Các biện pháp mà tác giả đưa ra có quan hệ biện chứng lẫn nhau, biện pháp này là điều kiện, là tiền đề của biện pháp kia hoặc hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong hệ thống tổng thể của trường học. Cụ thể:
Nhóm biện pháp thứ nhất: Là tiền đề để xây dựng và phát triển các biện pháp khác. Khi cán bộ quản lí và giáo viên đổi mới tư duy, nhận thức đầy đủ về vai trị, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong quản lí dạy học, nhận thức này sẽ chuyển thành quyết tâm, khắc phục mọi khó khăn, tìm ra các biện pháp để thực hiện tốt các yêu cầu cụ thể như vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, trang thiết bị, bảo quản, sử dụng...
Ngược lại nếu Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu nhà trường không hiểu hoặc hiểu chưa thấu đáo sẽ rụt rè, không quyết tâm dẫn đến nhà trường sẽ không thể triển khai tốt các ứng dụng về CNTT trong trường học được. Một vấn đề khác nữa là nếu Hiệu trưởng, Ban Giám hiệu không làm cho cán bộ, giáo viên hiểu được vai trị, lợi ích của CNTT hoặc khơng đồng thuận thì việc triển khai ứng dụng CNTT sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT trong dạy học cho GV Tiểu học (Nhóm biện pháp thứ 2); Chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy của giáo viên (Nhóm biện pháp thứ 3); Quản lí hoạt động học tập của học sinh (Nhóm biện pháp thứ 4), Quản lí hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại,
xây dựng phịng học đa phương tiện (Nhóm biện pháp 5) là những biện pháp khơng thể tách rời để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
Tóm lại các biện pháp được đưa ra ở trên có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Vì vậy để từng bước nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT vào dạy học, đội ngũ cán bộ quản lí cần phải nghiên cứu kết hợp hài hòa các biện pháp một cách khoa học và hợp lí nhằm đạt được kết quả và mục tiêu đã đề ra.