2.2. Mẫu và phương pháp tìm hiểu thực trạng
2.2.4. Phân tích kết quả điều tra thực trạng
* Nhận thức của giáo viên về nội dung và hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biêt
Bảng 2.1. Ý kiến của giáo viên về các nội dung và hoạt động giáo dục sự khác biệt trong trường mầm non (N: 127)
Nội dung
và hoạt động Ý kiến của giáo viên được khảo sát Tỷ lệ 1. Nội dung Sự khác biệt về giới tính (bạn trai và bạn gái) 61,42%
Sự khác biệt về đặc điểm bên ngồi: béo phì,
ốm, làn da, 72,44% Sở thích về món ăn, trang phục 68,50%
Nơi ở 5,51%
Hợp tác, sẻ chia cùng bạn 11,81% Khơng kì thị bạn có sự khác biệt 25,20% Biết thương yêu những người có hồn cảnh
khó khăn 13,39%
Quan tâm, giúp đỡ người có sự khác biệt 9,45% Không phân biệt giới tính, sắc tộc, tơn giáo,
khiếm khuyết, tài năng, năng lực riêng của từng trẻ
0,79% Đặc điểm gia đình 19,69% Lịng bao dung 5,51% Trẻ khuyết tật 56,69% Giọng nói (nói ngọng, nói lắp) 8,66%
Hoạt động Hoạt động chơi: trẻ chơi cùng nhau, khơng có
sự phân biệt lẫn nhau 88,18% Giờ học và giờ chơi 98,43% Hoạt động thể dục thể thao 66,93% Các sự kiện lễ hội 94,49% Tổ chức mọi lúc, mọi nơi 97.64% Các mơn học như tạo hình, mơi trường xung
quanh, làm quen văn học… 99,23% Kết quả khảo sát cho thấy, hầu như giáo viên đã quan tâm đến nội dung giáo dục sự khác biệt trong trường mầm non. Tuy nhiên, nội dung được quan tâm nhiều nhất chỉ là những giáo dục trẻ tôn khác biệt về đặc điểm bên ngoài dễ nhận biết như là đặc điểm về hình thể bao gồm màu da, giới tính, các bộ phận trên cơ thể bình thường hay có những khuyết tật hình thể. Để cụ thể các biểu hiện của sự tôn trọng sự
khác biệt, các giáo viên được hỏi đã cho rằng mức độ chấp nhận sự khác biệt là một nội dung của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Phần lớn các giáo viên đã cho rằng khi giáo dục trẻ khơng có các biểu hiện tiêu cực như chê cười, kỳ thị và chơi hòa đồng với tất cả các bạn nghĩa là đã giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Chỉ có một số ít giáo viên cho rằng giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt bao gồm việc giáo dục trẻ biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người có sự khác biệt.
Đối với các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt, hoạt động học và chơi là hai hình thức chủ yếu để thực hiện việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Tiếp theo, các hoạt động thể dục thể thao hay lễ hội là những hình thức giáo dục mà giáo viên có thể tổ chức để thực hiện nội dung giáo dục này.
Nhìn chung, giáo viên đã quan tâm và thực hiện nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường mầm non. Tuy nhiên, các nội dung giáo dục chỉ tập trung vào những sự khác biệt về đặc điểm hình thể bên ngồi và giáo dục trẻ chấp nhận sự khác biệt nói chung; khái niệm về tôn trọng được hiểu từ mức độ việc trẻ không kỳ thị, không chế giễu người khác, cao hơn là trẻ chơi hòa đồng với tất cả các bạn khơng để ý đến sự khác biệt hiện có, các mức độ cao hơn thì rất ít được đề cập đến hoặc không được nêu ra khi được hỏi. Đối với các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt, bước đầu, các giáo viên đã nghĩ đến những hoạt động thực hiện hàng ngày được quy định theo chương trình giáo dục hiện nay và được tập trung ở các hoạt động học và vui chơi của trẻ, nhìn chung các hoạt động chưa có sự đa dạng và mới mẻ.
Một vấn đề khác cần quan tâm là giáo viên chú trọng nhiều vào sự khác biệt mà chưa đi vào trọng tâm câu hỏi là nội dung giáo dục. Điều này có nghĩa họ đă nhận ra trong lớp của họ có nhiều sự khác biệt. Tuy nhiên, họ chưa hiểu ở lứa tuổi của trẻ, trẻ cần được giáo dục những gì, ít ra là nhớ được các nội dung được đề cập trong chương trình giáo duc mầm non: tôn trọng, hợp tác, chấp nhận.
