Kết luận và bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 112)

biệt quanh trẻ. Các biện pháp thử nghiệm đã mang lại hiệu quả thay đổi nhận thức của giáo viên về việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Giáo viên đã thiết kế chủ đề phù hợp với trẻ, trẻ tích cực tham gia các hoạt động và đã có nhiều thay đổi về hành vi, thái độ đối với sự khác biệt. Để thực hiện có hiệu quả, các chủ đề nên thực hiện cuối độ tuổi. Để cho các biện pháp thực hiện đạt hiệu quả, việc quan sát, đánh giá trẻ ln là nhiệm vụ quan trọng vì tất cả các hoạt động đều dựa trên khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ. Việc xây dựng mơi trường cần có sự đầu tư của giáo viên hơn trong việc tận dụng các sản phẩm của trẻ, tránh trường hợp chỉ trưng bày những sản phẩm đẹp, điều này sẽ làm hạn chế ý nghĩa của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Trong công tác, các giáo viên cùng nhau chia sẻ ý tưởng, chia sẻ các nguyên vật liệu cho trẻ khám phá sẽ giúp giảm bớt thời gian chuẩn bị và có nhiều hoạt động mới mẻ, hiệu quả hơn. Mơi trường giáo dục có sự thay đổi so với trước nhưng cần sự đầu tư hơn và nên thực hiện ngay từ đầu năm học vì sự khác biệt luôn tồn tại, khi trẻ phát hiện trong quá trình hoạt động nên có sự ghi nhận lại bằng hình ảnh, sản phẩm của trẻ để khi thực hiện chủ đề giáo viên sẽ không tốn nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm tịi lại hoặc cho trẻ thực hiện lại.

Tiểu kết Chương 3

Có rất nhiều các biện pháp giáo dục trẻ mầm non tôn trọng sự khác biệt. Để công tác giáo dục đạt hiệu quả cao, giáo viên cần linh hoạt phối hợp nhiều biện pháp khác nhau. Với cách tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề, giáo viên đã tạo nhiều cơ hội cho trẻ được khám phá, trãi nghiệm. Có thể giáo dục trẻ thông qua nhiều chủ đề khác nhau tùy theo nhu cầu, hứng thú, khả năng của trẻ và nhiều điều kiện thực tế khác nhau. Chủ đề về “Văn hóa” không quá xa lạ đối với trẻ. Trên thực tế, nhiều trường đã cho trẻ làm quen nhưng với hình thức và nội dung khác như tìm hiểu các phong tục ngày tết qua lễ hội mừng xuân, tìm hiểu đặc trưng văn hóa của một số nước qua lễ hội Noel, Trung thu, Halloween. Việc đưa các nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt vào chủ đề “Văn hóa” rất phù hợp với trẻ. Có nhiều biện pháp khác nhau được sử dụng hiệu quả như tổ chức các hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non hiện nay, tổ chức các sự kiện, lễ hội, tổ chức mọi lúc mọi nơi, chú trọng đến việc xây dựng môi trường giáo dục thể hiện những đặc điểm riêng của từng trẻ, chú trọng đến hoạt động thực hành của trẻ, khai thác các nguồn tài liệu khác nhau thông qua các phương tiện truyền thông, vận động sự tham gia của cha mẹ trẻ... Kết quả thử nghiệm cho thấy một số biện pháp được sử dụng đã giúp trẻ có thái độ và hành vi tích cực hơn đối với sự khác biệt, không những nhận ra sự khác biệt về văn hóa mà cịn biết quan tâm, chia sẻ những giá trị tốt đẹp về những khác biệt về ẩm thực, trang phục, âm nhạc...theo từng vùng miền, biết quan tâm và giúp đỡ những người kém may mắn hơn . Trẻ rất hứng thú khi tham gia các hoạt động hàng ngày, mạnh dạn và tự tin hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan sát và đánh giá tốt khả năng của trẻ để vận dụng phù hợp, có thể vận dụng cả chủ đề “văn hóa” hay chỉ một nội dung về “ẩm thực”, thời gian tổ chức chủ đề có thể khơng giống nhau tại các lớp. Tùy theo vốn kinh nghiệm và khả năng của trẻ mà giáo viên có thể thực hiện ở những thời điểm được cho là thích hợp. Thơng qua chủ đề về văn hóa giáo viên có thể xây dựng nhiều chủ đề khác nhau nhằm giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt. Biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục theo dự án cũng là một hình thức giáo dục mang lại hiệu quả cao nhưng do giáo viên chưa được tập huấn và do giới hạn về mặt thời gian nên chúng tôi chưa đi sâu thử nghiệm biện pháp này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận chung

Giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt là một trong những nội dung quan trọng trong giáo dục mầm non hiện nay. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ đã có thể nhận biết được sự khác biệt giữa mình với bạn hoặc giữa các bạn với nhau. Ở độ tuổi 4-5 tuổi, trẻ đã nhận biết sự khác biệt về đặc điểm bên ngồi, ngơn ngữ, sở thích, thói quen, phong tục và những đặc điểm văn hóa và nhiều đặc điểm khác. Để đánh giá được khả năng chú ý của trẻ đối với sự khác biệt, giáo viên cần có biện pháp quan sát và đánh giá trẻ trong tất cả các hoạt động, ghi nhận lại lời nói, hành vi, thái độ của trẻ. Các hoạt động giáo dục được thực hiện phải đảm bảo các nguyên tắc giáo dục nói chung, cần loại bỏ suy rằng sự khác biệt không tồn tại và nếu có sự khác biệt nghĩa là đã có sự kì thị và phân biệt đối xử (sự mù màu). Giáo viên phải nhìn nhận rằng quanh trẻ có sự khác biệt và những sự khác biệt này mang lại những giá trị tích cực trong việc giáo dục trẻ. Bằng cách chú ý, phát hiện sự khác biệt, đứa trẻ cần tạo cơ hội để tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt, quan tâm và sẻ chia, đề cao những điều tốt đẹp đến từ sự khác biệt...

Trên cơ sở phân tích thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt hiện nay tại một số trường trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đã chỉ ra các vấn đề cần biện pháp giải quyết để nâng cao hiệu quả thực hiện như sau: Thứ nhất, giáo viên chưa quan sát và đánh giá được khả năng chú ý đến sự khác biệt của trẻ, phần lớn các ý kiến khảo sát cho rằng trẻ chỉ nhận biết được một số khác biệt từ những đặc điểm bên ngoài và chưa chú ý nhiều đến sự khác biệt về hoàn cảnh sống, ngơn ngữ, thói quen, dân tộc, khả năng, tính cách... Tuy nhiên, một số ví dụ được thống kê từ bảng hỏi và kết quả quan sát thực tế cho thấy trẻ ở lứa tuổi này đã có thể nhận biết được nhiều điểm khác biệt. Thứ hai, giáo viên còn lúng túng trong việc thực hiện các nội dung giáo dục sự khác biệt vì rất ít các gợi ý từ chương trình giáo dục mầm non. Thứ ba, các hoạt động giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt chưa được thực hiện thường xuyên vì nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả quan điểm chủ quan là trong lớp khơng có nhiều sự khác biệt để giáo dục đến các nguyên nhân khách quan như chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn, giáo viên chưa có kinh

nghiệm thực hiện...Thứ tư, việc lựa chọn các biện pháp giáo dục của giáo viên chưa có sự linh hoạt vẫn cịn chú trọng nhiều đến giờ học, giờ chơi; chưa tạo điều kiện cho trẻ thực hành, trải nghiệm mọi lúc, mọi nơi nếu phù hợp; chưa có định hướng rõ ràng về nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt thông qua chủ đề, sự kiện, lễ hội.

Đề tài đã xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt tại 02 trường ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Các biện pháp được thực hiện lồng ghép hoạt động khám phá chủ đề. Tùy theo đặc điểm từng trường, chủ đề có giới hạn về nội dung và thời gian thực hiện khác nhau. Kết quả thử nghiệm đã chứng minh được hiệu quả của việc linh hoạt phối hợp nhiều biện pháp giáo dục khác nhau sẽ mang giúp hình thành thái độ, hành vi tích cực của trẻ đối với sự khác biệt. Trong đó, chú trọng biện pháp xây dựng mơi trường giáo dục cho trẻ, sử dụng, biện pháp phát triển kỹ năng quan sát,đánh giá trẻ để xác định mục tiêu và nội dung giáo dục phù hợp. Do giới hạn về thời gian nên đề tài chưa thực hiện các bước thực nghiệm để đánh giá sâu hơn về hiệu quả sử dụng một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt hoặc xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp thông qua việc giáo dục theo dự án.

2. Kiến nghị

- Nên có những gợi ý cụ thể nội dung giáo dục trẻ tôn trong sự khác biệt trong chương trình giáo dục mầm non theo độ tuổi.

- Cần có nhiều tư liệu hướng dẫn thực hiện việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt.

- Nhấn mạnh hơn nữa tính linh hoạt trong việc phát triển chương trình giáo dục thơng qua các hình thức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý.

- Cần có nghiên cứu sâu hơn về các biện pháp giáo dục ngoài nhà trường nhằm giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt huy động nhiều nguồn lực khác nhau trong xã hội cùng thực hiện bao gồm gia đình trẻ, cộng đồng xung quanh...

- Giáo viên mầm non cần tìm hiểu bản sắc văn hóa của trẻ em để lựa chọn nội dung và tổ chức hoạt động phù hợp với trẻ.

