1.5. Biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt ở trường mầm non
1.5.2. Cách tiếp cận giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong trường
non
Dạy học theo hướng tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục hiện đại đã và đang được thực hiện tại các trường mầm non ở Việt Nam hiện nay. Từ năm 2009, sau khi chương trình giáo dục mầm non mới chính thức được ban hành, giáo dục theo hướng tích hợp đã có nhiều nghiên cứu, hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện. Theo cách hiểu chung nhất: “Tích hợp là sự kết hợp, phối hợp, liên kết và đan xen các bộ phận để tạo thành một chỉnh thể tồn vẹn, thống nhất, khơng chia cắt, trong đó ln đảm bảo tính thống nhất, tính tồn vẹn, tính hệ thống và tính mục đích” (Hồ Lam Hồng, 2011). Giáo dục tích hợp nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục mầm non như: tạo điều kiện cho trẻ có điều kiện khám phá, trải nghiệm trong thế giới đa dạng xung quanh trẻ; phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ và đáp ứng được hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của từng trẻ. Đến năm học 2015-2016, chương trình giáo dục thường xuyên của Bộ giáo dục và Đào tạo cũng đã hướng dẫn lại cách thực hiện tích hợp trong giáo dục mầm non và cũng đã nhắc lại sự cần thiết của việc thực hiện quan điểm tích hợp vì “trẻ nhỏ chưa có thể lĩnh hội tri thức khoa học qua những phân môn riêng biệt mà chỉ tiếp nhận tri thức, văn hóa theo các hình thức mang tính tích hợp trong đó các lĩnh vực tri thức, văn hóa được lồng ghép, đan cài hịa quyện vào nhau theo chủ đề” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015). Tuy nhiên, cho đến nay, việc tổ chức các hoạt động giáo dục vẫn còn nhiều hạn chế, giáo viên vẫn còn chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động học theo giờ học và còn tuân thủ đầy đủ các bước cơ bản, đôi khi làm giảm đi sự sáng tạo của trẻ và chưa đánh giá đúng khả năng của trẻ. “Điều này làm giờ học trở nên nhàm chán, đơn điệu” (Đặng Lộc Thọ, 2017). Theo đó, việc giáo dục trẻ tơn trọng sự khác biệt vẫn chưa đạt hiệu quả do giáo viên chưa xác định đến khả năng nhận biết sự khác biệt, mức độ bày tỏ thái độ, hành vi đối với sự khác biệt, chưa được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, chưa thực hiện mọi lúc, mọi nơi theo kế hoạch và cũng có thể theo các tình huống phát sinh để đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra. Các hoạt động giáo dục này chưa được quan tâm nhiều, các phương pháp chưa linh hoạt nên chưa phát huy được hiệu quả của hoạt động giáo dục. Từ khảo sát về đề tài giáo dục đa văn hóa trong một số trường mầm non hiện
nay, giáo dục sự khác biệt có cùng một số khó khăn trong q trình thực hiện như chưa có một chương trình cụ thể được biên soạn để thực hiện và chưa được hướng dẫn chi tiết dẫn đến việc làm theo ý thích, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến trang thiết bị để phục vụ công tác giáo dục (Huỳnh Thị Diễm, Nguyễn Thị Hoài Thu, 2017).
Để khắc phục những hạn chế trên, một số cách thực hiện có hiệu quả như sau:
Cách 1: Lồng ghép nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt trong các hoạt động giáo dục
Đây là cách tổ chức hoạt động giáo dục theo quan điểm “đa môn”. “Nội dung giáo dục trong các hoạt động có liên quan đến kiến thức và kỹ năng của nhiều bộ môn khác nhau nhằm tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, trải nghiệm” (Hồ Lam Hồng, 2011). Nội dung giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt có thể tổ chức thơng qua các hoạt động như sau:
+ Hoạt động chơi
Thông qua các dạng trị chơi khác nhau như: trị chơi đóng vai theo chủ đề, trị chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng; trị chơi đóng kịch, trị chơi học tập, trị chơi vận động, trò chơi dân gian, trò chơi với các phương tiện hiện đại; trẻ được tạo điều kiện để tiếp xúc và tìm hiểu những sự khác biệt giữa mình với bạn, giữa các bạn trong lớp với nhau và thực hành, trải nghiệm trong nhiều môi trường khác nhau. Trẻ có cơ hội được được tìm hiểu những nét đặc trưng về văn hóa địa phương, tái hiện lại một số đặc điểm về các ngày lễ hội, các trị chơi mang tính chất lịch sử truyền thống lâu đời; trẻ biết những sự khác biệt nào đang hiện hữu xung quanh trẻ. Bằng cách giao tiếp thường xuyên với nhau trong các hoạt động, trẻ học được cách làm việc cùng nhau và giao tiếp tốt với mọi người xung quanh; khám phá được những nét đẹp trong mỗi người khác nhau (Ministry of aducation Singapore, 2013).
