Nghĩa của việc giáo dục tôn trọng sự khác biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 28)

1.4.1. Làm giàu vốn hiểu biết và kinh nghiệm của trẻ

Khi phát hiện những điểm khác biệt và tương đồng, trẻ thường đặt ra nhiều câu hỏi mang tính thách đố người lớn. Thay vì cố lờ đi trước những câu hỏi đôi khi rất đổi ngây ngô của trẻ, người lớn nên tận dụng cơ hội này để giúp trẻ hiểu và tôn trọng sự giống nhau và sự tương đồng giữa mọi người trong cộng đồng. Bằng cách có những lời giải thích đơn giản, trực quan dễ hiểu, trẻ dần hiều được ý nghĩa của như biết được một số khái niệm có liên quan đến vấn đề mà trẻ đang muốn biết.

“Trẻ em có thể học được rằng mọi người có nhiều điểm giống nhau hơn là khác, và mọi người (dù là màu sắc, kích thước, khả năng, tuổi tác) đều muốn có tình u, niềm vui và sự an tồn. Tất cả đều phụ thuộc vào thông điệp trẻ đang nghe và hành vi mà trẻ đang quan sát” (Elizabeth Erwin, Leslie Soodak, 2003).

1.4.2. Trẻ đánh giá được giá trị của bản thân và của người khác

Quyền trẻ em của liên hiệp quốc đã quy định về một trong các quyền của trẻ em là mọi trẻ em đều có quyền được chấp nhận và tơn trọng. Do đó khơng chỉ có người lớn chấp nhận và tơn trọng sự khác biệt ở trẻ nhỏ, việc chúng ta giáo dục cho trẻ chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt là bước chuẩn bị cho việc chuẩn bị cho một cơng dân tồn cầu. Tác giả Christy Tirrell Corbin cho rằng “Bằng cách giúp trẻ hiểu và tôn trọng những điểm khác biệt, chúng ta sẽ giúp trẻ hiểu được mình là ai trong bối cảnh chủng tộc, dân tộc, văn hố, tơn giáo, ngơn ngữ và lịch sử gia đình của trẻ. Theo đó, chúng ta sẽ cung cấp cho trẻ các thơng tin có ý nghĩa cá nhân và cũng giới thiệu các khái niệm từ nhân học, lịch sử, tôn giáo, địa lý…” (Christy Tirrell Corbin, 2015).

Mỗi người chúng ta đều có một giá trị riêng, khi ta tơn trọng sự khác biệt, giá trị của người khác cũng là khi ta trân trọng chính mình. Tơn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của mỗi người sống trong xã hội này. Tác giả Chirsty Tirrell Corbin cũng cho rằng“ Bằng cách giúp trẻ hiểu và tôn trọng sự khác biệt, bạn sẽ giúp trẻ nhận ra chính mình là một con người đặc biệt trong số những người đặc biệt trên thế giới” (Chirsty Tirrell Corbin, 2015).

1.4.3. Loại bỏ thành kiến, phân biệt chủng tộc và kỳ thị với người có sự khác biệt biệt

Mục tiêu đầu tiên của một chương trình giáo dục sự khác biệt là giúp trẻ nhận ra sự khác biệt, cũng như những điểm tương đồng trong số tất cả mọi người. Cho phép trẻ khám phá các nền văn hoá khác nhau tạo ra cơ hội cho họ thấy rằng ngay cả khi mọi người có những phong tục và truyền thống khác nhau, họ cũng thường chia sẻ một số đặc điểm chung. Những nhận thức như vậy giúp trẻ nhỏ học cách chấp nhận những khác biệt và giúp loại bỏ định kiến và phân biệt chủng tộc. Những nhận thức này giúp trẻ em chấp nhận và tơn trọng mọi người từ mọi nền văn hố và nguồn gốc”. Theo nghiên cứu của nhóm đánh giá toàn cầu Una: “Rõ ràng là ở nhiều nơi trên thế giới, với các nhóm dân tộc đa sắc tộc, định kiến bắt đầu từ 4 - 5 tuổi. Định kiến, trong hầu hết các tác phẩm học thuật, được định nghĩa là đánh giá, niềm tin hoặc cảm xúc tiêu cực đối với con người vì tính dân tộc của họ (Brown, 1995). Thành phần hành vi, được gọi là phân biệt đối xử, đòi hỏi phải đối xử với người khác một cách khác biệt do tính chất sắc tộc của họ, chẳng hạn như tên gọi và sự loại trừ xã hội. Vượt qua nghiên cứu thực trạng, nhóm tác giả đã xem xét các nghiên cứu đánh giá các can thiệp nhằm giảm bớt kỳ thị và phân biệt đối xử và đã nhận định như sau: “Để tránh giả định rằng trẻ nhỏ bị kỳ thị hoặc mục tiêu hẹp để giảm thành kiến, chúng tơi đã có một cái nhìn rộng hơn về mục tiêu của chúng tôi, cụ thể là để kiểm tra các can thiệp nhằm nâng cao sự tơn trọng và sự hịa nhập. Chúng tôi xem sự tôn trọng và sự hòa nhập là mục tiêu hành vi tích cực của các can thiệp” (Frances E. Aboud, Colin Tredoux, Linda R. Troppc, Christia Spears Brown ,Ulrike Niens, Noraini M. Noor, 2012).

