Củng cố kiến thức, kỹ năng quan sát,đánh giá trẻ cho giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 97 - 107)

3.3. Các bước tiến hành thử nghiệm

3.3.2. Củng cố kiến thức, kỹ năng quan sát,đánh giá trẻ cho giáo viên

lớp tiến hành thử nghiệm

Căn cứ trên kết quả khảo sát từ chương 2, giáo viên chưa đánh giá được khả năng nhận thấy sự khác biệt của trẻ. Nguyên nhân của thực trạng này là do giáo viên chưa quan sát và đánh giá tốt khả năng của trẻ. Tại trường Mầm non Khu chế xuất Tân Thuận, việc lập hồ sơ đánh giá trẻ hiện nay được ghi chép ngay trong sổ kế hoạch giáo dục của giáo viên, sổ tay ghi chú của cơ. Tại trưịng Mầm non Bông Hoa Nhỏ, giáo viên đã sử dung porfolio trong đánh giá trẻ. Do đó, trước khi thử nghiệm, chúng tơi cần củng cố lại cách thức thực hiện các hình thức đánh giá trẻ, chú trọng đến những thái độ, hành vi, biểu hiện của trẻ đối với sự khác biệt. Cụ thể hướng dẫn cho giáo viên về việc sử dụng porfolio trong đánh giá trẻ.

Để thống nhất cách quan sát, đánh giá trẻ, chúng tôi đã hướng dẫn cho giáo viên tại trường Mầm non Khu Chế Xuất Tân Thuận cách lập hồ sơ bằng các biện pháp sau:

- Cung cấp cho giáo viên một số mẫu quan sát, đánh giá

- Theo dõi hồ sơ giáo viên thực hiện trong 2 ngày và trao đổi những vấn đề cần lưu ý như: có 2 trẻ thường chơi độc lập, 01 trẻ nhút nhát nhưng hồn tồn có khả năng tham gia chơi cùng bạn, có trẻ nói ngọng, những nét riêng, độc đáo qua các tác phẩm của trẻ.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng một số biện pháp giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt, chúng tôi hướng dẫn giáo viên tại cả hai trường thực hiện khảo sát trước thử nghiệm nhằm đánh giá khả năng nhận biết, thái độ và hành vi của trẻ đối với sự khác biệt. Giáo viên khảo sát qua nhiều hình thức khác nhau: bài tập, trị chơi, tình huống, trị chuyện cùng trẻ... Khảo sát không làm tập trung cùng một thời điểm mà được thực hiện tại các góc ở các ngày khác nhau, có bài tập do trẻ tự làm, có bài tập do cơ

quan sát và đánh dấu mức độ (các bài tập tình huống) tại thời điểm diễn ra tình huống.

Một số trò chơi, bài tập được sử dụng kết hợp trong việc đánh giá khả năng nhận thấy sự khác biệt của trẻ

- Đối với những khác biệt cá nhân

- Trẻ nhận ra rằng mọi người đều có những điểm chung bằng cách hỏi trẻ về những điểm tương đồng và khác nhau giữa các bạn cùng lớp. Sau đó, sử dụng những thông tin đã tìm ra để cho trẻ nhận ra rằng giữ chúng có nhiều sự tương đồng. Qua đó, cho trẻ thảo luận về những lợi ích mang lại từ những sự khác nhau đó. Những hoạt động tiếp theo có thể cho trẻ kết thành cặp đơi để điểm giống và khác nhau với số lượng tăng dần qua các lần chơi. Sau đó, trẻ có thể kết bạn với những bạn khác để thống kê những điểm khác biệt (có thể gắn ký hiệu lên 2 cột giống và khác để ghi chú). Cho trẻ thảo luận về sự quan trọng của sự tương đồng và khác nhau nhằm cho trẻ thấy rằng sự tương đồng thay thế sự khác biệt.

- Trẻ làm poster về chính mình: Trên một tờ giấy lớn, trẻ sẽ nằm xuống trên tờ giấy theo chiều dọc, giáo viên có thể dùng bút đánh dấu phát thảo cơ thể trẻ. Yêu cầu trẻ vẽ hoặc dán hình để miêu tả những gì trẻ có thể làm, thích hoặc khơng thích trên bảng phát thảo đó. Đặt poster của trẻ xung quanh lớp, trong suốt tuần, trẻ có thể dán thêm thơng tin lên poster trong suốt tuần, trẻ cũng có thể vẽ hoặc viết thêm thơng tin trên poster của bạn khác.

