Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học quận 2, thành phố hồ chí minh​ (Trang 134 - 174)

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.5.Kết quả khảo nghiệm

Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi được thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cấp thiết khả thi của biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh Nội dung đánh giá Mức độ cấp thiết Hạng Mức độ khả thi Hạng 1 2 3 4 1 2 3 4 Biện pháp 1 0 2 6 10 3.44 2 0 2 12 4 3.11 2 Biện pháp 2 0 0 10 8 3.44 2 0 2 10 6 3.22 1 Biện pháp 3 0 0 8 10 3.56 1 0 4 8 6 3.11 2 Biện pháp 4 1 2 10 5 3 5 1 12 4 1 2.28 5 Biện pháp 5 0 2 8 8 3.33 4 0 3 10 5 3.11 2 Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy các biện pháp được đề xuất đều đạt ở mức độ cần thiết khá cao với ĐTB từ 3 đến 3.56. Trong đó, biện pháp 3 (tăng cường chỉ đạo

việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy của giáo viên) được đánh giá là cấp thiết

nhất với ĐTB là 3.56; biện pháp 1 (nâng cao nhận thức về vai trị, lợi ích của việc

ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh) và biện pháp 2 (tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học) đều được đánh giá cấp thiết với xếp hạng thứ 2.

xây dựng phòng học đa phương tiện). Còn biện pháp 4 (đẩy mạnh quản lí việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào hoạt động học tập của học sinh tiểu học) được đánh

giá thấp nhất.

Về mức độ khả thi, các biện pháp 1, 2, 3 và 5 đều được đánh giá có tính khả thi cao. Đó là các biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích của việc ứng dụng

công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học; tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy của giáo viên;

Riêng biện pháp 4 (đẩy mạnh quản lí việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt

động học tập của học sinh tiểu học) được đánh giá ở mức tương đối khả thi.

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học

Quan sát biểu đồ 3.1, có thể thấy rằng các biện pháp đều có mối tương quan khá chặt chẽ, có nghĩa là mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp trên là phù hợp với nhau. Trong đó biện pháp 1,3,5 được đánh giá cao. Cịn thấp nhất là biện pháp

nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, tôi tin rằng các nhà quản lí sẽ thực thi được biện pháp 4 (đẩy mạnh quản lí việc ứng dụng cơng

nghệ thông tin vào hoạt động học tập của học sinh tiểu học) thơng qua các phần

mềm quản lí.

Qua phỏng vấn, CBQL 1 cho biết thêm về các biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin dạy học: “Cán bộ, giáo viên cần tham gia các lớp

học nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. CB-GV thường xuyên tự học và cập nhật các kiến thức mới về công nghệ 4.0. Cán bộ cần tổ chức các buổi chuyên đề về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Làm tốt cơng tác XH hóa giáo dục nhằm trang bị thêm CSVC tạo điều kiện tốt cho GV-HS trong việc truyền thu kiến thức và tiếp thu kiến thức. HS có điều kiện học sáng tạo, trải nghiệm nhằm phát triển tư duy và phát huy tính tích cực của học sinh”. CBQL 2 cho rằng: “1/ CBQL thực sự thay đổi nếp nghĩ, quản lý theo hướng mở, hội nhập. 2/ CBQL là người phải thay đổi bản thân đầu tiên, làm gương về CNTT; có u cầu phù hợp với tình hình GV của trường. 3/ Xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp để tạo điều kiện cho CBQL, GV tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhất là CNTT; có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời, hợp lý với CBQL, GV tích cực vận dụng CNTT trong quản lý, giảng dạy có hiệu quả.” Bên

cạnh đó, cơng tác xã hội hóa để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất cũng rất quan trọng. CBQL 3 nêu ý kiến: “Phải có đủ phương tiện dạy học hiện đại để sử dụng

thường xuyên, học đi đôi với hành mới hiệu quả, khi hành nhiều mới thành kỹ năng, kỹ sảo thì sẽ sáng tạo hơn! Thiếu phương tiện thì học rồi cũng sẽ qn vì khơng sử dụng thường xuyên.”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và nghiên cứu thực trạng về ứng dụng CNTT và quản lí ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, tuân theo các nguyên tắc: nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống và khoa học, nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, đề tài nghiên cứu đã đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