+ Hoạt động học
+ Hoạt động nghệ thuật (làm quen với âm nhạc, tạo hình): Hầu hết các mơn
nghệ thuật đều có tính cộng tác. Thơng qua nghệ thuật, trẻ làm việc cùng nhau, chia sẻ trách nhiệm và thỏa hiệp với người khác để đạt được một mục tiêu chung. Khi một đứa trẻ tham gia vào một ban nhạc, hoặc một nhà hát hay khiêu vũ, trẻ bắt đầu hiểu
rằng sự đóng góp của họ là cần thiết cho sự thành cơng của nhóm. Thơng qua những kinh nghiệm này, trẻ em được tự tin và bắt đầu học rằng đóng góp của họ có giá trị ngay cả khi bản thân hay bạn khác không thực hiện tốt vì đó là kết quả của tập thể. Trẻ thể hiện sự tôn trọng khả năng và năng lực của từng cá nhân và thừa nhận rằng ai cũng có những thế mạnh riêng, khơng nhất thiết phải ép mình tham gia vào một hoạt động. Trẻ biết được nét độc đáo trong các dân tộc, đặc điểm bên ngoài của cá nhân, tái hiện những nét riêng về phong tục, văn hóa của từng người biết thể hiện sự u thích và tơn trọng sự những ý tưởng khác biệt trong cách thể hiện qua tác phẩm nghệ thuật tạo hình và âm nhạc. Ngồi ra, khi trẻ trẻ nỗ lực để đạt được kết quả nghệ thuật trong một sản phẩm hoàn chỉnh, trẻ học cách liên kết sự cống hiến với một cảm giác hồn thành, Trẻ luyện tập thói quen làm việc lành mạnh để kịp thời tập trưng bày sản phẩm, tơn trọng sự đóng góp của bạn, và nỗ lực vào thành công của tác phẩm cuối cùng, tôn trọng sản phẩm của bạn bằng cách biết bảo quản và khơng có biểu hiện tiêu cực trước sản phẩm của bạn dù trẻ khơng thích đi chăng nữa. Ngoài ra, sử dụng nguyên vật liệu đa dạng cũng là cách trẻ tìm hiểu những sở thích, thói quen của nhau, tạo ra những sản phẩm đặc trưng thể hiện cá tính độc đáo riêng của mình. Trong nghệ thuật biểu diễn, phần thưởng cho sự cống hiến là cảm giác ấm áp của tiếng vỗ tay của khán giả đang đổ xô vào, làm cho tất cả những nỗ lực của trẻ đáng giá, đó là sự tơn vinh có giá trị to lớn đối với trẻ. Trẻ có thể tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau qua việc học các điệu múa khác nhau (truyền thống và hiện đại) (Mallory Elver, Michael Wilkerson, 2014).
+ Hoạt động làm quen tác phẩm văn học
Sách, truyện dành cho trẻ em có các thiết lập đa văn hóa và các nhân vật có thể giúp chúng ta tiến hành cuộc phiêu lưu tồn cầu, xua tan những khn mẫu tiêu cực, giáo dục sự tơn trọng, khuyến khích sự tự hào về di sản văn hoá của trẻ em và thể hiện tình cảm và cảm xúc phổ quát của con người. Cho trẻ xem qua các tạp chí về những bức ảnh cho thấy mọi người tôn trọng sự khác biệt của người khác hoặc hình ảnh của những người khác nhau đang làm việc hoặc chơi cùng nhau. Sau khi nói về một số điều tơn trọng trong các tác phẩm văn học. Trẻ có thể bắt đầu một cuộc thảo luận nhóm hoặc nhóm nhỏ về sự tơn trọng có ý nghĩa gì. Những loại hành động nào
có thể được coi là thiếu tơn trọng? Trẻ có thể đưa ra các phản ứng như là thơ tục, nhục nhã, độc ác, phê bình, xúc phạm. Các hoạt động tiếp theo, yêu cầu trẻ đưa ra từ đồng nghĩa với từ thiếu tôn trọng như thô tục, nhục mạ, chế giễu, khinh miệt, khinh thường...(Kelly K. Wissman, Maggie Naughter Burns, Krista Jiampetti, Heather O'Leary, Simeen Tabatabai, 2016).
