3.1.1. Cách tiếp cận giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt
Trong các cách tiếp cận giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường mầm non đã được nghiên cứu ở chương 1, chúng tơi lựa chọn cách giáo dục qua chủ đề vì những lý do sau:
+ Trong cách tiếp cận giáo dục theo chủ đề đã có lồng ghép nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong các hoạt động giáo dục.
+ Dạy học theo dự án là hình thức giáo dục theo chủ đề ở mức độ cao hơn và đáp ứng yêu cầu phát huy tính tích cực của trẻ và mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, hiện nay ,các giáo viên chưa được tập huấn cách tiếp cận này nên sẽ mất nhiều thời gian cho cơng tác tập huấn để giáo viên có thể nắm bắt được yêu cầu, cách thức thực hiện.
Từ thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt như đã khảo sát ở chương 2, ta thấy rằng trẻ ít chú ý đến những đặc trưng về dân tộc, ngơn ngữ và sở thích. Mặt khác, mức độ thể hiện thái độ hành vi quan tâm đến khả năng của bạn hơn là sự khác biệt, yêu thích và trân trọng những giá trị tốt đẹp từ sự khác biệt được đánh giá ở mức độ thỉnh thoảng ở các trường nội thành. Do đó, để xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp tôn trọng sự khác biệt tại hai trường ở khu vực quận 7 (thuộc khu vực nội thành), chúng tôi tập trung xây dựng một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt qua chủ đề “Văn hóa”. Thơng qua chủ đề, chúng tơi đã kết hợp nhiều biện pháp khác nhau nhằm phát triển cho trẻ cả năm lĩnh vực phát triển ở độ tuổi mẫu giáo. Tùy theo đặc điểm từng trường, cùng chủ đề “văn hóa” nhưng chúng tơi có thay đổi về thời gian, nội dung cho phù với khả năng, nhu cầu muốn tìm hiểu, khám phá của trẻ.
- Trẻ biết được trên đât nước Việt Nam có nhiều dân tộc cùng sinh sống, biết được một số dân tộc có dặc điểm riêng về trang phục, ẩm thực và các lễ hội truyền thống... nhưng có chung nguồn gốc con rồng cháu tiên.
- Trẻ biết mỗi trẻ có thể được sinh ra ở nhiều nơi khác nhau, có bạn cùng quê, phát hiện một số bạn có giọng nói gần giống nhau do có quê quán cùng vùng, miền.
- Trẻ biết nói lên sở thích của mình trong ăn uống, biết lựa chọn và tham gia các hoạt động theo ý thích.
- Trẻ nhận biết được sự khác nhau về hồn cảnh sống giữa mình và các bạn ở những nơi cịn gặp nhiều khó khăn.
- Trẻ biết chấp nhận những khác biệt của bạn để kết nhóm hoạt động theo ý thích, tụ thỏa thuận và phân cơng trực nhật theo khả năng của từng thành viên trong nhóm, biết nhường nhịn và giúp đỡ các bạn có khó khăn về vận động.
- Trẻ u thích và tơn trọng những đặc điểm khác biệt về ngơn ngữ, trang phục, thói quen của các bạn người dân tộc trong lớp.
3.1.2. Xây dựng các biện pháp giáo dục trẻ 4-5 tuổi tôn trọng sự khác biệt Định hướng xây dựng các biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt
Các biện pháp được xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Căn cứ theo chương trình giáo dục mầm non ban hành kèm theo văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 1 năm 2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thơng tư ban hành Chương trình giáo dục mầm non, nội dung phát triển tình cảm xã hội cho trẻ 4 - 5 như đã trình bày chương 1.
- Đảm bảo các nguyên tắc trong giáo dục mầm non.
- Khắc phục những hạn chế, thiếu sót theo thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt đã khảo sát ở chương 2.
+ Nâng cao nhận thức của giáo viên về khả năng chú ý đến sự khác biệt của trẻ.
+ Giáo dục cho trẻ những hành vi, thái độ tích cực cho trẻ khi nhận thấy có sự khác biệt ở mức độ cao hơn so với kết quả thực tế từ nhận định của giáo viên.
+ Nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp giáo dục như: Xây dựng môi trường giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt; tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, trải
nghiệm trẻ sẽ phát triển một mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau, tổ chức các hoạt động mọi lúc, mọi nơi theo nhu cầu, hứng thú của trẻ.
+ Khắc phục được một số khó khăn trong q trình tổ chức các hoạt động của giáo viên: Giáo viên chưa có kiến thức, kỹ năng để giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt; chưa có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt giáo dục trẻ tơn trọng sự khác biệt; chưa có những hướng dẫn cụ thể về phương pháp, biện pháp và hình thức giáo dục trẻ tơn trọng sự khác biệt; chưa có sự đồng tình, tham gia của phụ huynh; Thiếu nguồn tài nguyên (tư liệu, tài liệu, nguyên vật liệu…) để giáo viên tổ chức hoạt động.
Các biện pháp được xây dựng để giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt
Biện pháp 1: Xây dựng môi trường giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt.
Biện pháp 2: Tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, trải nghiệm thơng qua chủ đề “văn hóa”
Biện pháp 3: Xây dựng mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường khi thực hiện chủ đề
Biện pháp 4: Tập huấn cho giáo viên về sự khác biệt trong lớp học
Biện pháp 5: Phát triển các nội dung giáo dục có liên quan đến việc giáo dục trẻ tơn trọng sự khác biệt về văn hóa