Đánh giá theo NL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 theo mô hình lớp học (Trang 25 - 33)

- Đánh giá thông qua bài kiểm tra. - Đánh giá thông qua quan sát.

- Đánh giá thông qua vấn đáp, thảo luận nhóm. - Đánh giá thơng qua bảng hỏi.

- HS tự đánh giá. - Đánh giá đồng đẳng.

- Đánh giá dựa vào một số kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi khác,…

1.3.3. Năng lực tự học của học sinh trung học phổ thông 1.3.3.1. Khái niệm năng lực tự học 1.3.3.1. Khái niệm năng lực tự học

Để hiểu rõ NLTH ta cần làm rõ tự học là gì?

Theo quan điểm dạy học tích cực, bản chất của học là tự học, nghĩa là chủ thể tác động vào nội dung học một cách tích cực, tự lực, chủ động và sáng tạo để đạt được mục tiêu học tập. Quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, chủ yếu là do HS tự thực hiện, cịn mơi trường học chỉ đóng vai trị trợ giúp. Học tập chỉ có hiệu quả khi người học ý thức được việc học (có nhu cầu học tập) từ đó có động cơ, ý chí và quyết tâm để vượt qua những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập.

Cho đến nay có rất nhiều quan điểm về tự học đã được các tác giả trong và ngoài nước đề cập dưới nhiều góc độ và hình thức khác nhau:

- Theo từ điển Giáo dục học: “Tự học là quá trình tự mình hoạt động lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hành khơng có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lý trực tiếp của cơ sở giáo dục đào tạo.”

- Theo Nguyễn Cảnh Toàn (2001):

Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (so sánh, quan sát, phân tích, tổng hợp,…) và có khi cả cơ bắp cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực, khách quan, có chí tiến thủ,

khơng ngại khó…) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình.

Như vậy, tự học là hình thức học tập mang đậm màu sắc cá nhân, là quá trình mà người học tự ý thức nhiệm vụ học tập, tự đưa ra kế hoạch và làm chủ trong việc xác

định mục đích, nội dung, cách thức học, tác động một cách tích cực, chủ động vào đối tượng học nhằm chuyển hóa chúng thành tri thức riêng của mình, vận dụng tri thức vào giải quyết các nhiệm vụ học tập; rèn luyện và phát triển kĩ năng, làm cho người học thay đổi và ngày càng phát triển.

Với cách hiểu như trên về quá trình tự học, trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm NLTH với nội hàm như sau:

NLTH là khả năng xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thơng qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè;

chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn trong học tập (Năng lực và năng lực tự

học của học sinh là gì?, 2018).

1.3.3.2. Cấu trúc và biểu hiện của năng lực tự học

Theo Chương trình Giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018):

NL tự chủ, tự học gồm có các năng lực thành phần:

- Tự lực.

- Tự khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu chính đáng.

- Tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của mình.

- Thích ứng với cuộc sống.

- Tự định hướng nghề nghiệp.

- Tự học, tự hồn thiện

Trong đó NLTH, tự hồn thiện gồm các biểu hiện sau:

• Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục

• Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của

bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thơng tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.

• Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá

trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.

• Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công

dân.

1.4. Mơ hình lớp học đảo ngược

1.4.1. Mơ hình lớp học đảo ngược là gì ?

Theo Nguyễn Thị Phương Chi (2017), các chữ cái đầu tiên trong thuật ngữ F-L-I-P là những yếu tố chủ yếu của LHĐN bao gồm:

- Môi trường linh hoạt (FLEXIBLE ENVIRONMENT): bài giảng được đưa lên Internet cho phép HS truy cập, tự học ở nhà nên GV có thể tận dụng tối đa thời gian ở lớp tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoặc nghiên cứu độc lập. HS có thể tự chọn khơng gian, địa điểm và học tập theo tốc độ riêng của mình.

- Học tập nhân văn (LEARNING CULTURE): dạy học theo định hướng lấy HS làm trung tâm. HS phải có trách nhiệm học tập và tích cực hoạt động để tự tìm lấy kiến thức. Trong các hoạt động tương tác với bạn học, HS có thể mở rộng, khám phá sâu hơn về chủ đề bài học đồng thời có cơ hội trao đổi 1:1 với GV khi có vấn đề thắc mắc.