+ Hoạt động giáo dục thể chất
- Các hoạt động giáo dục thể chất không chỉ đơn thuần giúp trẻ phát triển các kỹ năng và các tố chất vận động mà nó cịn giúp phát triển tinh thần hợp tác và một số kỹ năng trong thi đấu trong một số trò chơi vận động của trẻ. Trong các hoạt động thể chất, trẻ biết tơn trọng với bản thân và có trách nhiệm với bạn bè trong cùng một đội, một nhóm. “Hoạt động giáo dục thể chất giúp trẻ hình thành các kỹ năng nhằm đạt được các thành cơng của cá nhân và thành viên nhóm, thực hành an tồn, tn thủ các quy tắc và thủ tục, nghi thức, hợp tác, làm việc theo nhóm, hành vi đạo đức và tương tác xã hội tích cực. Chìa khóa để phát triển các kỹ năng này là hoạt động thể lực mạnh mẽ cho phép trẻ tôn trọng người khác và sự khác biệt thông qua tương tác tích cực” (Craig W. Kelsey, 2010).
Một số gợi ý về tiến trình của hoạt động giáo dục thể chất giúp trẻ biết tôn trọng sự khác biệt như sau:
+ Trẻ tìm hiểu những khác nhau về thể chất như có trẻ cao, thấp, béo, gầy và lựa chọn những đồng phục phù hợp cho tất cả các thành viên trong nhóm; xem xét những đặc điểm thể chất có ảnh hưởng đến sự tham gia của các thành viên hay không, Trẻ tôn trọng sự khác biệt về thể chất bằng cách thay đổi các hoạt động để tất cả các bạn đều có thể tham gia.
+ Tổ chức một số hoạt động giáo dục thể chất trong trường có sự tham gia của cha mẹ, ông bà, người chăm sóc hoặc đại diện cộng đồng chia sẻ một số trị chơi và các hoạt động thể chất, những mơn thể thao đặc trưng của từng vùng miền.
+ Trò chuyện về các nền văn hoá khác nhau và liên quan đến các hoạt động thể dục.
+ Cho trẻ em làm đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong các hoạt động văn hoá khác nhau.
+ Nhận thức được các hoạt động thể chất xảy ra vào các thời điểm đặc biệt khác nhau trong năm (ACHPER QLD, 2016).
+ Hoạt động khám phá xã hội
- Bằng cách cho trẻ tìm hiểu các nội dung giáo dục được quy định theo chương trình giáo dục mầm non, trẻ có thể nhận biết sự khác biệt xung quanh trẻ. Trên hết, trẻ biết tôn trọng những giá trị tốt đẹp từ những khác biệt đó như biết tôn trọng những khác biệt về thể chất, sở thích, dân tộc, tơn giáo, ngơn ngữ, văn hóa, hồn cảnh gia đình…, chấp nhận, biết cảm thông, khoan dung và tôn vinh sự khác biệt; “trẻ biết tìm hiểu, tích lũy thêm hiểu biết, kiến thức và dần có những suy nghĩ tích cực về nền văn hóa khác nhau ngay từ nhỏ” (Huỳnh Thị Diễm, Nguyễn Thị Hoài Thu, 2017).
Cách 2: Giáo dục trẻ tôn trọng sự biệt thông qua việc tổ chức các hoạt động tích hợp theo chủ đề
Tiếp cận chủ đề là một xu hướng giáo dục được sử dụng hiệu quả mà ở đó trẻ có nhiều cơ hội để cùng nhau học tập, cùng nhau tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu về một vấn đề gần gũi với cuộc sống mà trẻ quan tâm, trẻ hứng thú. Theo tác giả Nguyễn Thị Hòa: “Tổ chức hoạt động giáo dục tích hợp theo chủ đề cho trẻ trong trường mầm non được hiểu là quá trình đan cài, lồng ghép, đan xen các hoạt động giáo dục trẻ trên cơ sở lấy hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non làm “hoạt động công cụ” nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục tích hợp đã đặt ra” (Nguyễn Thị Hịa, 2009). Cách tiếp cận này giúp giáo viên phát huy được tính chủ động sáng tạo, linh hoạt hơn khi lựa chọn và sử dụng các biện pháp giáo dục và tạo điều kiện cho trẻ được thực hành, trải nghiệm trong môi trường đa dạng, phong phú. Giáo dục theo chủ đề cũng coi trọng việc đánh giá thường xuyên kết quả hoạt động của trẻ và coi đây là cơ sở quan trọng để điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo.
