- Đã thay đổi nhận thức của giáo viên về khả năng chú ý đến sự khác biệt của trẻ. Kết quả quan sát của giáo viên ngày càng cụ thể hơn về những biểu hiện thái độ, hành vi của trẻ đối với sự khác biệt.
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá khả năng chú ý của trẻ sau khi thử nghiệm Kiến thức/ kỹ năng/ mục đích Một số biểu hiện của trẻ
- Nhận ra rằng mỗi người đều có những đặc điểm riêng biệt:
+ Đặc điểm về thể chất (tóc, màu da, chiều cao, kích cỡ…)
+ Dân tộc + Quan điểm
- Trò chuyện về những điểm giống và khác nhau giữa các bạn (những đặc điểm về thể chất).
- Nhận ra rằng mỗi người có thể cảm nhận rất khác nhau trong cùng một tình huống.
- Thể hiện sự tơn trọng những người mà trẻ tiếp xúc
- Tham gia hoặc trò chuyện về một số sự kiện như ngày hội các dân tộc (thông qua việc chia sẻ món ăn dân tộc, trang phục, tín ngưỡng và tập tục văn hóa).
- Nói bằng những cách thể hiện sự tôn trọng như làm ơn, cảm ơn, xin lỗi…
- Tôn trọng cảm xúc, quyền lợi và những thứ thuộc về người khác:
quan điểm (suy nghĩ) khác biệt của họ. + Quan sát và lắng nghe để xác định cảm xúc của người khác dựa trên cử chỉ và biểu hiện trên nét mặt.
+ Tự kiểm soát lượt hoạt động của mình trong nhóm cho phù hợp (đợi đến lượt để nói hoặc trình bày, hoặc chơi trong các góc chơi).
+ Giữ im lặng khi người khác đang nói. + Khơng cười khi người khác mắc lỗi hoặc đang đau khổ.
- Nhận ra cảm xúc và thể hiện mình biết người khác đang dự định điều gì và họ cảm thấy thế nào thông qua hành động hoặc lời nói
- Thể hiện sự quan tâm bằng cách hỏi họ đang cảm thấy như thế nào?
- Sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần. - Bày tỏ tình cảm và sự chấp nhận đối với người khác.
- Chơi xoay tua và chơi với nhiều bạn khác nhau trong suốt tuần.
- Thể hiện sự đánh giá và quan tâm đến người khác
- Thể hiện sự đánh giá những gì tích cực mà người khác nói hoặc làm với trẻ.
- Biểu hiện sự chăm sóc và quan tâm đến người khác (chú ý khi người khác cảm thấy buồn hoặc bất ổn và thể hiện sự động viên; cảm ơn người khác đã tận tình giúp đỡ)
- Có tinh thần hợp tác khi làm việc hoặc chơi cùng nhau trong một nhóm
- Yêu cầu bạn cùng tham gia trị chơi với mình hoặc đề nghị để được tham gia trò chơi cùng bạn.
nhiệm vụ.
- Hoạt động trong một nhóm: + Chú ý
+ Thân thiện và có tinh thần giúp đỡ bạn bè.
+ Đợi đến lượt để chơi và biểu thị sự chú ý đến lượt mình.
+ Chia sẻ đồ chơi, dụng cụ và những nguyên vật liệu.
+ Làm việc với những trẻ khác để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm theo sự hướng dẫn.
+ Chú ý đến những gì người khác nói, suy nghĩ và cảm nhận.
+ Quan sát những điểm khác biệt và học cách điều tiết chúng chẳng hạn như khi quan sát một bạn khơng sẵn lịng chia sẻ đồ chơi với bạn, chúng có thể cố gắng dàn xếp chơi thay phiên nhau hoặc thay vì tranh giành nhau.
- Xây dựng mối quan hệ với người khác
- Sử dụng nhiều cách khác nhau để thiết lập và duy trì tình bạn (bằng cách chia sẻ thức ăn, đồ chơi với bạn, mở đầu một nói chuyện, tham gia trò chơi, mời bạn củng chơi, mỉm cưòi và biết giúp đỡ bạn.
