Nguyên tắc thiết kế phiếu học tập để phát triển năng lực sáng tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiếu kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học (Trang 50 - 52)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Nguyên tắc thiết kế phiếu học tập để phát triển năng lực sáng tạo

Thiết kế được PHT để phát triển NLST của HS, cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

a. Nội dung của phiếu học tập phải phù hợp với mục tiêu, nội dung bài học

Sử dụng PHT là một trong những biện pháp để HS thực hiện nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Vì vậy, PHT phải giúp HS khai thác và nắm bắt được những

kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài học thì mới cĩ giá trị và mang lại hiệu quả. PHT cĩ thể chuyển tải nội dung một phần bài học, hoặc nội dung cả bài học.

b. Nội dung của phiếu học tập phải phù hợp với trình độ học sinh

Nội dung PHT phải phù hợp với trình độ HS, nghĩa là nội dung PHT phải đảm bảo tính vừa sức đối với HS. Các nhiệm vụ học tập trong phiếu khơng quá dễ nhưng cũng khơng quá khĩ, HS khơng chỉ tự lực hồn thành được phiếu mà cịn phát triển được tư duy của các em. Vì vậy, GV nên tìm hiểu về tâm lí, trình độ nhận thức của HS để thiết kế được PHT đảm bảo nguyên tắc này.

c. Phiếu học tập phải vừa nêu được nhiệm vụ học tập, vừa hướng dẫn và gợi ý cách thực hiện

Nội dung trong PHT chính là nhiệm vụ học tập mà người GV giao cho HS, được cụ thể hĩa bằng các câu hỏi, bài tập hoặc những tình huống yêu cầu HS thực hiện và giải quyết. Các nhiệm vụ này xuất phát từ nội dung của bài học. Thơng thường GV đặt ra câu hỏi, bài tập hoặc tình huống kèm theo những gợi ý và hướng dẫn để HS biết phải làm gì, làm như thế nào và dựa vào cơ sở nào để làm. VD: Em hãy dựa vào hình vẽ số... bài viết trong SGK trang... để phân tích, giải thích, cho nhận xét, rút ra kết luận về...

d. Phiếu học tập phải thể hiện được phương pháp hoạt động và giao tiếp của học sinh

Những gợi ý được nêu ra trong PHT chính là những gợi ý về PP hoạt động và các thao tác tư duy để HS thực hiện nhiệm vụ học tập. VD: Dựa vào hình vẽ, SGK, đồ thị, thí nghiệm... thì HS phải sử dụng các PP khai thác kiến thức từ hình vẽ, SGK, đồ thị, thí nghiệm...

Những câu hỏi, bài tập yêu cầu phân tích, chứng minh, so sánh... cũng buộc HS phải sử dụng các thao tác tư duy như phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp... để thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

e. Phiếu học tập phải đảm bảo tính khoa học, độ tin cậy và tính thẩm mỹ

Tính khoa học và độ tin cậy thể hiện trong PHT ở chỗ các thơng tin trong phiếu phải đảm bảo khách quan, chính xác và cĩ hệ thống. Ngồi ra, các thơng tin phải cĩ xuất xứ đáng tin cậy.

Tính thẩm mỹ của PHT thể hiện ở cách trình bày đẹp, ngơn ngữ ngắn gọn, súc tích. PHT cĩ tính thẩm mỹ cao sẽ tăng tính hấp dẫn, tạo hứng thú học tập cho HS.

f. Các thành phần trong phiếu học tập tạo cơ hội cho học sinh bộc lộ các biểu hiện của năng lực sáng tạo

Thiết kế một phiếu học tập, bao gồm các câu hỏi về nội dung mình đề cập. Các câu hỏi cĩ nhiều ý nhỏ cĩ mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi câu hỏi gắn liền với một biểu hiện của NLST. Từ các ý trong câu hỏi, HS sẽ bộc lộ được NLST của mình thơng qua các câu trả lời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiếu kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)