- Nội dung có chủ ý (INTENTIONAL CONTENT): GV cung cấp các học liệu cần thiết, theo định dạng phù hợp cho HS tự học, tự nghiên cứu ở nhà. Khi đến lớp, HS có đủ kiến thức nền để tham gia, học tập hợp tác với bạn học, mở rộng, đào sâu kiến thức.

- Chuyên gia giáo dục (PROFESSIONAL EDUCATOR): GV đóng vai trị rất quan trọng trong một LHĐN: quan sát, đánh giá, cung cấp hỗ trợ, phản hồi kịp thời trong suốt thời gian lên lớp thay vì chỉ thuyết giảng đơn thuần. GV chỉ thành cơng với mơ hình LHĐN khi tạo ra được kết nối tốt với từng cá nhân HS và bao quát, kiểm soát tồn bộ hoạt động trong lớp theo chủ đích.

Theo thang cấp độ tư duy của Bloom và các học trị của ơng (2000) thì dạy học theo mơ hình LHĐN giúp người học phát triển nhận thức qua từng cấp bậc: nhớ, hiểu và sau đó là ứng dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo.

Hình 1.2. Sự phát triển nhận thức theo thang Bloom đối với lớp học đảo ngược

và lớp học truyền thống (Lớp học đảo ngược, 2017)

Ở lớp học cổ điển, HS đến trường ngồi nghe giảng bài thụ động và hình thức này được giới chun mơn gọi là Low thinking. Sau đó các em về nhà làm bài tập và q trình làm bài tập sẽ khó khăn nếu HS khơng hiểu bài.

Với LHĐN, việc tìm hiểu kiến thức được định hướng bởi người thầy, nhiệm vụ của HS là tự học kiến thức mới này và làm bài tập mức thấp ở nhà. Sau đó vào lớp các

em được GV tổ chức các hoạt động để tương tác và chia sẻ lẫn nhau. Các bài tập bậc cao cũng được thực hiện tại lớp dưới sự hỗ trợ của GV và các bạn cùng nhóm.

Cách học này đòi hỏi HS phải dùng nhiều đến hoạt động trí não nên được gọi là “High thinking”. Như vậy những nhiệm vụ bậc cao trong thang tư duy được thực hiện bởi cả thầy và trò (Lớp học đảo ngược, 2017).

Như vậy, LHĐN là một hình thức dạy học mà giờ học ở lớp không dùng để giảng bài mà GV tổ chức cho HS thực hiện thảo luận, hợp tác nhóm,…giúp hiểu sâu hơn nội dung bài học, bồi dưỡng, rèn luyện và phát triển các NL cần thiết cho HS, trong đó có NLTH. GV có thêm thời gian tìm hiểu thực trạng học tập của HS (sai lầm, thắc mắc) mà kịp thời trao đổi, hỗ trợ, giúp HS nắm vững kiến thức theo đúng tốc độ tiếp thu riêng.

1.4.2. Ưu điểm và hạn chế của mơ hình lớp học đảo ngược

1.4.2.1. Ưu điểm

- Dạy học theo mơ hình này địi hỏi phải áp dụng các thành tựu công nghệ thơng tin và truyền thơng vào q trình dạy học. Vì vậy, nó lơi cuốn, hấp dẫn người học, HS chủ động trong khi học, có thể xem đi xem lại bài giảng nhiều lần (nếu cần).

- Là một mơ hình dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, khai thác tìm năng vốn có của mỗi người học đó là khả năng tự học. Tự học là nền tảng cho phương châm

“Học suốt đời”.

- Dạy học theo mơ hình này GV có thời gian để tăng cường rèn luyện, phát triển cho HS một số NL như NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác nhóm,… trong đó quan trọng là NLTH.

- HS linh hoạt được thời gian và địa điểm tự học với thiết bị học tập có kết nối

internet như máy tính bảng, tivi, máy tính bàn hoặc smartphone.

1.4.2.2. Hạn chế

- GV mất nhiều thời gian và công sức đầu tư cho việc soạn giảng. - Đòi hỏi GV phải sử dụng công nghệ thông tin tương đối thành thạo. - Nếu đường truyền Internet kém thì dễ gây mất hứng thú học tập của HS.

- Việc kiểm tra đánh giá ở các trường phổ thơng hiện nay cịn chưa kiểm tra đánh giá được NL HS thơng qua mơ hình này.

- Khơng phải tất cả HS đều có đủ điều kiện sử dụng máy tính và cơng nghệ để có thể tự học, xem bài trước và hoàn thành các nhiệm vụ được giao ở nhà.

