Từ Bảng 3.3 và Bảng 3.5 ta thấy tổng số điểm HS đạt được ở chủ đề 1 là 127 điểm, còn chủ đề 2 là 176 điểm, chứng tỏ NL GQVĐ của HS đã phát triển. Để thấy rõ hơn sự phát triển của từng hành vi, chúng tơi tiến hành phân tích các biểu đồ.
0 5 10 15 20 25 30 Mức 1 Mức 2 Mức 3 số họ c sin h Chủ đề 1 Chủ đề 2 0 5 10 15 20 25 30 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Số họ c sin h Chủ đề 1 Chủ đề 2
Trong các Biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 ta thấy số học sinh mức 1 của chủ đề 2 đều có giảm so với chủ đề 1, giảm nhiều ở hành vi đề xuất giải pháp và đánh giá giải pháp, vì ở hai hành vi này khi học sinh bắt đầu làm quen các em khá lúng túng, các giải pháp đưa ra chưa đánh giá được tính khả thi, chưa đưa ra nhiều giải pháp để lựa chọn. Cịn ở hành vi đánh giá giải pháp, thơng thường các em chỉ thực hiện xong mà khơng có thói quen xem xét, đánh giá lại kết quả đạt được để đưa ra giải pháp mới hoặc chỉnh sửa, bổ sung. Sang đến chủ đề 2 các em đã tiến bộ hơn nhưng vẫn còn một lượng lớn chưa biết đánh giá hoặc khơng đánh giá.
Cịn ở hành vi hiểu vấn đề và thực hiện giải pháp thì có tăng lên ở mức 3 nhiều, vì sau khi thực hiện chủ đề 2 HS đã quen dần với quy trình GQVĐ, nên nắm bắt vấn đề nhanh hơn và thực hiện thành thục hơn, ngoài ra ở chủ đề 2 các em được trải nghiệm ngoài nhà trường nên các em hào hứng hơn và làm tốt hơn.
Như vậy, kết quả đánh giá định tính và định lượng q trình thực nghiệm đều chứng tỏ rằng, dạy học theo hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm phát triển được NL GQVĐ cho học sinh.
Các hình thức tổ chức HĐTN cũng rất đa dạng, phù hợp với phần lớn các bài học, chủ đề mơn vật lí. GV nên lựa chọn những cách thức phù hợp để tổ chức dạy học Vật lí cho HS, để học sinh phát triển năng lực, kĩ năng và tăng niềm yêu thích với bộ mơn Vật lí.
Kết luận chương 3
Sau khi tiến hành thực nghiệm và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tơi có những nhận xét sau:
- Chúng tôi đã kiểm chứng giả thuyết khoa học của đề tài “Nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm chương “chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” trong dạy học vật lí 10 THPT thì sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh” là đúng đắn và khả thi. Mức độ phát triển năng lực của mỗi HS là khác nhau, có những HS sự phát triển khơng nhiều, chưa thấy rõ, nhưng cũng có nhiều HS thì sự phát triển rất rõ ràng, thường rơi vào nhóm HS nhanh nhẹn, nhiệt tình, hoạt ngơn. Nhưng xét tổng thể cả lớp thì sự phát triển NL GQVĐ qua hai chủ đề được tổ chức theo hình thức HĐTN là rõ ràng và đã được kiểm chứng. Phát triển NL của HS là cả một quá trình dài, khơng thể trơng chờ một vài chủ đề có thể làm cho NL của HS đạt mức cao hết được, nhưng với kết quả thu được, chúng tôi tự tin hơn vào giả thuyết của mình và sẽ tiếp tục thực hiện để phát triển năng lực cho HS qua từng bài học.
- Khi dạy học Vật lí bằng hình thức tổ chức HĐTN khơng chỉ phát triển NL GQVĐ , HS còn phát triển được nhiều kĩ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, tranh luận, phản biện, tìm kiếm và phân tích thơng tin…
- Dạy học theo hình thức tổ chức HĐTN rất phù hợp với định hướng giáo dục hiện nay, khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực như tổ chức HĐTN thì người học đóng vai trị trung tâm, HS tự thực hiện những hành động để tìm tịi, tiếp thu kiến thức và phát triển kĩ năng, đặc biệt HS rất hứng thú trong quá trình học tập, khơng cịn bị thụ động tiếp thu như phương pháp dạy học truyền thống.