- Chú trọng đến việc nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên để khai thác được nhiều nguồn tài liệu hướng dẫn thực hiện của nước ngoài, hoặc trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia, đồng nghiệp trên các diễn đàn, trên website về giáo dục có uy tín. Ngồi ra, việc học ngoại ngữ giúp giáo viên thuận lợi hơn trong việc trao đổi với một số cha mẹ trẻ là người nước ngồi để tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt và thái độ và hành vi của trẻ đối với sự khác biệt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2015). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý,

giáo viên mầm non năm học 2015-2016. Hà Nội: Nxb Giáo dục Viêt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục mầm non. Hà Nội: Nxb

Giáo dục Việt Nam.

Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2017). Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và

giáo viên mầm non năm học 2017-2018. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Claudia Fuhriman Eliason, Lo Thomson Jenkins. (1981). A practical guide to early chidhood curriculum. London: C.v.Mosby .

Đặng Lộc Thọ. (2017). Tổ chức hoạt động giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm" nhằm

phát triển năng lực cho trẻ. (tr. 3). Tạp chí giáo dục số đặc biệt, 3 Hà Nội:

Nxb Giáo dục Việt Nam.

Đặng Thành Hưng. (2012). Dạy học hiện đại: lý luân, biện pháp, kỹ thuật. (tr. 3, 21). Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia.

Frances E. Aboud, Colin Tredoux, Linda R. Troppc, Christia Spears Brown ,Ulrike Niens, Noraini M. Noor. (2012). Interventions to reduce prejudice and

enhance inclusion. Developmental Review, pp. 307-336.

Hồ Lam Hồng. (2011). Dạy học theo tiếp cận tích hợp trong giáo dục mầm non. (tr. 11). Tạp chí giáo dục số 261, 22. Hà Nội: Nxb Giáo dục Viêt Nam.

Hoàng Phê. (1992). Từ điển Tiếng Việt. (tr. 92). Hà Nội: Nxb Viện Khoa học Xã hội Việt Nam.

Huỳnh Thị Diễm, Nguyễn Thị Hoài Thu. (2017). Khảo sát thực tế giáo dục đa văn

hóa tại một số trường mầm non ở Thành phố Hồ Chí Minh. (tr. 17). Luận văn

Thạc sĩ. Chuyên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh.

Kelly K. Wissman, Maggie Naughter Burns, Krista Jiampetti, Heather O'Leary, Simeen Tabatabai. (2016). Teaching Global Literature in Elementary Classrooms: A Critical Literacy and Teacher Inquiry Approach. New York:

Linda Mitchell, Amanda Bateman, Amondi Ouko, Robyn Gerrity, Jacqui Lees, Karen Matata,Htwe Htwe Myint, Leanne Rapana, Amy Taunga, Wendy Xiao. (2015). Teaching and learning in culturally diverse early childhood settings. Hamilton: Wilf Malcolm Institute of Educational research (WMIER), Faculty of education.

Ministry of Education Republic of Singapore. (2013). Social and emotional development. Singapore: Ministry of Education Republic of Singapore.

Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Định Thị Như Hoa. (2008). Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non. (tr. 08). Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Nguyễn Hữu Long, Nguyễn Ngọc Duy - Võ Minh Thành. (2016). Phát triển kỹ năng

sống dành cho lứa tuổi thiếu niên. (tr. 16). Hồ Chí Minh: Nxb Văn Nghệ.

Nguyễn Kim Thản, Hồ Hải Thụy, Nguyễn Đức Dương. (2005). Từ điển tiếng Việt –

Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia. (tr. 5). Hồ Chí Minh: Nxb

Văn hóa Sài Gịn.

Nguyễn Sinh Huy, Nguyễn Hữu Hợp. (1998). Giáo dục học. (tr. 12). Hà Nội: Nxb

Giáo dục.

Nguyễn Thị Hòa. (2009). Giáo dục hộc mầm non. (tr. 9). Hà Nội: Nxb Đại học Sư

phạm.

Nguyễn Tuấn Vĩnh - Tạ Thị Kim Nhung - Lê Thị Nhung. (2018). Tổ chức hoạt động

giáo dục lấy trẻ làm trung tâm thông qua dạy học theo dự án. (tr. 12). Tạp chí

giáo dục số 18. Hà Nội: Nxb Giáo dục.

Trần Thị Hương. (2012). Dạy học tích cực. (tr. 12). Hồ Chí Minh: Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh.

UNESCO. (1998). Learning to live together in peace and harmony. Bankok,

Thaland: UNESCO Principal Regional Office for Asia and the Pacific.

UNESCO. (2001). Understanding and Responding to Children’s Needs in Inclusive

Classrooms. Paris: UNESCO.

