Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh thơng qua phiếu học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiếu kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học (Trang 59 - 60)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.5. Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh thơng qua phiếu học tập

Trong dạy học theo định hướng phát triển năng lực, việc đánh giá năng lực của học sinh là cần thiết, nhằm xác định đúng thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy học phù hợp. Với định hướng đào tạo người lao động, đáp ứng nhu cầu trong thời đại 4.0, việc đánh giá năng lực sáng tạo của HS là hợp lí. Tuy nhiên, để giúp việc kiểm tra, đánh giá năng lực một cách chính xác, ta cĩ thể thực hiện theo các cách sau:

- Sử dụng phối hợp các biện pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau; viết, vấn đáp, thí nghiệm, trắc nghiệm khách quan, tự luận khách quan.

- Sử dụng các câu hỏi, bài tập cĩ tính suy luận, lập luận cao, vận dụng lí thuyết và thực tiễn.

- Kiểm tra độ linh hoạt trong thực hành, thực nghiệm.

- Kiểm tra khả năng tìm ra phương án giải quyết vấn đề một cách ngắn gọn, đơn giản, linh hoạt, sáng tạo.

- Đánh giá các biểu hiện của năng lực.

(Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014)) Trong một hoạt động dạy học, việc đánh giá được xem là một trong những bước quan trọng, thơng qua hoạt động đánh giá, giáo viên cĩ thể xác định được khả năng làm việc, nhận thức của học sinh, đồng thời, xác định được mức độ của các mức năng lực mà học sinh thể hiện được. Để đánh giá một cách chính xác và hiệu quả các mục tiêu dạy học, một chủ đề dạy học cần cĩ một số cơng cụ và thang đo phù hợp. Trong luận văn này, chúng tơi đề xuất một số cơng cụ và thang đo, nhằm đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh.

2.5.1. Cơng cụ đánh giá

Năng lực học sinh thường chỉ được xác định ở một số thời điểm trong những hoạt động dạy học nhất định. Vì vậy, để đánh giá một cách chính xác và cụ thể hơn

năng lực sáng tạo của học sinh, chúng tơi sử dụng cơng cụ đánh giá như sau:

- Hồ sơ học tập (sổ tay cá nhân, sổ tay hoạt động nhĩm, các bài báo cáo): sổ tay được thiết kế để học sinh cĩ thể trình bày những nội dung đã chuẩn bị và báo cáo. Trong hồ sơ học tập, học sinh cần trình bày các kiến thức, kĩ năng đã lựa chọn và đề xuất phương án giải quyết đề mà cá nhân đề xuất và nhĩm lựa chọn. Thơng qua hồ sơ học tập, giáo viên dễ dàng đánh giá được các biểu hiện của HS.

- Bảng quan sát của giáo viên (sổ tay, hình ảnh, video): là cơng cụ giúp giáo viên ghi lại những quan sát của mình trong hoạt động dạy học, từ đĩ cĩ thể đánh giá được các biểu hiện của NLST

2.5.2. Bảng điểm năng lực sáng tạo và cách xếp loại

Qui ước về cách tính điểm: điểm mỗi biểu hiện được đánh giá tối đa là 4 điểm, là các con điểm nguyên, ứng với mức độ của mỗi biểu hiện trong thang đo năng lực sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiếu kế và sử dụng phiếu học tập theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)