- Dạy học theo hình thức tổ chức HĐTN cũng địi hỏi GV phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn cách dạy truyền thống, ngoài việc phải soạn bài cơng phu hơn, GV cịn phải chuẩn bị địa điểm, trang thiết bị hỗ trợ cho quá trình trải nghiệm của HS. Ngoài ra, GV phải theo sát quá trình HS thực hiện cả những khi các em tiến hành tại nhà, để đôn đốc các em thực hiện đúng tiến độ, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn. Dạy học theo hình thức tổ chức HĐTN HS cũng phải làm việc nhiều hơn, từ chỗ các em chỉ ngồi nghe giảng, ghi chép, học thuộc và về nhà làm bài tập, thì các em phải tự lên kế hoạch, phân chia công việc, tiến hành trải nghiệm cùng nhau để
thu nhận kiến thức, đánh giá quá trình học tập và rút ra những bài học. Cũng có những HS lười biếng sẽ cảm thấy cách học này không phù hợp với các em, các em sẽ áp lực, mệt mỏi. Để tránh việc các em quá sức khi phải làm nhiều dự án và các dự án học tập chồng lên nhau, GV nên chọn các chủ đề hay và vừa sức, có thời gian phù hợp để HS tiến hành, gây được sự thoải mái, hứng thú cho các em.
Mặc dù kết quả cho thấy dạy học theo hình thức tổ chức HĐTN có thể phát triển NL GQVĐ của HS, nhưng nghiên cứu chỉ thực hiện trên mẫu 43 HS nên kết quả chưa cho phép khẳng định hiệu quả khi áp dụng rộng rãi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ những kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ đề ra, tác giả đã giải quyết được những vấn đề sau:
Nghiên cứu, phân tích và làm rõ cơ sở lí luận về HĐTN và NL GQVĐ.
Tìm hiểu thực trạng dạy học hiện nay tại các trường THPT, cũng như nhận thức của GV và HS về tầm quan trọng của định hướng dạy học phát triển năng lực hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về HĐTN và thực tiễn, kết hợp tìm hiểu nội dung chương “chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10, chúng tôi đi xây dựng các chủ đề dạy học theo hình thức tổ chức HĐTN, ngồi một chủ đề chung, chúng tôi xây dựng được 3 chủ đề riêng, trong đó có 2 chủ đề được tiến hành thực nghiệm sư phạm là chủ đề “Muối_Món quà của Biển” và “Nến_ Nghệ thuật và sức khỏe”.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Nguyễn Hữu Thọ để đánh giá tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học đã đề ra, và chúng tôi thu được kết quả là giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn và khả thi, dạy học theo hình thức tổ chức HĐTN nâng cao NL GQVĐ của HS.
Qua kết quả điều tra thực tiễn, quá trình TNSP và kinh nghiệm giảng dạy tại trường THPT chúng tơi có một số kiến nghị như sau:
Đổi mới giáo dục là bước đi quan trọng và cần thiết nhưng phải đổi mới đồng bộ cả về phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình và hình thức kiểm tra đánh giá.
- Về phương pháp giảng dạy phải chuyển từ phương pháp truyền thống lấy kiến thức làm đích đến của q trình học, thầy làm trung tâm sang dạy học lấy trò làm trung tâm, sự phát triển năng lực của HS làm mục đích.
- Nội dung chương trình giảm bớt những kiến thức hàn lâm, nặng về tính tốn (những kiến thức này có thể chuyển lên chương trình bậc cao hơn khi các em đã có định hướng nghề nghiệp) sang những kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống, các hiện tượng tự nhiên gần gũi.
