

Tùy thuộc năng lực của từng GV mà việc UDCNTT trong dạy học được thể hiện ở các mức độ khác nhau:

- Ứng dụng CNTT để hỗ trợ một hoặc nhiều khâu trong tồn bộ q trình dạy học, ví dụ như sử dụng GAĐT trong khâu đề xuất vấn đề, tạo cho học sinh ý thức nhiệm vụ học tập, tổ chức điều khiển học sinh lĩnh hội tri thức mới, củng cố kiến thức hay kiểm tra, đánh giá... Khi tổ chức giảng dạy bằng GAĐT trên lớp, GV phải biết sử dụng các thiết bị dạy học đa phương tiện một cách hợp lí để khai thác những ưu điểm của GAĐT nhằm phát huy tính tích cực của HS trong quá trình dạy học. Tiêu chuẩn của một giáo án chỉ là tiền đề cho sự thành công của một tiết lên lớp. Trong khi lên lớp, GV mới thể hiện, bộc lộ hết khả năng sư phạm, năng lực giảng dạy của mình. Sự thành cơng của giờ giảng phụ thuộc rất nhiều vào việc GV biết kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Hay nói cách khác, GV phải biết

- Sử dụng phần mềm dạy học chuyên dùng để tổ chức dạy học theo từng môn học: Một số phần mềm dạy học mà GV thường dùng là Violet, Encarta, Mind map... Để thực hiện yêu cầu này, GV phải có kĩ năng sử dụng thành thạo máy tính và các trường phải có phịng học đa năng và được trang bị các phần mềm có bản quyền. Nội dung mức này tổ chức chưa được phổ biến ở các nhà trường.

- Tích hợp CNTT vào q trình dạy học: GV sử dụng máy tính ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, từ xây dựng kế hoạch dạy học, cách thức thực hiện biện pháp và kiểm tra đánh giá đều được thực hiện trên máy tính, mạng máy tính.

Yêu cầu GV phải có trình độ sử dụng máy tính rất thành thạo và phải được trang bị đầy đủ các thiết bị về CNTT.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

Ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập là sử dụng các PTDH hiện đại, các phần mềm vào hỗ trợ việc ra đề kiểm tra cùng với các hình thức kiểm tra, đánh giá HS trên phương tiện hiện đại như máy tính… Từ đó dựa vào kết quả học tập của HS, GV tìm ra biện pháp, giải pháp, nguyên nhân và điều chỉnh.

Đánh giá thành tích học tập của HS khơng chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá thành tích theo quan điểm phát triển năng lực không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp.

Trong xu hướng xây dựng các bài tập cũng như các bài thi, kiểm tra theo quan điểm phát triển năng lực có thể chia thành ba mức độ chính: tái hiện, vận dụng, đánh giá.

Sử dụng CNTT vào kiểm tra đánh giá HS sẽ giúp CBQL, GV xây dựng ngân hàng câu hỏi, bài tập trên cơ sở đó tổng hợp thành những đề thi; kiểm tra phù hợp với mục tiêu, với yêu cầu, điều kiện cụ thể của mỗi nhà trường và trình độ HS.

Khi sử dụng CNTT trong việc kiểm tra, đánh giá HS, GV sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm để ra đề, trộn đề thi đảm bảo tính khách quan, cơng bằng và nhanh chóng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Mặt khác, GV có thể sử dụng máy tính để tính điểm, tổng kết và xếp loại HS kịp thời, chính xác.

Có thể nói, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục sẽ tạo ra một bước chuyển cơ bản trong quá trình đổi mới PPDH, phương pháp học tập trong các nhà trường. CNTT trở thành một cánh cửa góp phần rút ngắn khoảng cách trong giáo dục giữa các vùng miền, một phương tiện để tiến tới một “xã hội học tập”. Trong hoạt động kiểm tra, đánh giá, GV Tiểu học có thể UDCNTT để:

- Xây dựng ngân hàng tiểu mục đề - Xây dựng cấu trúc đề

- Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra - Xây dựng bài tập thực hành

- Chấm bài kiểm tra - Xử lí điểm

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, để khai thác sao cho đạt hiệu quả đối với những trang thiết bị CNTT đã và sẽ được đầu tư thì cịn nhiều việc cần phải làm. Đó là một nhiệm vụ mà cơng tác quản lí giáo dục nói chung, với các cơ quan quản lí giáo dục nói riêng cần phải sớm tìm ra những giải pháp khoa học, hợp lí để nhà trường khơng cịn là ốc đảo giữa xã hội thông tin hiện nay.

1.3.2. Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động học của học sinh ở các trường tiểu học

Dạy học là một quá trình biện chứng bao gồm cả hai hoạt động: Hoạt động dạy và hoạt động học. Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học có hiệu quả thì cần có sự tham gia của cả giáo viên và học sinh. Đối với học sinh việc ứng dụng công nghệ thông tin được thể hiện ở hai khía cạnh sau: Một là ứng dụng cơng nghệ thông tin trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp; hai là ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tự học ở nhà.

a) Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập trên lớp

Hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên lớp của học sinh thể hiện qua các nội dung sau:

Khi giáo viên đã ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học thì điều tất yếu là học sinh cũng cần phải hiểu và biết sử dụng các thiết bị công nghệ cùng với giáo viên. Các em cần hiểu được các khái niệm về thiết bị công nghệ mà giáo viên trao đổi như: máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, thanh Mimio, bút tương tác, bảng thông minh hoặc các từ chỉ hoạt động như đăng nhập tài khoản, lưu trữ, … Đồng thời biết các thao tác cơ bản để sử dụng các thiết bị này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học quận 2, thành phố hồ chí minh​ (Trang 27)