Nguyên lý, kết cấu đèn xenon

Một phần của tài liệu An toàn chuyển động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu (Trang 52 - 53)

1. Ống sứ cách điện, 2. Bản cực, 3. Thân đèn, 4. Buồng khí

Đèn xenon có tuổi thọ rất cao do khơng sử dụng sợi đốt, ngồi ra ánh sáng phát ra mầu trắng xanh giống với ánh sáng ban ngày giúp cho người lái có khả năng quan sát tốt hơn. Hình 2.8 mơ tả hình ảnh chùm sáng đèn chiếu sáng phía trước lắp bóng sợi đốt halơgen và bóng xenon [17].

(a) (b)

Hình 2.8: a - Chùm sáng đèn chiếu sáng phía trước lắp bóng sợi đốt halơgen; b - Chùm sáng đèn chiếu sáng phía trước lắp bóng xenon

- LED (viết tắt của Light Emitting Diode, có nghĩa là điốt phát quang) là linh

kiện bán dẫn quang được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. LED được cấu tạo từ một khối tinh thể bán dẫn InGaN tạo nên chuyên tiếp p-n (khối bán dẫn loại p (dương) ghép với một khối bán dẫn loại n (âm)).

Nguyên lý hoạt động: Các điện tử tự do ở khối âm có xu hướng chuyển sang khối dương do đặc điểm là khối dương chứa nhiều “lỗ trống”. Ở biên giới hai bên mặt tiếp giáp, một số điện tử bị lỗ trống thu hút và khi chúng tiến lại gần nhau, chúng có xu hướng kết hợp với nhau tạo thành các nguyên tử trung hòa. Khi đặt điện áp nhỏ lên chuyển tiếp, sẽ tạo nên các điện tích di động chạy qua chuyển tiếp và biến đổi năng lượng dư thành ánh sáng. Năng lượng giải phóng do sự tái hợp điện tử sẽ làm phát sinh các photon.

Tùy theo mức năng lượng giải phóng cao hay thấp mà bước sóng ánh sáng phát ra khác nhau (tức màu sắc của LED sẽ khác nhau). Mức năng lượng (và màu sắc của LED) hoàn toàn phụ thuộc vào cấu trúc năng lượng của các nguyên tử chất bán dẫn.

Một phần của tài liệu An toàn chuyển động của ô tô trong đêm khi sử dụng đèn chiếu (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)