- Trẻ có thể phát hiện trong lớp có những bạn có cùng sở thích, có những sở thích đặc biệt không giống ai cả, những việc mà ai cũng có thể làm được nhưng cũng có những việc chỉ có một vài bạn có thể thực hiện được.

- Nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh.

- Cho trẻ nhìn vào gương và làm những biểu hiện trên khuôn mặt theo các yêu cầu:

- Con có thể làm một khn mặt vui?

- Hãy cười hết cỡ mà con có thể, con có thể nhe răng khi cười? - Con có thể tạo gương mặt buồn? Một gương mặt giận?

- Con sẽ trông như thế nào khi con đang cáu?

Giáo viên sẽ giải thích cho trẻ rằng những khn mặt có thể cho chúng ta biết mọi người đang như thế nào. Để trẻ vẽ hoặc tô những khuôn mặt với những biểu hiện khác nhau và trò chuyện về cảm xúc trên những gương mặt mà trẻ đã tạo ra. Điều này sẽ giúp trẻ hoặc được từ để miêu tả những cảm xúc khác nhau của người khác. Khuyến khích trẻ nói về thời điểm trẻ có những cảm xúc giống nhau và nguyên nhân trẻ có những cảm xúc đó.

* Trẻ nhận ra rằng mọi người khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau trong cùng một tình huống. Biểu lộ trạng thái cảm xúc, tình cảm phù hợp với một số tình huống

Trẻ chơi trị chơi đóng vai trong một số tình huống như sau: - Khi nhận được một cái bánh sinh nhật

- Khi bị một con vật nuôi cắn

- Khi nghe một tiếng sấm lớn trong trời mưa

- Một bạn vơ tình làm rơi những khối xây dựng mà trẻ đang chơi

Trên cơ sở những cảm xúc ban đầu, trẻ sẽ biết thể hiện hợp lý trong những tình huống khác nhau. Tuy nhiên, để trước khi thể hiện những cảm xúc đó, trẻ biết tìm hiểu ngun nhân để có những bộ lộ cảm xúc phù hợp là một bước tiếp theo của việc giáo dục trẻ tôn trọng sự khác biệt.

Theo chương trình giáo dục mầm non tại Việt Nam hiện nay, ở độ tuổi 4 - 5, nội dung giáo dục trẻ chỉ dừng lại ở mức nhận ra - nhận biết một số trạng thái cảm xúc (vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên) qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tranh ảnh và chưa có nội dung bày tỏ tình cảm phù hợp với cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp khác nhau như ở độ tuổi 5 - 6. Tuy nhiên, giáo viên cần linh hoạt giáo dục trẻ thể hiện sự quan tâm bằng cách hỏi họ đang cảm thấy như thế nào? Giúp đỡ khi cần thiết, biểu hiện sự chăm sóc và quan tâm đến người khác (chú ý khi người khác cảm thấy buồn hoặc bất ổn và thể hiện sự động viên; cảm ơn người khác đã tận tình giúp đỡ)

* Trẻ nhận ra rằng mỗi người đều có những đặc điểm riêng biệt: Đặc điểm về thể chất (tóc, màu da, chiều cao, kích cỡ…)

+ Trị chuyện về những điều giống và khác nhau giữa các bạn (những đặc điểm về thể chất)

+ Nhận ra rằng mỗi người khác nhau có những cảm nhận khác nhau trong cùng một tình huống

- Cho mỗi trẻ một bơng mực in và để trẻ in dấu vân tay trên một tờ giấy chung, trẻ sử dụng kính lúp để xem và nói cho nhau nghe những gì trẻ quan sát dược.

- Cho trẻ so sánh dấu vân tay của nhau theo từng đơi hoặc từng hàng và nói lên điểm giống và khác nhau giữa chúng. Qua đó, nhấn mạnh cho trẻ thấy được mỗi người là duy nhất và có dấu vân tay khác nhau

- Cho trẻ tạo hình những bức tranh từ dấu vân tay

* Trẻ hiểu mọi người đều có những khả năng khác nhau và đều cần được tôn trọng như nhau, không được chê bai hay xem thường người khác yếu hơn hay có những khiếm khuyết bẩm sinh

- Truyện kể là một phương tiện phù hợp để giáo dục trẻ những bài học về sự tôn trọng những khả năng khác nhau của mọi người xung quanh, bằng cách sưu tập những câu chuyện phù hợp với lứa tuổi và cho trẻ làm quen với nhiều hình thức khác nhau: kể lại chuyện, đóng kịch hay đơn giản nói lên những suy nghĩ của bản thân về các tình huống và nhân vật trong truyện trẻ sẽ hiểu rằng mỗi người sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Minh họa bằng một câu chuyện cụ thể như sau:

- Câu chuyện “ Rùa và thỏ”

- Trẻ đóng vai rùa chậm chạp nhưng chăm chỉ còn thỏ nhanh nhẹn nhưng chủ quan.

