PPDH chương Oxi –Lưu huỳnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 theo mô hình lớp học (Trang 51 - 58)

Đây là chương dạy về chất, nó được dạy sau khi HS đã nghiên cứu lý thuyết chủ đạo như thuyết cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học và vừa học xong chương Halogen.

Việc nghiên cứu các chất thuộc chương Oxi – Lưu huỳnh xuất phát từ: - Cấu tạo nguyên tử các ngun tố: phân tích dựa trên cấu hình electron. - Cấu tạo phân tử hợp chất: loại liên kết trong phân tử

Trên cơ sở đó, dự đốn tính chất hóa học của ngun tố, đơn chất, hợp chất của chúng và kiểm nghiệm những dự đốn đó bằng thực nghiệm hóa học.

2.2. Thiết kế học liệu điện tử theo mơ hình LHĐN nhằm phát triển NLTH cho HS 2.2.1. Nguyên tắc thiết kế

Để định hướng cho việc thiết kế HLĐT, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất các nguyên tắc sau:

a. Đảm bảo mục tiêu bài học

Mỗi HLĐT thiết kế phải đảm bảo các mục tiêu về chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển NL HS.

Ví dụ: Khi thiết kế HLĐT bài 29: Oxi – Ozon phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ và định hướng phát triển NL HS như sau:

Kiến thức:

- Nêu được vị trí, cấu hình lớp electron ngồi cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phịng thí nghiệm, trong cơng nghiệp.

- Nêu được ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; ozon có tính oxi hố mạnh hơn oxi.

Vận dụng lí thuyết chủ đạo về cấu tạo nguyên tử, liên kết, định luật tuần hồn,

phản ứng hóa học.

Dự đốn tính chất hóa học của đơn chất oxi, ozon, lưu huỳnh

và những hợp chất của chúng Xác minh những điều dự đoán về tính chất bằng các thí nghiệm, thực hành hóa học

- Giải thích được: Oxi và ozon đều có tính oxi hố rất mạnh (oxi hóa được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.

- Trình bày được cách nhận biết ozon.

Kĩ năng

- Dự đốn được tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hóa học của oxi, ozon.

- Quan sát được thí nghiệm, hình ảnh, … rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

- Viết được phương trình hóa học minh họa tính chất, điều chế, chứng minh ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi.

- Vận dụng tính được % thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp.

Thái độ

- u thích mơn hóa học, tự giác tìm hiểu các kiến thức khoa học. - Nghiêm túc, tìm tịi, hợp tác và hăng say trong học tập.

- HS thấy được ứng dụng, vai trò to lớn của oxi, ozon hóa học trong đời sống. Từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường sống, tham gia trồng và bảo vệ cây xanh.

Định hướng phát triển năng lực

- NLTH (NL chính cần quan sát và đánh giá) - NL hợp tác.

- NL giải quyết vấn đề. - NL ngơn ngữ.

b. Đảm bảo tính logic, chính xác khoa học, đầy đủ và súc tích của nội dung bài học

- HLĐT phải có cấu trúc rõ ràng giữa các chương, bài, các phần trong một bài cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau và cần bảo đảm kiến thức cơ bản của bài.

- Ngôn ngữ được dùng trong HLĐT cần dễ hiểu và chính xác về mặt khoa học. Ln cập nhật những thuật ngữ hóa học mới.

c. Đảm bảo tính sư phạm

bài học.

- Nội dung bài giảng điện tử kích thích được động cơ học tập, gây hứng thú đối với HS.

d. Đảm bảo tính thẩm mỹ

Màu sắc

Màu sắc sử dụng cần hài hịa, khơng lịe loẹt; Sử dụng màu sắc tương phản, chữ đậm trên nền trắng hay sáng và ngược lại.

Font chữ, cỡ chữ

Đảm bảo mật độ, kích cỡ và font chữ phù hợp .

Dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma,…) hạn chế dùng các font chữ có đi (VNI-Times, VNI-Brush,…), các font chữ dạng thư pháp,…

Với thiết bị đầu chiếu, màn chiếu và số lượng HS từ 35-40 như hiện nay thì cỡ chữ 22 trở lên là phù hợp.

e. Sử dụng dễ dàng ở các loại máy tính để bàn, máy tính bảng và smartphone,…

- Cần bảo đảm học liệu có dung lượng khơng q lớn để nhiều loại thiết bị vẫn có thể hoạt động bình thường.