- Sử dụng các cách thân thiện để kiềm chế sự không đồng ý hoặc không vui
- Đã xây dựng đươc kế hoạc thực hiện chủ đề văn hóa tại 02 lớp 4 - 5 tuổi. Chủ đề thật sự gần gũi và phù hợp với khả năng nhận biết sự khác biệt của trẻ (Phụ lục 4)
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi thể hiện suy nghĩ của bản thân, tích cực tham gia vào các hoạt động, thật sự thích thú khi phát hiện những điểm khác biệt ở bạn, những khác biệt về văn hóa như trang phục, ngơn ngữ, hồn cảnh sống, biết sẻ chia với các bạn có hồn cảnh khó khăn hơn.
- Trẻ mạnh dạn bày tỏ ý kiến, suy nghĩa về những ý tưởng của mình trong quá trình làm việc cùng nhau, chấp nhận những ý tưởng mới lạ của bạn.
Thông qua ngày hội văn hóa được thực hiện cuối chủ đề tại lớp 4 - 5 tuổi trường mầm non Khu chế xuất Tân Thuận và Trường Mầm non Bơng Hoa Nhỏ Quận 7, trẻ đã có những thay đổi tích cực so với trước khi thử nghiệm:
- Trẻ biết nói lên sở thích của mình trong ăn uống, biết lựa chọn và tham gia các hoạt động theo ý thích.
- Trẻ nhận biết được sự khác nhau về hồn cảnh sống giữa mình và các bạn ở những nơi cịn gặp nhiều khó khăn.
- Trẻ biết chấp nhận những khác biệt của bạn để kết nhóm hoạt động theo ý thích, tự thỏa thuận và phân cơng trực nhật theo khả năng của từng thành viên trong nhóm, biết nhường nhịn và giúp đỡ các bạn có khó khăn về vận động.
- Trẻ u thích và tơn trọng những đặc điểm khác biệt về ngôn ngữ, trang phục, thói quen của các bạn người dân tộc trong lớp.
* Đánh giá 4 giáo viên tham gia thử nghiệm
- Về chủ đề “văn hóa”
- Đối với 02 giáo viên tại trường mầm non Bông Hoa Nhỏ, chủ đề này trường đã từng thực hiện nhưng chỉ tập trung ở nội dung đặc điểm văn hóa một số quốc gia châu Á, châu Âu và được thực hiện lồng ghép các lễ hội như ngày Noel, Halloween, tết Nguyên đáng và được tập trung thực hiện trong toàn trường. Khi từng lớp thực hiện riêng chủ đề văn hóa, nội dung giáo dục trẻ tơn trọng sự khác biệt sẽ được tập trung hơn, sẽ phù hợp với khả năng của trẻ hơn. Bên cạnh đó, nội dung giáo dục trẻ biết quan tâm đến đặc điểm của nhiều nền văn hóa khác nhau rất phù hợp với điều kiện sống, tình hình thực tế tại lớp.
- Đối với 02 giáo viên tại trường mầm non Khu Chế Xuất Tân Thuận, đây là lần đầu tiên lớp thực hiện chủ đề này, thông thông thường chủ đề chỉ được thực hiện
thông qua các lễ hội mừng xuân và chủ yếu cho trẻ làm quen với các phong tục ngày tết.
- Về nội dung giáo dục:
- 100% giáo viên cho rằng nội dung giáo dục hoàn toàn phù hợp với chương trình giáo dục và khả năng của trẻ 4 - 5 tuổi tại lớp.
- Khi đưa vào nội dung giáo dục có đề cập đến cuộc sống của các bạn vùng cao hoặc miền tây nam bộ, theo đánh giá của 2 giáo viên tại trường mầm non Khu chế xuất Tân Thuận, nội dung này khơng xa lạ với trẻ. Vì trẻ đã biết thơng tin qua các phương tiện truyền thông và gần 50% trẻ theo cha mẹ từ miền tây lên làm việc. Mặt khác, nội dung chỉ giới hạn ở việc các trẻ đến trường. ẩm thực, trang phục, ngôn ngữ nhằm giúp trẻ nhận biết được sự khác biệt về văn hóa, hồn cảnh sống ở mức độ đơn giản là trẻ biết một số đặc điểm văn hóa đặc trưng phù hợp với trẻ. Tuy nhiên, tại thời điểm thử nghiệm, trẻ đã ở gần cuối độ tuổi 4 - 5 tuổi là phù hợp. Nếu áp dụng đầu từ đầu năm học, có thể nội dung này chưa phù hợp với tất cả trẻ trong lớp.