- Trẻ rút ra bài học: Mỗi người nên nắm được thế mạnh riêng của mình, khi đó dù cho bạn có yếu thế hơn nhưng bạn vẫn có thể giành chiến thắng nếu chọn được lĩnh vực thích hợp. Khơng được chê bai bạn yếu hơn về một khả năng nào đó.

* Câu chuyện “ Hai cơ gái và Hai cục bướu”

Đây là câu chuyện khá dài nên đối với độ tuổi 4-5 tuổi, giáo viên không không nên quá tập trung vào việc nhớ hết lời thoại hay trình tự câu chuyện, mà nên tập trung vào ý nghĩa của câu chuyện là không nên chê cười những người kém may mắn có vẻ ngồi xấu xí hoặc khác biệt so với mọi người xung quanh. Mặt khác, dù có

hồn cảnh khá giả hơn cũng khơng nên bắt nạt người nghèo khổ hơn. Thuận lợi hơn, giáo viên có thể cho trẻ xem film truyện cổ tích cùng tên đã được trình chiếu trên truyền hình hoặc dễ dàng tìm thấy bằng các website thơng dụng.

- Mặc khác, các phương tiện truyền thông là kênh thông tin gần gũi giúp trẻ biết được trong xã hội có những người gặp nhiều hồn cảnh khác nhau nhưng bù lại, họ lại có những khả năng đặc biệt để thích nghi với cuộc sống nên cần được tơn trọng.

- Một hình thức hiệu quả khác đã được giáo viên đề cập đến khi được phỏng vấn là việc giáo dục mọi lúc, mọi nơi thơng qua các tình huống trong cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm nhiều hơn là giáo viên phải có kỹ năng quan sát trẻ để biết được trẻ có chú ý và phản ứng như thế nào khi tiếp xúc với sự khác biệt xung quanh trẻ ngoài những mục đích đã được dự kiến theo kế hoạch giáo dục. Nếu vơ tình trong lúc đi tham quan, đi chơi hoặc tham gia một hoạt động ngoại khóa, trẻ phát hiện ai đó có sự khác biệt, giáo viên nên quan sát phản ứng của trẻ như thế nào; nên kịp thời khen ngợi khi trẻ có cách ứng xử phù hợp hoặc ghi nhận một số các vấn đề cần giáo dục trẻ để có thái độ và hành vi phù hợp hơn. Tùy tình huống, giáo viên có thể giáo dục tại thời điểm đó bằng những cách đơn giản như nói lời xin lỗi, cảm ơn, giúp đỡ người khác hoặc ghi nhận để lập kế hoạch giáo dục tiếp theo tại lớp. Các trường có thể cho trẻ giao lưu với các bạn ở trường chuyên biệt để có thể chia sẻ, cảm thơng với các bạn kém may mắn hơn mình.

* Trẻ nhận ra cảm xúc và thể hiện mình biết người khác đang dự định điều gì và họ cảm thấy thế nào thơng qua hành động hoặc lời nói

Trẻ em thường đấu tranh không chỉ với sự hiểu biết cảm xúc của trẻ, mà còn liên quan đến cảm xúc của người khác. Những kỹ năng này là rất quan trọng cá nhân trẻ và cho việ xây dựng các mối quan hệ xung quanh

Trước tiên, giáo viên giúp dạy trẻ gọi tên được đó là cảm xúc gì. Cho dù trẻ vui, buồn, hay tức giận bước đầu tiên trong việc đối phó với một cảm giác là xác định nó. Giúp trẻ xác định cảm xúc bằng cách thảo luận cảm xúc trẻ đã từng thấy. Nếu một đứa trẻ nói, "Mình thấy bạn tức giận. Bạn đã khoanh tay và đang dậm chân”, nghĩa là trẻ đã nhận diện được một dạng cảm xúc. Một công cụ khác là trò chơi xác định những cảm xúc cụ thể xuất hiện cũng là một trong các biện pháp giáo dục hiệu quả.

Sử dụng các ví dụ mới cũng như những biểu hiện trong một vài tình huống thật đã xảy ra đối với đứa trẻ. Thảo luận và viết về những cảm xúc khác nhau trong một tạp chí (hoặc một album về cảm xúc). Sử dụng nhật ký để viết về các sự kiện và cảm xúc, phản ứng và hậu quả của các sự kiện được gợi lên theo cách riêng của trẻ (trẻ có thể vẽ, cắt dán hình ảnh từ tạp chí hoặc ghi âm một đoạn kể về cảm xúc của mình, của bạn).