UNICEF. (2006). Assessing Child-Friendly Schools: A Guide for Programme Managers in East Asia and the Pacific. Bangkok: UNICEF East Asia and

UNICEF. (2014). Mainstreaming respect for diversity and multiculturalism in early

childhood development. Skopje: UNICEF.

Website

ACHPER QLD. (2016). Physical activity and culture diversity. Retrieved 3 2018, 23, from /www.achperqld.org.au: http://www.achperqld.org.au/__files/d/60861/FS%20Physical%20activity%20 and%20cultural%20diversity.pdf

Amber Wardle, Natalie Thompson, and Mariann Garn. (2004). What are dfiferent kind of families. Retrieved 8 10, 2017, from teacherlink.ed.usu.edu:

http://teacherlink.ed.usu.edu/tlresources/units/Gallagher2004Fall/DifferentKin dsFamilies.pdf

Janelle Cox. (2009). teaching-strategies-create-respect-differences. Retrieved 8

2017, from http://www.teachhub.com: http://www.teachhub.com/teaching- strategies-create-respect-differences

Các Website

Asim Shah. (2017, 2). Cultural diversity: why we should respect other culture.

Retrieved 3 15, 2018, from www.dallasnews.com: https://www.dallasnews.com/opinion/commentary/2017/02/01/respecting- cultures-makes-american-american

Barbara Kupetz. (2008). Do you see what i see? Aprreciating Diversity in early childhood setting. Retrieved 3 1, 2018, from www.earlychildhoodnews.com:

Barbara Kupetz. (2008). Earlychildhood. Retrieved 3 1, 2018, from

http://www.earlychildhoodnews.com/earlychildhood/article_view.aspx?Articl eID=147

Britishcouncil. (2010). Respect diversity toolkit practictioners in the feild of

diversity. Retrieved 4 2018, 16, from

https://www.britishcouncil.ro/sites/default/files/romania-respecting-diversity- toolkit.pdf

Cambridge dictionary. (2015). Differences. Retrieved March 2018, from

Craig W. Kelsey. (2010). Building Cooperative and Competitive Skills. Retrieved

March 23, 2018, from http://www.seenmagazine.us/Articles/Article- Detail/ArticleId/584/Building-Cooperative-and-Competitive-Skills

Cceionline. (2015). Creating a Multicultural Classroom Environment. Retrieved 3

13, 2018, from https://www.cceionline.edu: https://www.cceionline.edu/newsletters/December_08.html

ChildCare Education Institute. (2009). Creating a Multicultural Classroom

Environment. Retrieved 3 13, 2018, from https://www.cceionline.edu:

https://www.cceionline.edu/newsletters/December_08.html

Chirsty Tirrell Corbin. (2015, 8). Teach children cultural awareness diversity.

Retrieved 1 3, 2018, from www.pbs.org: http://www.pbs.org/parents/expert- tips-advice/2015/08/teach-children-cultural-awareness-diversity/

Christopher J. Metzler. (2009, 2 14). Teaching children about diversity. Retrieved 8 29, 2018, from www.pbs.org: http://www.pbs.org/parents/experts/archive/2009/02/teaching-children-about- divers.html

Christy Tirrell-Corbin. (2015, 08 04). How to teach Children about cutural Awareness an Diversity. Retrieved 12 20, 2017, from www.pbs.org:

http://www.pbs.org/parents/expert-tips-advice/2015/08/teach-children- cultural-awareness-diversity/

D'Arcy Lyness. (2014, 3). Teaching your child tolerance. Retrieved 3 2018, 16, from Kidshealth.org: https://kidshealth.org/en/parents/tolerance.html

Elizabeth Erwin, Leslie Soodak. (2003). Respecting Differences :Every day Ways to

Teach Children About Respect. Retrieved 3 2018, 14, http://www.pbs.org/parents/inclusivecommunities/differences.html

FabHow Team. (2016, 7 9). How to show people respect. Retrieved 3 19, 2018, from Fabhow.com: https://www.fabhow.com/show-people-respect.html

Francis wardle. (2007). Diversity in early childhood programs. Retrieved 3 19, 2018, from

http://www.earlychildhoodnews.com/earlychildhood/article_view.aspx?Articl eID=548

Inês Mendes Erse Alves. (2016). Teaching multiculturalism in a preschool classroom. Retrieved 9 8, 2018, from comum.rcaap.pt: https://comum.rcaap.pt/bitstream/10400.26/19165/1/26_06%20-

%20In%C3%AAs%20Mendes%20Erse%20Alves-%20Thesis%20Final- Final%20Print.pdf

Karissa Celona. (2016, 3 20). Between respect and accept. If we all know what the words mean, wy are we stll confusing them. Retrieved 3 19, 2018, from

.theodysseyonline.com: https://www.theodysseyonline.com/difference-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)