* Đánh giá của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt
Bảng 2.2. Quan điểm của giáo viên mầm non về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt
Mức độ quan trọng
Nội thành Ngoại thành Cộng chung
Công lập (N=41) Ngồi cơng lập (N= 35) Công lập (N=41) Ngồi cơng lập (N=10) Công lập (N=82) Ngồi cơng lập (N=45) Tỉ lệ % Rất quan trọng 16 17 22 5 38 22 47.24 Quan trọng 24 17 19 5 43 22 51.18 Bình thường 1 1 0 0 1 1 1.58 Ít quan trọng 0 0 0 0 0 0 0 Không quan trọng 0 0 0 0 0 0 0 Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Ít quan trọng Khơng quan trọng
Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện quan điểm của giáo viên về tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt.
Kết quả khảo sát cho thấy có đến 99.42 % giáo viên cho rằng việc giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt có tầm quan trọng trở lên. Trong đó, mức độ rất quan trọng được đánh giá đến 47, 24%, mức độ quan trọng là 51,18%, và chỉ có 1.58% giáo viên cho rằng việc giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt ở mức độ trung bình. Như vậy, thơng qua khảo sát nhận thức ban đầu của giáo viên, ta thấy được đa phần giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt.
Lý giải về nhận định việc giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt có tầm quan trọng, các giáo viên được hỏi đã đưa ra những lý do chung như sau:
- Trẻ biết tôn trọng sự khác biệt sẽ phát triển tốt về mặt tình cảm, xã hội. - Những khác biệt của từng cá thể tạo ra một xã hội đa dạng
- Trẻ sẽ biết tôn trọng mọi người xung quanh trong cuộc sống.
- Giúp trẻ hịa đồng biết giúp đỡ bạn, biết cảm thơng, khơng kỳ thị, xa lánh - Cần cho trẻ hiểu mỗi cá thể là riêng biệt không ai giống ai
- Tạo một xã hội đa dạng không rập khuôn
- Trẻ nhận thức tốt phẩm chất giá trị, phát triển kiến thức văn hóa - Trẻ biết chia sẻ, có cái nhìn khách quan về người khác
- Biết tìm ra điểm tích cực của bạn.
Nhìn chung, đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt từ lứa tuổi mầm non. Các lý do được đưa ra đã đề cập đến việc hình thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho trẻ trong tương lai rất phù hợp với thông điệp chung của toàn cầu về việc chung sống cùng nhau trong một xã hội luôn vận động và phát triển.
Kết quả phỏng vấn ban giám hiệu
Để tìm hiểu nhận thức của ban giám hiệu về ý nghĩa của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt, chúng tôi tiến hành phỏng vấn đại diện ban giám hiệu tai 02 trường. Kết quả cho thấy ban giám hiệu cững đã đánh giá được tầm quan trọng của vấn đề này như: Tôn trọng sự khác biệt giúp trẻ tự tin, biết quan tâm, chia sẻ và cảm thông cùng bạn, là điều kiện hình thành nhân cách tốt đẹp của trẻ sau này, trẻ hòa đồng chia sẻ và cảm thông với người khác.
Tuy nhiên, thực tế khi tiến hành khảo sát tại các trường, chúng tơi cũng gặp khơng ít khó khăn xuất phát từ ban giám hiệu. Ban đầu, các trường chấp nhận hỗ trợ cơng tác nghiên cứu nhưng khi trình bày nội dung đề tài muốn hướng đến là giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt, chúng tôi gặp phải ý kiến bất hợp tác với lí do trẻ trong trường đã có sự tơn trọng bạn, nếu chúng ta quá đi sâu vào vấn đề này sẽ làm vấn đề trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tâm lý trẻ cũng như phụ huynh. Mặt khác, khi chúng tôi cũng bị từ chối việc tiếp xúc với phụ huynh để thực hiện phiếu khảo sát cũng với lý do trên. Sau khi thuyết phục, ban giám hiệu đă giúp bằng cách nhờ giáo viên phát phiếu khảo sát trong buổi họp phụ huynh và thu lại. Tuy nhiên, với kết quả này, chúng tơi nhận thấy có sự sao chép giữa các bảng hỏi nên đã không sử dụng được trong nghiên cứu. Điều này cho thấy rằng, việc giáo dục trẻ tơn trọng sự khác
biệt vẫn cịn được hiểu chỉ là dạy trẻ không kỳ thị bởi sự khác biệt, và nếu dạy trẻ tôn trọng sự khác biệt có nghĩa là trong trường đã có sự khác biệt. Đó là một dấu hiệu “mù màu” mà chúng tơi đã nghiên cứu ở chương 1, nghĩa là một số cán bộ quản lý vẫn chưa nhận ra quanh trẻ có nhiều sự khác biệt, một số người vẫn nghĩ rằng việc che giấu đi sự khác biệt sẽ không làm trẻ bị ảnh hưởng và quá quan tâm dẫn đến sự kì thị. Nếu khơng đề cập đến, trẻ khơng nhận thấy và sẽ khơng có những hành vi, biểu hiện tiêu cực. Chúng tôi đã chấp nhận kéo dài thời gian để nghiên cứu và thực hiện khảo sát trực tiếp tại trường khác để có được sự tự nguyện tham gia của các đối tượng nghiên cứu nhằm đảm bảo tính trung thực của kết quả khảo sát.