Tiếp theo, trẻ cần nhận ra một số tình huống gắn liền với cảm xúc. Khi nào vui, buồn, giận dữ... Đây cũng là một bước quan trọng để giúp trẻ tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt. Cùng một tình huống nhưng mỗi bạn có một cách biểu hiện cảm xúc khác nhau bởi vì những nguyên nhân nào? Truyện kể là một trong các phương tiện cho trẻ nhận biết cảm xúc của nhân vật hiệu quả nhất. Bằng cách trò chuyện về các nhân vật trải qua các sự kiện vui, buồn, đáng ngạc nhiên hoặc bực bội... Trò chuyện lý do tại sao các nhân vật cảm thấy cách họ đã làm và những gì họ nói hoặc đã làm để bộc lộ cảm xúc của họ.

Câu chuyện minh họa cho trẻ nhận biết cảm xúc của nhân vật * Trẻ biết thể hiện sự thông cảm với người khác

- Trước tiên, dể trẻ dễ dàng cảm thông với người khác, trẻ cần quan tâm tìm hiểu tại sao lại có sự khác biệt đó

Đây là vấn đề mà các trường hiện nay đang gặp khó khăn vì theo kết quả khảo sát, trẻ hiếm khi tìm hiểu nguyên nhân của sự khác biệt. Để tạo sự quan tâm sự khác biệt, giáo viên cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Đặt cho trẻ các câu hỏi tại sao trước những sự khác biệt, khuyến khích trẻ tự tìm câu trả lời, dần dần hình thành cho trẻ thói quen trước những sự khác biệt mà trẻ nhận thấy. Khơng có sự khác biệt nào bắt nguồn từ việc xấu cả, mọi việc đều có những nguyên nhân cụ thể. Chẳng hạn như tại sao bạn có da đen hoặc nâu cịn mình là da trắng, có phải do bạn ở bẩn hay bạn quên tắm sạch? Câu trả lời có thề trẻ tự phát hiện qua các trò chơi tắm búp bê da đen, nâu. Trẻ hiểu rằng vốn dĩ mỗi người sinh ra đều có những đặc điểm riêng theo đặc trưng của từng dân tộc không phải do ở bẩn, khi cho trẻ chơi với bột mì, trẻ nhận ra rằng mặc dù tay con bẩn nhưng nó vẫn khơng đen, tay con vẫn là màu trắng. Tại sao bạn khơng có nhiều quần áo? Do gia

đình bạn khó khăn hơn? Tại sao gia đình bạn lại khó khăn hơn? Tại sao chân bạn đi khập khiễng?... Mọi sự khác biệt của mọi người làm thế giới thú vị hơn.

- Việc đặt câu hỏi được thực hiện trong nhưng tình huống cụ thể trong lớp hoặc qua các mẫu chuyện, tình huống đã được kể trên các phương tiện truyền thông phù hợp với khả năng của trẻ.

- Tương tự như thế, với mọi sự thay đổi mà giáo viên quan sát trên trẻ hàng ngày, giáo viên nên khuyến khích trẻ quan tâm tìm hiểu nguyên nhân chuyện gì đã xảy ra với bạn. Điều này giúp trẻ có thói quen quan tâm với người khác, biết chia sẻ những khó khăn với bạn.

Hoạt động minh họa:

- Cho trẻ một đồ vật, đề nghị trẻ nhắm mắt và vẽ lại đồ vật đó trên giấy vẽ. Sau

đó cơ cho trẻ mở mắt và vẽ lại lần nữa. Trẻ so sánh sự khác nhau giữa hai hình vẽ và nói lên kinh nghiệm trong q trình thực hiện.

- Trị chuyện cùng trẻ những khó khăn mà người khiếm thị gặp phải trong cuộc sống

- Giáo dục trẻ biết sử dụng từ ngữ thể hiện sự tôn trọng và đồng cảm với các bạn khuyết tật. Thay vì sử dụng các từ thơng thường như khuyết tật hay tàn tật, giáo viên có thể hướng trẻ đến các từ có liên quan đến nguyên nhân và những khó khăn mà người khác gặp phải như bạn đi lại khó khăn, hoặc bạn khơng nhìn thấy được (trẻ mù), bạn nghe khó (khiếm thính)...Từ đó, trẻ sẽ dễ dảng hướng đến việc suy nghĩ sẽ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục trẻ 4 5 tuổi tôn trọng sự khác biệt tại một số trường mầm non quận 7, thành phố hồ chí minh​ (Trang 97 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)