- Phần mềm điều khiển hoạt động học liệu điện tử phải tương thích với đa số trình duyệt web hiện có như Google, Cốc cốc, Firefox,...

f. Đảm bảo tính tương tác khi sử dụng học liệu điện tử

- Bài giảng điện tử phải thiết kế sao cho khi trình chiếu, HS có thể nhìn rõ, nghe rõ và thực hiện các nhiệm vụ GV đề ra.

- Bài giảng điện tử cần phải đảm bảo cho HS ghi chép tốt, có thể bấm xem và dừng video bài giảng bất cứ khi nào.

- Phần bài tập nên bố trí theo từng chương, từng chủ đề hoặc từng bài theo đầy đủ 4 mức độ nhận thức. Sử dụng đa dạng các hình thức (trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, điền khuyết, tự luận,…) để gây hứng thú cho HS.

- Sử dụng các phần mềm trắc nghiệm online cho HS tự kiểm tra kiến thức sau một số bài hoặc một chủ đề hoặc sau một chương.

g. Đảm bảo tính hiệu quả

Thiết kế HLĐT trong điều kiện cụ thể của trường, địa phương nơi GV giảng dạy. Việc sử dụng HLĐT phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

- Đạt được mục tiêu bài học.

- Định hướng phát triển NL cho học sinh, đặc biệt là phát triển NLTH cho HS khi sử dụng HLĐT.

- HS chủ động, tích cực tìm hiểu bài và tích cực đóng góp ý kiến thảo luận để rút ra trọng tâm của bài học khi lên lớp.

- HS ghi chép được bài thông qua bài giảng điện tử trên trang web, hiểu bài và hứng thú học tập.

- HS hăng hái, tự giác tham gia tự kiểm tra kiến thức qua phần mềm trắc nghiệm online.

2.2.2. Qui trình thiết kế

Một số phần mềm có thể áp dụng như E-learning, Google classroom,… hoặc thiết kế trang web để có thể tổ chức dạy học theo mơ hình LHĐN như Moodle, Google sites, Google classroom,…

Chúng tôi sử dụng Google sites để thiết kế trang web vì một số ưu điểm sau: • Dễ dàng xây dựng trang web mà khơng địi hỏi kề chun mơn hay phải biết code.

Việc này sẽ giúp người dùng tiết kiệm thời gian, đồng thời cịn có thể chọn được từ hàng trăm mẫu được tạo trước.

• Sắp xếp đơn giản: Người dùng có thể sử dụng trang web để sắp xếp mọi thứ như tài liệu, lịch trình, video… Tìm kiếm tích hợp do Google cung cấp giúp bạn dễ dàng tìm thấy chính xác những gì mà bạn tìm kiếm sau này.

• Google Sites sử dụng trình chỉnh sửa trực quan để tạo và cập nhập website của người dùng giúp cho việc viết tài liệu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Người dùng có thể xem tất cả các loại tiện ích từ hình ảnh, video cho đến tài liệu để chia sẻ lịch và nhiều thứ khác.

• Thư viện mẫu website đa dạng: Bắt đầu trên trang web của bạn với một trong các mẫu được tạo trước; hoặc tại thư viện mẫu với những trang web được tùy chỉnh theo nhu cầu của bạn.

• Tìm kiếm mạnh mẽ: Trang web của dự án và nhóm chỉ hữu ích khi người dùng có thể tìm thấy các thơng tin mà họ đang tìm kiếm. Tìm kiếm tích hợp do cơng cụ tìm kiếm của chính Google hỗ trợ sẽ giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy trang mà họ cần.

• Quyền chi tiết: Google Sites cho phép bạn đặt danh sách truy cập khác nhau cho

các trang khác nhau của mỗi web.

• Dung lượng lưu trữ lớn: Google Sites cung cấp cho người dùng nhiều dung lượng lưu trữ.