* Nhận định của giáo viên về khả năng nhận biết sự khác biệt của trẻ mầm non Bảng 2.3. Nhận định về khả năng nhận biết sự khác biệt của trẻ mầm non
Khu vực Khả năng nhận biết sự khác biệt của trẻ mầm non Có Khơng Khơng chắc Nội thành Cơng lập 100% 0 0 Ngồi cơng lập 94,28% 2,86% 2,86% Ngoại thành Công lập 100% 0 0 Ngồi cơng lập 80% 10% 10% Tổng 96,86% 1,57% 1,57%
Có 96.86 % (123/127) giáo viên cho rằng trẻ ở lứa tuổi mầm non có thể nhận
biệt sự khác biệt; chỉ có một số ít giáo viên tại các trường ngồi cơng lập được khảo sát (1,57%) cho rằng không quan trọng và 1,57% không chắc trong việc đánh giá mức độ quan trọng.
Khi được đề nghị liệt kê những ví dụ về sự khác biệt mà giáo viên quan sát được. Chỉ có 12 giáo viên chia sẻ 14 tình huống đã từng diễn ra trong lớp chứng tỏ trẻ đã nhận biết sự khác biệt từ độ tuổi 4-5 tuổi. Cụ thể như sau:
- Trẻ thường đặt ra nhưng câu hỏi tại sao như: tại sao bạn trắng hơn con, bạn được tổ chức sinh nhật cịn con thì khơng? Tại sao bạn ấy không giống con?
- Trong lúc chơi, trẻ hỏi cơ "Cơ ơi sao ngón tay bạn có một ngón nhỏ xíu bên ngồi” hoặc “ Cơ ơi sao con thấy chân bạn không thẳng”.
- Những trẻ lanh, hoạt bát, nói nhiều thường chơi chung với nhau; những trẻ hơi chậm một tí sẽ chơi cùng một nhóm khác; có nhóm chỉ chơi một góc chơi duy nhất trong suốt năm học.
- Trẻ hay kể vơi ba mẹ trong lớp có bạn nảo được cơ khen nhiều, bạn nào làm việc giúp cô…
- Trẻ hay nhại lại tiếng của bạn khác có khó khăn về ngơn ngữ như nói ngọng, cà lăm (nói lắp).
- Trong lúc tham quan quan ngoại khóa, một trẻ đã hỏi cô: “ cô ơi! Tại sao bạn còn nhỏ mà phải đi bán vé số vậy?
- Trẻ biết trong lớp có bạn khơng nói được, chơi một mình, khơng thích chơi với bạn khác.
- Trẻ hỏi cơ: “Tại sao bạn đó lúc nào cũng chạy, cũng phá” (chỉ bạn tăng động trong lớp).
- Trẻ biết có một bạn trong lớp khơng thích mặc đồng phục. - Trẻ biết bạn béo phì hay giúp cơ trực nhật.
- Bé hỏi cô: tại sao bạn đưọc mẹ tổ chức sinh nhật trong lớp, cịn con thì khơng?
- Trong lớp, có bé ăn chay theo gia đình. Những ngày đầu đến lớp, trẻ thường nơn khi ăn các món ăn mặn nên gia đình đề nghị không cho trẻ ăn bán trú. Hàng ngày, gia đình mang cơm chay cho trẻ. Đến trưa, trẻ ăn chung bàn với bạn nhưng ăn cơm mang theo. Sau gần một năm, các bạn trong lớp có thói quen, để sẵn cho bạn đó tơ chén riêng, đơi khi cịn giúp bạn lấy cơm từ balo khi vào lớp buổi sáng.