1.5. Thực trạng về phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học Hóa học ở một số trường THPT tỉnh Bình Dương ở một số trường THPT tỉnh Bình Dương

Việc phát triển NLTH mơn Hóa học của HS và PPDH mà GV thường sử dụng để phát triển NLTH cho HS tại một số trường THPT ở tỉnh Bình Dương được khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và phương pháp thống kê tốn học.

1.5.1. Mục đích điều tra

Đánh giá về thực trạng phát triển NLTH mơn Hóa học của HS, PPDH mà GV thường sử dụng để phát triển NLTH cho HS tại một số trường THPT ở tỉnh Bình Dương.

1.5.2. Nội dung điều tra

Tìm hiểu về mục đích, phương pháp học tập và ý thức tự học của HS; về vai trò tác dụng của việc tự học; các biệp pháp mà GV thường áp dụng để phát triển NLTH cho HS; về việc sử dụng mơ hình LHĐN của GV tại một số trường THPT ở Bình Dương.

1.5.3. Đối tượng điều tra và cách thực hiện

Chúng tôi tiến hành khảo sát 37 GV tại một số trường THPT ở Bình Dương và 315 HS lớp 10 ở 2 trường THPT Thái Hòa và THPT Tân Phước Khánh. Phương pháp này được thực hiện bằng cách phát phiếu khảo sát cho từng GV và HS theo đối tượng đã nêu trên.

1.5.4. Kết quả điều tra

Chúng tôi đã phát phiếu khảo sát cho 37 GV ở các trường THPT ở Bình Dương và thu hồi được 32 phiếu hợp lệ. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã phát 315 phiếu khảo sát cho HS 2 trường THPT Thái Hòa và THPT Tân Phước Khánh ở Bình Dương và thu hồi được 296 phiếu, trong đó có 280 phiếu hợp lệ.

a) Kết quả điều tra GV (32 GV)

Câu 1. Xin quý Thầy/Cô cho biết việc phát triển năng lực tự học cho học

sinh ở trường phổ thơng, nơi thầy cơ đang giảng dạy có thực hiện thường xun không?

Bảng 1.1. Mức độ thực hiện việc phát triển NLTH cho HS ở trường phổ thông thông Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không thường xuyên Không bao giờ 0% 37,5% 56,3% 6,2% 0%

Qua kết quả điều tra, đa số GV có thực hiện việc phát triển NLTH cho HS nhưng thực hiện chỉ ở mức độ thỉnh thoảng chiếm tỉ lệ cao. Chứng tỏ việc phát triển NLTH cho HS hiện nay vẫn chưa thật sự được GV quan tâm nhiều.

Câu 2. Theo quý Thầy/Cô, năng lực tự học của học sinh ở trường phổ thông, nơi

thầy cô đang giảng dạy hiện nay như thế nào?

Bảng 1.2. Đánh giá của GV về NLTH của HS hiện nay

Rất tốt Tốt Bình thường Khơng tốt Hồn tồn

khơng tốt

0% 9,4% 46,9% 31,2% 12,5%

Qua kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng hầu hết GV đánh giá mức độ NLTH của HS ở giữa 2 mức bình thường và khơng tốt chiếm tỉ lệ cao. Chỉ có 3 GV cho rằng NLTH của HS ở mức tốt và khơng có GV nào chọn mức rất tốt. Từ đây, chúng ta thấy được NLTH của HS tương đối thấp và cần phải có biện pháp để cải thiện và phát triển.

Câu 3: Xin quý Thầy/Cô cho biết sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học

Bảng 1.3. Ý kiến của GV về sự cần thiết phát triển NLTH cho HS

Sự cần thiết của tự học đối với HS

Ý kiến của GV(%) Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Khơng có ý kiến Khơng đồng ý Hồn tồn khơng đồng ý

1 Tạo ra tri thức bền vững cho học

sinh 59 41 0 0 0

2 Học sinh động não thực sự trong

suốt quá trình học 47 44 9 0 0

3 Tạo hứng thú học tập cho học sinh 41 44 16 0 0

4 Học sinh có thể tự đánh giá và

điều chỉnh quá trình học của mình 25 47 28 0 0 5 Góp phần hình thành nhân cách

cho học sinh 9 38 53 0 0

6

Học sinh có kiến thức và năng lực để tự mình có thể giải quyết những vấn đề gặp phải trong đời sống

16 31 44 9 0

7 Là nền tảng cho phương châm

“Học suốt đời” 62 38 0 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 theo mô hình lớp học (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)