- Kiểm tra đánh giá chuyển từ đánh giá khả năng ghi nhớ máy móc và kĩ năng tính tốn sang kiểm tra năng lực, kiểm tra những điều HS “làm”, HS áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Hiện nay phần lớn GV còn chưa hiểu rõ về những phương pháp dạy học hiện đại, nên để đổi mới được phương pháp thì việc học nâng cao, tập huấn chất lượng, rộng rãi là rất cần thiết. Bộ nên có chương trình tập huấn cho GV để mọi GV đều có thể đáp ứng được địi hỏi của chương trình giáo dục phổ thơng mới, có như vậy CT GDPT mới đảm bảo thành công.
Cần cải thiện cơ sở vật chất đồng bộ ở các trường phổ thơng để GV có thể dễ dàng áp dụng những phương pháp dạy học mới. Khơng có đủ cơ sở vật chất cơ bản rất khó để đổi mới phương pháp giảng dạy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ giáo dục và đào tạo. (2018). Chương trình giáo dục phổ thơng _Hoạt động trải
nghiệm.
Bộ giáo dục đào tạo. (2017). Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông.
Bộ giáo dục đào tạo. (2017). Chương trình giáo dục phổ thơng – chương trình tổng
thể.
Bộ giáo dục đào tạo. (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Hồng Hịa Bình. (2015). Năng lực và đánh giá theo năng lực. Tạp chí khoa học ĐHSP Tp. HCM, số 6 năm 2015.
Lê Thị Thu Hiền (2016). Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thơng. Tạp chí giáo dục, số 380 năm
2016.
Nguyễn Thu Thủy và Đỗ Hương Trà. (2015). Bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề qua vận dụng tiến trình dạy học của Lamap trong dạy học vật lí. Tạp chí giáo
dục, số đặc biệt năm 2015.
Nguyễn Quang Thuấn. (2016). Đánh giá theo định hướng năng lực. Tạp chí Khoa
học ĐHQGHN, tập 32, số 2 năm 2016.
Đào Thị Ngọc Minh, Nguyễn Minh Hằng. (2018). Học tập trải nghiệm- lí thuyết và vận dụng vào thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn học ở trường phổ thơng. Tạp chí Giáo dục, Số 433( kì 1-7/2018).
Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tơ Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang, Bùi Gia Thịnh. Vật lí 10. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Nguyễn Thị Liên (chủ biên), Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh. (2017). Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ
thông. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Lê Đình Trung (chủ biên), Phan Thị Thanh Hội. (2018). Dạy học theo định hướng
hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. Nxb Đại học
Đỗ Hương Trà (chủ biên), Nguyễn Văn Biên, Tưởng Duy Hải, Phạm Xuân Quế, Dương Xuân Qúy. (2019). Dạy học phát triển năng lực mơn Vật lí trung học
phổ thơng. Nxb Đại học sư phạm.
Tưởng Duy Hải (chủ biên), Nguyễn Thị Huệ, Nguyễn Thị Mai, Phạm Quỳnh, Dương Xuân Quý, Bùi Thị Phương Thúy. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng
tạo trong dạy học vật lí THCS. Nxb Giáo dục Việt Nam.
Bộ giáo dục và đào tạo. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng mơn vật lí
10: Nxb Giáo dục Việt Nam.
PHỤ LỤC 1
Phiếu khảo sát dành cho GV và HS ở trường THPT
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THƠNG Kính chào q Thầy/Cơ!
Để có được dữ liệu thực tiễn cần thiết, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Vật lí. Chúng tôi rất mong quý Thầy/Cơ dành ít thời gian để đọc và trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát dưới đây. Câu trả lời của quý Thầy/Cô sẽ giúp chúng tơi có nguồn dữ liệu q báu để hồn thành nghiên cứu của mình.
Xin chân thành biết ơn sự hỗ trợ của quý Thầy/Cô !
(Tất cả những thơng tin này chỉ dùng với mục đích nghiên cứu. Mọi thơng tin của GV đều được bảo mật)
Họ và tên giáo viên (không bắt buộc): ………………………………….…… Trường…………………………………………………………………………..