- Trẻ kể về quê cùng gia đình vào dịp tết có tham gia lễ hội ở quê, có tham gia làm một số món ăn ở địa phương...
- Trong lớp, có bạn chỉ ngủ khi có một cái khăn cũ bạn từ lúc mới chào đời. Các bạn trong lóp đã quen với thói quen của bạn và khơng cười khi khăn cũ, phai màu. Hoặc có vài bạn đơi khi tè dầm trong giờ ngủ, lúc đầu các bạn còn trêu chọc nhưng khi được cơ giải thích là hơm nay bạn chơi nhiều nên ngủ say và có thể ai cũng có lúc như thế, dần dần các bé khơng cịn trêu chọc nữa. Nhưng hơn hết, nếu có trường hợp đó xảy ra, giáo viên phải nhẹ nhàng cho trẻ dậy vệ sinh trước khi các bạn
khác thức dậy, động viên và canh chừng tập thói quen cho trẻ thức để đi vệ sinh đúng lúc.
- Trong buổi tập văn nghệ của lớp, cơ thấy có bé cứ đứng nhìn các bạn một cách say sưa nhưng khi cơ hỏi trẻ có muốn múa với bạn khơng, cơ cho vào đội hình. Trẻ khơng nói chỉ lắc đầu nhưng vẫn rất thích thú nhìn bạn tập. Cơ rất bất ngờ khi bé nói con vào sẽ làm các bạn bị thua vì con khơng múa đẹp (Bé đang nghĩ rằng lớp mình đang thi văn nghệ cùng với các lớp khác chứ không chỉ là biểu diễn văn nghệ).
Các ví dụ cụ thể đã chứng minh được trong thực tế, trẻ ở độ tuổi 4-5 tuổi đã có thể nhận thấy nhiều sự khác biệt trong lớp từ ngoại hình, đến sở thích, khả năng và hồn cảnh sống, thói quen, đặc điểm tâm sinh lý...Tuy nhiên, số lượng giáo viên có thể quan sát và nêu các ví dụ cụ thể rất ít.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi cũng đã phỏng vấn 04 giáo viên tại hai trường khảo sát và tiến hành thực nghiệm. Với câu hỏi: “Theo chị, các trẻ trong lớp chị thường có những sự khác biệt nào?”. 3/4 giáo viên cho rằng trẻ thường có khác biệt về giới tính, hình dáng, 1/4 giáo viên có thêm ý kiến cho rằng trẻ cịn có sự khác biệt về khả năng trong học tập. Sau khi được gợi mở về một số tình huống đã thu thập từ các bảng hỏi, các giáo viên được phỏng vấn đều nhận ra trẻ trong lớp mình phụ trách cịn nhiều sự khác biệt khác mà họ chưa nhớ tới bao gồm hồn cảnh sống, thói quen, đặc điểm văn hóa, ngơn ngữ vùng miền. Tại 01 trường thuộc khu vực có khu công nghiệp. giáo viên khi được hỏi thêm về sự khác biệt cụ thể đã từng có trong lớp đã cho biết trẻ có nhiều sự khác biệt về hồn cảnh sống. Có vài trẻ phải vắng học trong cả một tháng do cha mẹ cho về quê cho ông bà trông và sau đó lại quay lại học, có vài trẻ được bố mẹ gửi lại vài giờ sau giờ hành chính do bố mẹ phải làm việc ca tối hay tăng ca do hầu hết cha mẹ trẻ là cơng nhân khu cơng nghiệp, một số ít là dân cư địa phương trong khu vực gần nhất.
Ban giám hiệu khi được phỏng vấn cũng có câu trả lời tương tự như trên.
Tương tự, 28 phụ huynh đồng ý thực hiện bảng hỏi cũng cho rằng trẻ có thể nhận biết sự khác biệt, khác biệt chủ yếu về hình dáng bên ngồi, khác biệt rõ rệt về thể trạng giữa trẻ bình thường và trẻ khuyết tật.
* Kết quả quan sát tại 02 lớp - Thời gian quan sát: 01 tuần/ 1 lớp
- Kết quả quan sát
Bảng 2.4. Kết quả quan sát, đánh giá khả năng nhận biết sự khác biệt của trẻ tại lớp 4-5 tuổi (trường công lập)
STT Sự khác biệt Mô tả sự khác biệt Khả năng nhận biết
sự khác biệt của trẻ Ghi chú