1.2. Hoạt động trải nghiệm
1.2.7. Đánh giá hoạt động trải nghiệm
a. Nội dung đánh giá
Đánh giá kết quả hoạt động của HS được thể hiện ở hai cấp độ đánh giá cá nhân và đánh giá tập thể. Vì vậy, nội dung đánh giá phải cụ thể, thiết thực, có tiêu chí rõ ràng thì việc đánh giá mới có tác động tích cực tới HS.
Nội dung đánh giá cá nhân
- Đánh giá sự hiểu biết của HS về nội dung các hoạt động trải nghiệm - Đánh giá trình độ đạt được của các kỹ năng khi tham gia HĐTN
- Đánh giá về động cơ, tinh thần, thái độ, ý thức trách nhiệm, tính tích cực, tình cảm của HS đối với HĐTN.
Nội dung đánh giá tập thể
Đánh giá kết quả hoạt động của tập thể trên các phương diện: - Số lượng HS tham gia hoạt động
- Các sản phẩm hoạt động - Ý thức cộng đồng trách nhiệm
- Tinh thần hợp tác của HS trong hoạt động
- Kĩ năng hợp tác của HS trong hoạt động (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
Đối với mỗi hoạt động, có thể tiến hành nhiều hình thức và phương pháp đánh giá khác nhau sao cho phù hợp với mục tiêu đánh giá. Có thể nói, hình thức và phương pháp đánh giá HS qua HĐTN phải mang tính đa dạng và phải phù hợp với đặc điểm của HS. Dưới đây là một số hình thức và phương pháp đánh giá phổ biến hiện nay:
- Đánh giá bằng quan sát
- Đánh giá bằng phiếu tự đánh giá - Đánh giá bằng phiếu hỏi
- Đánh giá qua bài viết
- Đánh giá qua sản phẩm hoạt động - Đánh giá bằng điểm số
- Đánh giá qua tọa đàm, trao đổi ý kiến và nhận xét - Đánh giá qua bài tập và trình diễn
- Đánh giá qua GV chủ nhiệm và các lực lượng giáo dục khác (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
c. Quy trình đánh giá
Những yêu cầu của quy trình đánh giá
- Đảm bảo tính khách quan trong quá trình đánh giá: Tức là phản ánh trung thực những nhận xét của cá nhân, nhóm, tập thể lớp so với mục tiêu đề ra.
- Đảm bảo tính hệ thống của quy trình đánh giá: Việc đánh giá phải được tiến hành thường xuyên và có tính hệ thống, nhất quán. Kết quả học tập phải được đánh giá của chính bản thân HS và nhóm HS, GV thu được thơng tin ngược để kịp thời đánh giá và điều chỉnh hoạt động của HS.
Quy trình đánh giá
Bước 1: HS tự đánh giá
Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá ở từng mức độ mà GV đưa ra, HS tự đánh giá và xếp loại bản thân mình. Tự xếp loại chính xác sẽ giúp các em tự tin khẳng định mình hơn, từ đó có quyết tâm cao hơn trong việc tham gia các hoạt động tập thể.
Căn cứ vào những tiêu chí đánh giá và dựa vào đánh giá cá nhân, các thành viên trong nhóm nhận xét, bổ sung thơng tin nhằm khẳng định mức độ đạt được của từng thành viên trong nhóm mình.
Bước 3: GV đánh giá xếp loại
Từ kết quả đánh giá HS, GV xem xét, phân loại và đi đến quyết định xếp loaị cho từng HS trong lớp (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
d. Tiêu chí đánh giá
Đánh giá HS trong HĐTN cần căn cứ vào mục tiêu đã được xác định về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Cần lưu ý các khía cạnh đánh giá có tính đặc thù đó là sự trải