 Nâng cao nhận thức về vai trị, lợi ích của việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh

 Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào dạy học

 Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy của giáo viên  Đẩy mạnh quản lí việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào hoạt động học của học sinh

 Quản lí hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện

Kết quả khảo nghiệm đã khẳng định tính cần thiết và khả thi của cả 5 biện pháp quản lí này. Tuy nhiên, các biện pháp chỉ mới được khẳng định qua khảo nghiệm nên khi triển khai cần linh hoạt, sáng tạo và có những điều chỉnh thích hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quản lí.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về mặt lí luận

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các tài liệu lí luận trong và ngồi nước về quản lí và quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học, đề tài đã hệ thống hoá được các khái niệm cơ bản: ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học, quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học, nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học, nội dung quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học, xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học.

1.2. Về mặt thực tiễn

Kết quả khảo sát về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học của các nhà trường Quận 2, Tp. HCM:

- Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học có hướng tích cực, đạt được những kết quả khả quan, bước đầu góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Song việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa được diễn ra thường xuyên, hiệu quả ứng dụng chưa cao, chưa khai thác hết được tính năng của các phần mềm dạy học.

- Hiệu trưởng đã quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học theo các giai đoạn: quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt động chuẩn bị lên lớp, quản lí ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học trên lớp, quản lí ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh và quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên lớp cũng như việc tự học ở nhà của học sinh. Cán bộ quản lí và giáo viên đã đánh giá mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả quản lí ở mức độ trung bình khá. Mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tiểu học tương đối thống nhất với nhau.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy: các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Tp. HCM là trình độ ứng dụng CNTT vào dạy học của giáo viên, năng lực ứng dụng CNTT vào việc học của học sinh và cơ sở vật chất hạ tầng về CNTT trong nhà

trường. Các yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay.

Nghiên cứu lí luận và thực tiễn cơng tác quản lí hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh, để nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT trong dạy học, đề tài đã đề xuất các biện pháp quản lí sau:

- Nâng cao nhận thức về vai trị, lợi ích của việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Tăng cường chỉ đạo việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy của giáo viên - Đẩy mạnh quản lí việc ứng dụng CNTT vào hoạt động học của học sinh. - Quản lí hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học được đề xuất đều có tính cần thiết và khả thi cao, phù hợp với thực tiễn các trường tiểu học Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lí trên sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng quản lí ứng dụng CNTT trong dạy học của các nhà trường.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Cùng với việc đề ra nhiệm vụ năm học, cần chỉ rõ cách thức, biện pháp cụ thể trong việc hướng dẫn các trường biện pháp quản lí hoạt động ứng dụng CNTT vào dạy học ở tiểu học.

- Cần có tiêu chí thi đua rõ ràng để triển khai về các trường đối với việc ứng dụng CNTT vào dạy học để trên cơ sở đó các trường đưa vào kế hoạch năm học của trường.

- Lựa chọn thống nhất các phần mềm ứng dụng trong quản lí dạy học, có tiêu

- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính cho các trường tiểu học để phục vụ tốt cho quản lí và dạy học.

- Mở thường xuyên hơn các lớp bồi dưỡng cho CB, GV, nhân viên về công tác ứng dụng CNTT trong quản lí và dạy học.

- Tổ chức các chuyên đề ứng dụng CNTT nhằm phát hiện và phổ biến kinh nghiệm hay về ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Tham mưu với Ủy ban Nhân dân Quận 2 để có chính sách ưu đãi thu hút CB, GV, giáo sinh tốt nghiệp thạc sĩ, cử nhân khá, giỏi về CNTT về công tác tại các trường trong Quận 2, xây dựng nguồn nhân lực CNTT cho các nhà trường.

2.2. Đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường tiểu học

- Tham mưu, huy động các nguồn lực tập trung cho ứng dụng và phát triển CNTT trong nhà trường.

- Xây dựng cổng thông tin điện tử của nhà trường nhằm công khai kế hoạch và các hoạt động giáo dục trong nhà trường, xây dựng kho tư liệu điện tử dùng chung.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để CBQL, GV tiếp cận và sử dụng máy tính. Tổ chức các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT tại trường.