Một ý kiến khác cho rằng: “Sự định kiến sẽ được giảm đi bằng cách dạy cho trẻ hiểu rằng sự khác biệt là một sự tích cực nên được chấp nhận” (Lindsey Cameron, 2005).

1.4.4. Trẻ học được cách làm việc cùng nhau và giao tiếp tốt với mọi người xung quanh xung quanh

Dạy trẻ cách cư xử tốt có thể có vẻ khó khăn, đặc biệt là ở các trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cách cư xử tốt bắt nguồn từ sự tôn trọng. Bằng những những cách rất đơn giản

như nói "xin vui lịng" và "cảm ơn" có thể cần một thời gian dài để hình thành. Với thực tế, những cử chỉ này có thể trở nên tự nhiên với trẻ. Bằng cách thực hành cách cư xử, đứa trẻ sẽ biết rằng tất cả các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp nếu trẻ cư xử tốt với tất cả mọi người. Tơn trọng sự khác biệt có liên quan đến cảm giác thuộc về mọi người. Khi sự khác biệt được đánh giá cao và được tơn trọng, người ta có nhiều khả năng phát triển ý thức thuộc về cộng đồng và mối quan hệ xã hội của họ với người khác. Những người có mối quan hệ tương hỗ và tích cực trong cuộc sống của ít có khả năng trải nghiệm những cảm giác chán nản và lo lắng so với những người có ít liên hệ xã hội hơn. Theo UNESCO, việc học cách chung sống cùng nhau trong một nền hịa bình và hịa hợp là một tiến trình năng động, tồn diện và lâu dài thông qua việc tôn trọng lẫn nhau, hiểu, quan tâm và chia sẻ, tình thương, trách nhiệm xã hội, tình đồn kết, sự chấp nhận và khoan dung với sự khác biệt giữa các cá nhân hoặc các nhóm người (dân tộc, xã hội, văn hố, tơn giáo, quốc gia và khu vực) được tiếp thu và thực hiện cùng nhau để giải quyết những vấn đề và để hướng tới một xã hội tự do, hịa bình và dân chủ (UNESCO, 1998). Chấp nhận và tơn trọng sự khác biệt của người khác cịn giúp trẻ có một tâm hồn đẹp, việc lưu tâm đến sự tử tế của người khác sẽ xóa tan ấn tượng về cảm giác khó gần, khắt khe từ phía những người bạn xung quanh. Tôn trọng sự khác biệt là một yêu cầu không thể thiếu trong cuộc sống, là đức tính của một cơng dân tồn cầu. Nó cũng là điều cốt lõi cho một trong bốn trụ cột, bốn mục tiêu của giáo dục mà UNESCO đã đưa ra, đó là “học để chung sống”. Việc giáo dục về sự khác biệt trong giáo dục mầm non là một quá trình gồm hai bước: giúp trẻ em cảm thấy tốt về bản thân, gia đình và cộng đồng, đồng thời cho trẻ thấy những khác biệt, những điều không quen thuộc và những trải nghiệm ngoài cuộc sống gần gũi xung quanh trẻ.

“Trẻ em nên học hỏi về sự đa dạng từ nhỏ để chuẩn bị trở thành thành viên của một cộng đồng mà tính tồn cầu ngày càng một nâng cao. Sự khác biệt trong giáo dục mầm non có thể bao gồm các chủ đề như phân biệt chủng tộc, thành kiến và kỳ thị. Giáo viên có thể giúp trẻ đánh giá cao sự khác biệt giữa các bạn cùng lớp và những người khác trên thế giới bằng cách dạy cho trẻ về các nền văn hoá khác nhau và thảo luận về tính đa dạng (Melody Hughes, 2005).