Câu 1: Thầy/Cô cho biết tần suất sử dụng thiết bị/ hình thức/ phương pháp dưới đây
trong quá trình dạy học:
Tần suất
Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng
Hiếm khi
Chưa bao giờ Sử dụng phương pháp diễn giảng, thuyết
trình khi lên lớp
Sử dụng phương pháp thực nghiệm
Sử dụng các dụng cụ trực quan, sinh động: hình ảnh, video, mơ hình…
Sử dụng bài giảng điện tử, phim ảnh…
Tổ chức hoạt động nhóm
Tổ chức học sinh trải nghiệm thực tế kiến thức đã học: tham quan, làm sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống…
Tổ chức học sinh trải nghiệm thực tế để
hình thành kiến thức : tham quan, làm
sản phẩm ứng dụng trong cuộc sống…
Câu 2: Trong các hình thức tổ chức dạy học hiện đại, tổ chức hoạt động trải nghiệm
đang được chú trọng vận dụng vào quá trình dạy học, để phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Nhận định nào sau đây là đúng nhất với Thầy/Cơ:
Chưa biết về hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm (HĐTN). Đã nghe tới nhưng chưa rõ cách tổ chức HĐTN như thế nào. Đã từng tổ chức HĐTN trong quá trình dạy học.
Tổ chức HĐTN rất thường xuyên.
Câu 3: Trong q trình dạy học, Thầy/Cơ thường chú trọng hình thành và phát triển năng lực nào cho học sinh? (có thể chọn nhiều đáp án)
Năng lực tính tốn
Năng lực tìm hiểu tự nhiên xã hội Năng lực tự chủ và tự học
Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực hợp tác và giao tiếp
Câu 4: Thầy/Cô đánh giá tầm quan trọng của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh như thế nào?
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Không quan trọng
Câu 5: Theo Thầy/Cô, việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh THPT hiện nay gặp những khó khăn gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
Học sinh chú trọng điểm số và thi cử hơn là phát triển năng lực bản thân. Hình thức kiểm tra đánh giá hiện nay chưa phù hợp.
Giáo viên chưa tìm ra phương pháp dạy học tối ưu để phát triển năng lực giải
quyết vấn đề cho học sinh.
Ý kiến khác………………………………………………………………………
Câu 6: Theo Thầy/Cơ, sử dụng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh có phù hợp khơng?
Rất phù hợp Khá phù hợp
Phù hợp một cách tương đối như những hình thức tổ chức dạy học khác Không phù hợp
Câu hỏi 7,8 dành riêng cho giáo viên dạy Vật lí
Câu 7: Thầy/Cơ thường sử dụng phương pháp dạy học nào khi dạy học các kiến
thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” ? (có thể chọn nhiều đáp án)
Thuyết trình,Thơng báo Đàm thoại
Nêu và giải quyết vấn đề Thực nghiệm, làm việc nhóm.
Phương pháp khác (nêu cụ thể)………………………………………………
Câu 8: Theo Thầy/Cô kiến thức chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” có
phù hợp để tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học không?
Rất phù hợp Khá phù hợp Bình thường Không phù hợp
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chào các em học sinh!
Để có được dữ liệu thực tiễn cần thiết, phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy mơn Vật lí. Chúng tơi rất mong các em dành ít thời gian để đọc và trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát dưới đây. Câu trả lời của các em sẽ giúp chúng tơi có nguồn dữ liệu quý báu để hồn thành nghiên cứu của mình.
Xin chân thành biết ơn sự hỗ trợ của các em!
(Tất cả những thông tin này chỉ dùng với mục đích nghiên cứu, khơng dùng để đánh giá. Mọi thông tin của học sinh đều được bảo mật)
A. Phần thông tin cơ bản:
- Họ và tên học sinh (không bắt buộc): ……………………………………… - Trường………………………………………………….Lớp…………………
B. Phần câu hỏi
Câu 1: Em thường được tiếp cận với các phương pháp/ hình thức dạy học Vật lí
dưới đây như thế nào?
Mức độ Phương pháp Thường xuyên Thỉnh thoảng
Hiếm khi Chưa bao giờ
GV thông báo ngay nội dung kiến thức cần tìm hiểu rồi sau đó giải