• Chia sẻ nhanh chóng: Người dùng có thể chia sẻ trang web của họ với nhóm của họ. Người dùng cịn có thể kiểm sốt người có thể xem, chỉnh sửa trang web, đồng thời có thể chỉnh sửa cài đặt sau.

• Tự do tùy chỉnh: Người dùng có thể tùy chỉnh khác bằng Google Apps Scripts hoặc bằng cách tạo tiện ích cho HTML hoặc JavaScript của riêng bạn cho trang web của bạn.

• Thiết kế có độ bảo mật cao và tin cậy: Lưu trữ tùy chỉnh khác bằng Google Apps Scripts hoặc tạo tiện ích HTML; hoặc JavaScript của riêng người dùng cho trang

web của họ (Webdoctor.vn, 2019).

Các bước thiết kế học liệu điện tử

Bước 1: Lựa chọn phần mềm và thiết kế trang Web phù hợp với dạy học

theo mơ hình LHĐN

Sử dụng Google sites thiết kế trang Web “TỰ TIN VỚI HĨA HỌC” để HS có thể tương tác trong quá trình tổ chức dạy học theo mơ hình LHĐN.

Bước 2: Xác định mục tiêu và năng lực hướng tới của từng bài học trong

chương.

Đầu tiên phải xác định mục tiêu của chương, của bài học và NL chính cần đạt được khi thiết kế HLĐT. Người thiết kế cần phải biết được sau khi học xong bài học này thì HS sẽ đạt được những gì về kiến thức, kĩ năng, thái độ và NL.

Bước 3: Xác định kiến thức trọng tâm và cơ bản của từng bài học

- Bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ mơn hiện hành. - Đọc thêm tài liệu, sách báo,… tham khảo để mở rộng hiểu biết.

- Xác định quá trình tương tác giữa GV, HS và cơng cụ hỗ trợ. - Dự trù các câu hỏi, phản hồi của HS trong các hoạt động.

Bước 4: Thiết kế bài giảng điện tử, file hướng dẫn học tập và tìm kiếm tài

liệu liên quan đến từng bài học

- Thiết kế bài giảng và hướng dẫn học tập trên powerpoint, sau đó quay màn hình, thu âm lời giảng của GV và chuyển các file powerpoint đó thành video để đưa lên trang web.

- Tìm kiếm tài liệu: các file tài liệu (.doc, .docx, .pdf,..), phim (clip, video), ảnh (image), các bài viết, bài báo cáo,…

- Xử lý tài liệu.

- Phân phối tài liệu vào các trang tương ứng trên trang web.

Bước 5: Xây dựng kịch bản dạy học theo mơ hình LHĐN

- Xác định các bước của quá trình dạy học theo mơ hình LHĐN. - Xác định cấu trúc của kịch bản để đạt được các mục tiêu đã đề ra. - Chi tiết hóa cấu trúc của kịch bản.

Bước 6: Chạy thử trang web đã thiết kế, xin ý kiến chuyên gia và đồng

nghiệp

- Chạy thử.

- Kiểm tra tính logic, hợp lý của các thành phần. - Kiểm tra lỗi.

Bước 7: Chỉnh sửa, hoàn thiện và sử dụng

- Chỉnh sửa lại cho hợp lý. - Hoàn thiện trang web.

- Sử dụng HLĐT đã thiết kế tổ chức dạy học theo mơ hình LHĐN.

2.2.3. Cấu trúc học liệu điện tử

Trang web “TỰ TIN VỚI HĨA HỌC” được thiết kế giúp HS có thêm một địa chỉ đáng tin cậy để có thể sử dụng nguồn tài liệu phong phú, đa dạng như bài giảng, hướng dẫn hoạc tập, thí nghiệm, bài tập, các tài liệu tham khảo khác,...mà tác giả xây dựng, sưu tầm. Qua đó, giúp HS phát triển được NLTH, ngày càng u thích mơn Hóa học và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn.

Trang web có cấu trúc như sau:

Hình 2.3. Sơ đồ cấu trúc trang web “TỰ TIN VỚI HÓA HỌC” “TỰ TIN VỚI HĨA HỌC”

Trang chủ Hóa học 10 Hóa học 11 Hóa học 12

Chương 1 Chương 2 ……

Mỗi chương có cấu trúc như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10 theo mô hình lớp học (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)