“Bằng cách học hỏi về những những nền tảng văn hoá khác nhau, chúng ta có thể nâng cao tầm nhìn của bản thân, có cuộc đối thoại giữa các cá nhân và giao tiếp tốt hơn ở mức độ cá nhân” (Asim Shah, 2017).

1.4.5. Hình thành cho trẻ sự khoan dung

Mỗi đứa trẻ khi lớn lên đều phải phải đối mặt với xung đột trong suốt cuộc đời của họ. Mặc dù có thể khơng phải lúc nào trẻ cũng đồng ý hay hiểu những gì đang được nói hoặc làm, dạy cho trẻ sự tơn trọng sẽ đảm bảo trẻ làm hết sức mình để giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Giáo dục cho trẻ sự tôn trọng sẽ cho phép trẻ giao tiếp một cách có hiệu quả và cũng sẽ khuyến khích chúng tự chịu trách nhiệm cho những sai lầm của mình và chịu đựng tốt hơn những sai lầm của người khác. Giữa khoan dung và tơn trọng sự khác biệt có mối quan hệ gần gũi với nhau. Theo tổ chức UNESCO, sự khoan dung là sự tôn trọng, chấp nhận và đánh giá cao sự đa dạng phong phú của văn hóa thế giới của chúng ta, các hình thức biểu hiện và cách thức con người. Nó được ni dưỡng bởi kiến thức, sự cởi mở, sự tự do trong suy nghĩ, lương tâm và niềm tin. Sự khoan dung là sự hòa hợp trong những sự khác biệt” (UNESCO, 1995). Chính vì thế, sự khoan dung chứa đựng giá trị của nền văn hóa hịa bình, sống hịa hợp cùng nhau, khơng có chiến tranh, bạo lực. Mặc dù ban đầu được sử dụng để chỉ những khác biệt về chủng tộc và tôn giáo, khái niệm đa dạng và khoan dung cũng có thể áp dụng cho giới, người khuyết tật thể chất và trí tuệ, và những khác biệt khác nữa. Nhưng khoan dung khơng có nghĩa là tất cả các hành vi phải được chấp nhận. Hành vi không tôn trọng hoặc gây tổn thương cho người khác, như là có ý đồ hoặc bắt nạt, hoặc các hành vi vi phạm các quy tắc xã hội, như nói dối hoặc ăn cắp, không nên dung thứ. “Sự khoan dung là chấp nhận mọi người vì họ là ai - khơng phải là chấp nhận hành vi xấu. Khoan dung cũng có nghĩa là đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn được đối xử” (D'Arcy Lyness, 2014).

1.4.6. Trẻ được hình thành các kỹ năng sống và biết tôn vinh những giá trị tốt đẹp của người khác

Khi trẻ biết tôn trọng những người khác nhau, chúng bắt đầu đánh giá từng người một. Khi đứa trẻ phát triển và trưởng thành, trẻ sẽ có các kỹ năng xã hội khơng chỉ chấp nhận mà còn biết tơn vinh những sự khác biệt đó.

Trong chương trình giáo dục kỹ năng sống 4 - H (Steve Mc.Kinley), chấp nhận sự khác biệt là một trong những nội dung quan trọng thuộc loại kỹ năng liên kết, đó là sự công nhận và hoan nghênh các yếu tố phân tách hoặc phân biệt từ một người khác. “Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân chia ra 21 kỹ năng sống tương ứng dành cho thiếu niên Việt Nam, trong đó kỹ năng thể hiện sự cảm thơng: là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hồn cảnh của người khác, hiểu và chấp nhận người khác vốn là những người rất khác mình, qua đó thể hiện rõ cảm xúc và tình cảm của người khác và cảm thơng với hồn cảnh hoặc nhu cầu của họ” (Nguyễn Hữu Long, Nguyễn Ngọc Duy - Võ Minh Thành, 2016).

“Bốn trụ cột trong giáo dục, hay mục tiêu giáo dục của thế kỹ XXI là: học để biết, học để làm; học để cùng chung sống; học để làm người là một cách tiếp cận kỹ năng sống. Đó chính là sự kết hợp các kỹ năng tâm lý xã hội” (Đào Thị Oanh, 2007). Tôn trọng sự khác biệt đã đáp ứng mục tiêu giáo dục “học để chung sống” phù hợp với yêu cầu của xã hội trong thời đại mới.