Tùy theo khả năng, nhu cầu và hứng thú của trẻ, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ lựa chọn những chủ đề khác nhau để khám phá hoặc giáo viên cũng có thể gợi ý một số chủ đề sau để giáo dục trẻ tơn trọng sự khác biệt:
Chủ đề văn hố: Nội dung đơn giản phù hợp với độ tuổi của trẻ bao gồm ngôn
ngữ, phong tục, tập quán, văn hóa giao tiếp, ầm thực, trang phục, các lễ hội, ý thức về bản thân trong cộng đồng có nhiều sự khác biệt (Huỳnh Thị Diễm, Nguyễn Thị Hoài Thu, 2017).
Chủ đề thể thao: Trẻ biết tơn trọng bạn chơi và các nhóm chơi khác. Cho dù nhóm của bạn thắng hay thua, điều quan trọng là phải thể hiện sự tôn trọng đối với nỗ lực của đội khác. Nếu đội kia thắng, chấp nhận thất bại, thừa nhận khả năng của họ, và tiếp tục. Nếu đội của bạn thắng, chống lại khoe khoang - đó là ý nghĩa của việc trở thành một người chiến thắng đẹp. Trẻ biết tôn trọng bản thân, những bạn khác trong cùng một nhóm trong những nhóm khác nhau dựa trên sở thích, khả năng tuân thủ luật chơi và điều khiển của trọng tài.
Chủ đề gia đình: Trẻ biết có nhiều dạng gia đình khác nhau (cấu trúc gia đình
khác nhau và có thể thay đổi hàng năm), gia đình có con ni, chỉ có bố hoặc mẹ, bố mẹ cùng giới tính... (Amber Wardle, Natalie Thompson, and Mariann Garn, 2004), Thông qua chủ đề trẻ biết chấp nhận và tơn trọng đặc điểm riêng của gia đình của mỗi người.
Chủ đề bản thân: Tìm hiểu về sự khác biệt về đặc điểm bên ngồi: màu da, giọng nói, trang phục, sở thích, gia đình, khả năng...( Penn State, 2012).
Cách 3: Giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt thông qua các dự án
Cũng giống như các phương pháp dạy học hiện đại khác, phương pháp dạy học theo dự án định hướng vào người học (trẻ). “Trong dạy học theo dự án, trẻ tham gia tích cực và tự lực vào các q trình tự học, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện, giáo viên chủ yếu đóng vai trị tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ” (Trần Thị Hương, 2012). Dạy học theo dự án là hình thức cao của việc tổ chức các hoạt động tích hợp theo chủ đề, bản chất của dạy học dự án là dạy học tích hợp. Các chủ đề học tập trong dạy học theo dự án mang tính chất cụ thể luôn gắn với thực tiễn và kinh nghiệm sống của trẻ. Mỗi chủ đề học tập là một “đơn vị kiến thức” tương đối hồn chỉnh. Nó cho phép trẻ đi sâu tìm hiểu về một vấn đề mà trẻ quan tâm và trẻ sẽ lĩnh hội được những kiến thức tương đối toàn diện. Tuy nhiên, để giải quyết được một
vấn đề cụ thể đòi hỏi trẻ phải huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau (Nguyễn Tuấn Vĩnh, Tạ Thị Kim Nhung, Lê Thị Nhung, 2018). Một số dự án được thực hiện nhằm giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt như sau:
- Dự án “Văn hóa”
Dự án “văn hóa” đề cập đến sự chia sẻ của nhiều nền văn hóa khác nhau
Mục tiêu đầu tiên dự án là hỗ trợ trẻ em nhận ra sự khác biệt, cũng như điểm tương đồng, trong số tất cả mọi người; cho phép trẻ em khám phá các nền văn hóa khác nhau tạo cơ hội cho trẻ thấy rằng ngay cả khi mọi người có phong tục và truyền thống khác nhau, họ cũng thường chia sẻ một số đặc điểm chung. Trẻ biết rằng mọi người có thể khác biệt và độc đáo, nhưng vẫn có nhiều điểm chung. Những nhận thức như vậy giúp trẻ học cách chấp nhận sự khác biệt và hỗ trợ trong việc loại trừ thành kiến và phân biệt chủng tộc. Những nhận thức này giúp trẻ em chấp nhận và tơn trọng mọi người từ mọi nền văn hóa và nguồn gốc. Mục tiêu thứ hai của dự án là