Ý kiến về một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt đã thử nghiệm
- Các biện pháp dễ thực hiện và có tính hệ thống, giáo viên có định hướng rõ hơn về việc thực hiện nội dung chương trình giáo dục.
- Các biện pháp được thực hiện lồng ghép vào quá trình thực hiện chủ đề đã giúp trẻ hứng thú hơn. Các hoạt động diễn ra tự nhiên, bước đầu đã tạo ra sự quan tâm nhiều hơn từ phía phụ huynh. Họ cảm thấy được tơn trọng và có cơ hội gắn bó với các hoạt động của trường hơn.
- Khi được hỏi về biện pháp mà giáo viên nhận thấy có thể mang lại hiệu quả cao nhất, 3 giáo viên cho rằng khó có thể cho rằng biện pháp nào là tối ưu nhất vì hầu như giáo viên phải linh hoạt vận dụng nhiều biện pháp khác nhau sao cho phù hợp. 01 ý kiến cho rằng việc giáo dục trẻ tôn sự khác biệt nên tổ chức mọi lúc, mọi nơi và tận dụng mọi cơ hội thực tế để giáo dục trẻ.
- Ý kiến của giáo viên về việc thực hiện các biện pháp giáo dục thông qua chủ đề, 100% giáo viên đều đồng tình đây là hoạt động giáo dục mang lại hiệu quả cao, giáo viên luôn phải linh hoạt sử dụng nhiểu biện pháp khác nhau. Các giáo viên đã
liệt kê rất nhiều các biện pháp đã được sử dụng thông qua khám phá chủ đề “văn hóa” và “ẩm thực” như sau:
+ Giáo viên phải làm gương cho trẻ luôn được ưu tiên hàng đầu trong tất cả các chủ đề, hoạt động.
+ Chủ đề được thực hiện gồm nhiều hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non bao gồm cả giờ học, chơi, ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân, lễ hội, tham quan thực tế, vận động và phối hợp cùng phụ huynh tham gia các hoạt động cùng trẻ. Trong từng hoạt động, giáo viên đã sử dụng rất nhiều biện pháp khác nhau như xây dựng môi trường giáo dục, sử dụng nhiều nguồn tư liệu khác nhau trên các phương tiện truyền thông, sử dụng truyện, thơ, bài hát mang âm hưởng dân ca...
+ Biện pháp quan sát và đánh giá trẻ được xem là quan trọng vì qua đó, giáo viên sẽ đánh giá được khả năng của trẻ để lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục phù hợp.
* Ý kiến đề xuất của giáo viên về các biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt:
Trong số các biện pháp đã được khảo sát, khi được hỏi về dạy học theo dự án, các giáo viên trường công lập cho rằng chưa được tập huấn nên chưa biết cách thực hiện, 2 giáo viên tại trường ngồi cơng lập cho rằng đã thực hiện nhưng chỉ ở mức độ thỉnh thoảng và cũng cần tiếp tục cũng cố về kiến thức, kỹ năng để thường xuyên thực hiện hiệu quả hơn.
So sánh kết quả trước và sau thử nghiệm cho thấy, trẻ đã quan tâm nhiều hơn đến sự khác biệt về văn hóa, biết sẻ chia với mọi người xung quanh và thái độ, hành vi tích cực đối với sự khác biệt
Kết quả phỏng vấn phụ huynh cho thấy phụ huynh rất thích tham gia các hoạt động cùng trẻ, đây là họa động hữu ích nhằm hướng trẻ đến nhưng giá trị tốt đẹp trong mối quan hệ xã hội xung quanh trẻ. 2 trong 4 phụ huynh đồng tình nên tổ chức những hoạt động có phụ huynh tham gia vào ngày thứ 7, để phụ huynh tham gia thuận tiện hơn.