1.5. Biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi tôn trọng sự khác biệt ở trường mầm non 1.5.1. Một số nguyên tắc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt

* Đảm bảo các nguyên tắc giáo dục mầm non

Trước tiên, giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt cần tuân thủ các nguyên tắc giáo dục mầm non nói chung nhằm đảm bảo các mục đích của giáo dục mầm non và hiệu quả của quá trình giáo dục. Các nguyên tắc giáo dục mầm non bao gồm:

- Lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn, tạo cơ hội cho trẻ hoạt động.

- Giáo dục thông qua môi trường và tạo môi trường hoạt động đa dạng, phong phú, hấp dẫn cho trẻ.

- Giáo dục theo hướng tích hợp.

- Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục, tính thường xuyên; tính vừa sức...nhằm giáo dục và phát triển tính tồn vẹn nhân cách trẻ.

- Xã hội hóa giáo dục mầm non.

* Không bỏ qua sự khác biệt

- Thuật ngữ thường dùng trong các nghiên cứu là “Don't be blind to differences” được hiểu như là việc chúng ta cố tình khơng cho trẻ thấy được sự khác biệt đang tồn tại quanh trẻ, rằng mọi người đều giống nhau và như thế sẽ không làm nẩy sinh các thái độ, hành vi tiêu cực ở trẻ. Tuy nhiên, trẻ thường tò mò một cách tự nhiên về sự khác biệt. Là người lớn chúng ta cần giúp trẻ đánh giá cao và quan tâm tìm hiểu sự khác biệt, không giả vờ rằng sự khác biệt không tồn tại. Tác giả Christopher J. Metzler cho rằng trừ khi chúng ta sẵn sàng giải thích cho trẻ những điều có vẻ lạ hoặc khác so với trẻ, chúng ta sẽ không bao giờ thành công trong việc dạy trẻ hiểu và đánh giá cao sự khác biệt (Christopher J. Metzler, 2009). Để lý giải cho vấn đề này, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chúng ta ngăn đứa trẻ nói về sự khác biệt không phải là hướng giáo dục phù hợp. Việc cố gắng dạy trẻ “mù màu” trong việc nhìn nhận mọi người chúng ta khơng có sự khác nhau về đặc điểm bên ngoài, tài năng, kinh nghiệm và một số đặc điểm khác khiến sự khác nhau này trở thành sự bất hòa lớn nhất, cố che giấu có vẻ khơng hợp lý. Khi nhận ra những điểm khác biệt, mọi người lại có thể về cùng một nhóm và thực tế việc chúng ta đều khác nhau là điều có thể chấp nhận được. Vấn đề không tập trung ở chỗ chúng ta khác nhau mà là cách chúng ta cảm nhận, đối xử và cùng chung sống với sự khác biệt đó. Mọi người nên có cơ hội được yêu thương, hổ trợ và đối xử bình đẳng như nhau. Trong đó, tác giả Monnica T Williams nhận định “sự mù màu đơn lẻ là không đủ để chữa lành vết thương về chủng tộc ở cấp độ quốc gia hoặc cá nhân. Cuối cùng nó hoạt động như một hình thức phân biệt chủng tộc” (Monnica T Williams, 2011).

Phải chú trọng công tác bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn cho giáo viên mầm non

Việc xây dựng đội ngũ chuyên gia giáo dục mầm non cần có sự hướng dẫn và tập huấn đặc biệt về sự khác biệt và nhận thức về sự khác biệt. Giáo viên có ảnh hưởng to lớn đến kết quả đạt được của trẻ trong môi trường giáo dục ở tương lai. Công tác tập huấn nhận thấy rằng khơng một nền văn hố, chủng tộc hay sắc tộc nào đại diện cho tiêu chuẩn nào đó (Southern Early Childhood Association, 2013).

1.5.2. Cách tiếp cận giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường mầm non non

Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục hiện đại đã và đang được thực hiện tại các trường mầm non ở Việt Nam hiện nay. Từ năm 2009, sau khi chương trình giáo dục mầm non mới chính thức được ban hành, giáo dục theo hướng tích hợp đã có nhiều nghiên cứu, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện. Theo cách hiểu chung nhất: “Tích hợp là sự kết hợp, phối hợp, liên kết và đan xen các bộ phận để tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất, khơng chia cắt, trong đó ln đảm bảo tính thống nhất, tính tồn vẹn, tính hệ thống và tính mục đích” (Hồ Lam Hồng, 2011). Giáo dục tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục mầm non như: tạo điều kiện cho trẻ có điều kiện khám phá, trải nghiệm trong thế giới đa dạng xung quanh trẻ; phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ và đáp ứng được hứng thú,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)