1.2. Hoạt động trải nghiệm
1.2.4. Hoạt động trải nghiệm trong dạy học
HĐTN trong dạy học chính là q trình giáo viên sử dụng hình thức tổ chức các HĐTN để học sinh có thể chiếm lĩnh kiến thức và các năng lực thơng qua HĐTN đó.
Để chiếm lĩnh kiến thức và các năng lực mới, trước tiên con người phải sống trong sự trải nghiệm của chính mình và sau đó phải suy ngẫm về sự trải nghiệm đó. Sự trải nghiệm khơng những là nguồn gốc của kiến thức, mà cũng là môi trường kiểm chứng kiến thức thu được, đảm bảo được sự đúng đắn và chính xác của các kiến thức mà người học đã học được.
Có nhiều mơ hình học tập trải nghiệm tiêu biểu như mơ hình học tập qua kinh nghiệm của J.Dewey; ông quan niệm học qua làm, học bắt đầu từ làm; những tri thức bắt đầu từ làm mới là những tri thức thật. Theo tư tưởng này thì dạy học phải giao việc cho học sinh làm, chứ không phải giao vấn đề cho học sinh học. Q trình phát triển trí tuệ của người học là kết quả của sự trải nghiệm. Sự phát triển trí tuệ trước hết phải có q trình hình thành biểu tượng; trải nghiệm sẽ cho HS biểu tượng trong đầu về sự vật, hiện tượng đó. Theo ơng, chương trình dạy học và việc dạy học phải là quá trình xâu chuỗi các thành tố trong kinh nghiệm cũ và mới của HS. Cũng theo J.Dewey, nhà trường và giáo viên phải tạo ra môi trường học tập trong đó những hoạt động của HS chứa đựng cả những tình huống khó khăn, để từ đó người học tự tìm tịi và xây dựng kiến thức thông qua kinh nghiệm và tư duy, thông qua trải nghiệm của chính bản thân mình.
Mơ hình học tập của J.Dewey mơ tả q trình người học xây dựng kiến thức cho mình thơng qua những kinh nghiệm quan sát được. Mơ hình học tập trải nghiệm của J.Dewey là quá trình hoạt động trí tuệ khá phức tạp bao gồm: (1) quan sát các điều kiện xung quanh; (2) hình thành kiến thức về những gì đang xảy ra, trong những tình huống tương tự trong quá khứ, kiến thức thu được một phần từ các thông tin, tư vấn và cảnh báo của những người có kinh nghiệm hơn; (3) Sự đánh giá, phán xét những gì quan sát được và những kiến thức thu được. Kết quả thu được của quá trình này sẽ thúc đẩy con người thực hiện những chuỗi hoạt động tiếp theo để đạt được mục đích.
Lí thuyết học tập trải nghiệm của D.Kolb
Theo ơng, học tập là một q trình mà ở đó tri thức được tạo ra thông qua sự biến đổi, chuyển hóa kinh nghiệm. Đó là q trình thơng qua hành động, chủ thể tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên đánh giá, phân tích những kinh nghiệm, kiến thức sẵn có nhờ sự tác động của kiến thức tiếp thu được qua hành động với đối tượng.
D.Kolb đưa ra chu trình học tập trải nghiệm gồm 4 bước như sau: Bước 1: Kinh nghiệm rời rạc
Ở giai đoạn này, người học tiến hành các hành động trên đối tượng, ví dụ: đọc báo, tài liệu, nghe giảng, xem video về chủ đề đang học… Tất cả các yếu tố đó sẽ tạo ra các kinh nghiệm nhất định cho người học, chúng trở thành “nguyên liệu đầu vào” quan trọng của q trình học. Thơng thường, người học dạng hời hợt chỉ dừng lại ở kinh nghiệm đó, ghi chép lại, chờ cho tới kì thi và kết thúc việc học. Trong học tập trải nghiệm theo D.Kolb, đó mới là sự khởi đầu.
Bước 2: Quan sát có suy tưởng/phản ánh
Trong bước này, người học cần phân tích, đánh giá các sự kiện và các kinh nghiệm đã có; tức là suy tưởng về các kinh nghiệm đó xem mình cảm thấy thế nào, có hiểu được hay khơng, có thấy nó hợp lí hay khơng, có quan điểm nào đi ngược lại với các kinh nghiệm mình vừa trải qua hay khơng...Trong q trình suy ngẫm người học sẽ rút ra những bài học cũng như định hướng mới cho chặng đường học tập tiếp theo thú vị và hiệu quả hơn.
Bước 3: Khái niệm hóa
Sau khi có được quan sát chi tiết cộng với suy tưởng sâu sắc, người học tiến hành khái niệm hóa các kinh nghiệm đã nhận được, từ kinh nghiệm, ta có các khái niệm, lí thuyết mới. Bước này chính là bước quan trọng để các kinh nghiệm chuyển đổi thành “tri thức”. Khơng có bước này, kinh nghiệm sẽ không được nâng cấp và phát triển lên một tầm cao mới hữu ích hơn mà chỉ là những trải nghiệm vụn vặt nhặt được trong tiến trình học tập hay thực hành.
Trên cơ sở khái niệm đã hình thành, người học tiếp tục đưa vào thực tiễn để kiểm nghiệm, nhằm hình thành nên tri thức thực sự của riêng và theo cách riêng của bản thân học sinh. Đây là bước để người học xác nhận hoặc phủ nhận các khái niệm từ bước trước (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
Như vậy, để tổ chức tốt hoạt động trải nghiệm trong dạy học thì GV phải tạo ra một mơi trường trải nghiệm phong phú, đa dạng và chứa đựng những thách thức đối với HS; tạo cơ hội cho HS trải nghiệm đa dạng dưới nhiều vai trò khác nhau; đặt người học trong sự trải nghiệm đa dạng các giác quan từ cảm giác đến tri giác và cảm xúc cá nhân. Từ đó người học phải được trình bày và biểu hiện sự đa dạng các kinh nghiệm sống và vốn hiểu biết của mình. Việc thiết kế và tổ chức HĐTN cần linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng HS, nội dung học tập, điều kiện nhà trường và địa phương. Điều quan trọng nhất là phải đảm bảo các trọng tâm của học tập trải nghiệm; HS tham gia các trải nghiệm cụ thể, qua hoạt động HS được quan sát, suy ngẫm, phân tích, liên hệ, suy luận, chiêm nghiệm; từ đó HS khái quát hóa thành kiến thức mới của bản thân mình và vận dụng trong bối cảnh mới.