- Tăng cường chỉ đạo, giao kế hoạch, kiểm tra, đánh giá các cá nhân, tổ, nhóm chun mơn ứng dụng CNTT trong dạy học. Có những hình thức động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ, nhóm thực hiện tốt, hiệu quả việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của nhà trường.

2.3. Đối với giáo viên

- Học tập nâng cao trình độ về tin học.

- Nhiệt tình tham giam các hoạt động, hưởng ứng các phong trào của nhà trường, tăng cường mức độ ứng dụng CNTT trong các giờ giảng.

- Tích cực khai thác mạng internet về các phần mềm hỗ trợ dạy học để nâng cao hiệu quả công việc.

- Tăng cường thiết kế bài giảng E-learning, tích cực đóng góp vào kho dữ liệu dùng chung.

- Chủ động học tập, tự nâng cao trình độ về CNTT để ứng dụng vào dạy học và các hoạt động khác của nhà trường.

2.4. Đối với phụ huynh và học sinh

- Tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian và CSVC để con em có thể từ làm quen đến trở thành kỹ năng, kỹ xảo thực hành máy tính.

- Bản thân mỗi phụ huynh có thái độ hợp tác trong việc ủng hộ ứng dụng CNTT trong dạy học.

- Học sinh cần có ý thức về việc sử dụng công nghệ thông tin, tuân theo các quy định của nhà trường về nội quy sử dụng thiết bị cơng nghệ để đảm bảo an tồn về mọi mặt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Azidah Abu Ziden, Issham Ismail, Robitah Spian and K. Kumutha. (2011). The Effects of ICT Use in Teaching and Learning on Students’ Achievement in Science Subject in a Primary School in Malaysia. Malaysia Journal of Distance Education 13, 19-32.

Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường. (2014). Lí luận dạy học hiện đại. Nxb Đại học Sư phạm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Quyết định số 6200/QĐ-BGDĐT phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2016 - 2020 của Bộ GD&ĐT.

Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục phổ thơng (Chương trình

tổng thể).

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Công văn số 4462/BGDĐT-QLCL về việc tổ chức

Kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy từ năm 2018. Hà

Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bright Horizons. (2018). Bright Horizons. Đã truy lục 2018, từ Children and

Technology: Education and learning at home: https://www.brighthorizons.com/family-resources/e-family-news/children- and-technology-education-learning-at-home

Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải và Đặng Quốc Bảo. (2017). Quản lí giáo dục. Hà

Nội: NXB Đại học Sư phạm.

Chính phủ. (2007). Chiến lược phát triển CNTT&TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Hà Nội: NXB Bộ Chính trị.

Chính phủ (2012). Quyết định phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020. Hà Nội: Văn phịng Chính phủ.

Chính phủ. (2015). Nghị quyết số 36 Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Bộ Chính trị.

Đào Thái Lai. (2003). Ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường phổ thông Việt Nam. Hà Nội: Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục.

Deepa Awasthi. (2014). Utilising Audio Visual Aids to make. Đã truy lục 2017, từ

World Wide Journals: https://www.worldwidejournals.com/international- journal-of-scientific-research-

(IJSR)/recent_issues_pdf/2014/August/August_2014_1406986684__21.pdf Đỗ Đức Minh. (2016). Quản lí ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong hoạt động dạy

học tại các trường tiểu học thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Thạc

sĩ khoa học giáo dục. Chuyên ngành Quản lí giáo dục. Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.

Đoàn Văn Điều. (2016). Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Dr. David M. Kennedy, Andrew Klein & Creighton Peet. (2010). The Use of Technology for Teaching and Learning. Đã truy lục 2018, từ Worcester

Polytechnic Institute: https://web.wpi.edu/Pubs/E-project/Available/E- project-030410-

230553/unrestricted/The_Use_of_Technology_for_Teaching_and_Learning_ in_Hong_Kong.pdf

Ellen R. Bialo and Jay Sivin-Kachala. (1996). The Effectiveness of Technology in Schools. Đã truy lục 2018, từ American Library Association:

http://www.ala.org/aasl/sites/ala.org.aasl/files/content/aaslpubsandjournals/sl r/edchoice/SLMQ_EffectivenessofTechnologyinSchools_InfoPower.pdf Hoàng Thu Hằng. (2017). Quản lí ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong dạy học tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học ở các trường tiểu học quận 2, thành phố hồ chí minh​ (Trang 134 - 174)