1.2. Hoạt động trải nghiệm
1.2.6. Hình thức và phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí
a. Hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí
Có nhiều hình thức tổ chức HĐTN, mỗi hình thức có những ưu điểm và hạn chế riêng; tùy vào điều kiện, đặc điểm nhà trường và mục tiêu giáo dục để lựa chọn hình thức tổ chức HĐTN phù hợp nhất, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tơi tổng hợp một số hình thức tổ chức HĐTN sau đây:
❖ Tổ chức dưới dạng câu lạc bộ
Câu lạc bộ học tập trong nhà trường là một nhóm HS có chung niềm đam mê mơn học, lĩnh vực, hoạt động. Vai trị chính của câu lạc bộ học tập là tạo môi trường học tập theo năng lực, sở thích, sở trường của HS; từ đó tạo điều kiện phát triển năng lực cá nhân. Đặc biệt câu lạc bộ cũng là nơi để GV và HS cùng chia sẻ kiến thức, sự hiểu biết của mình về mơn học, kiến thức ln được cập nhật và mang tính thực tiễn.
Có nhiều câu lạc bộ để HS u thích mơn Vật lí có thể lựa chọn tham gia như câu lạc bộ thiên văn, chế tạo dụng cụ thí nghiệm, tên lửa nước, robocon…
❖ Tổ chức diễn đàn thảo luận
Trước khi tổ chức diễn đàn, cần lựa chọn chủ đề cẩn thận, gần gũi với HS mà nhiều HS nêu ý kiến được. Cần mời các chuyên gia hoặc những người có chun mơn để định hướng cho HS khi tranh luận và đưa ra được kết luận để giáo dục HS sau diễn đàn.
Có thể tổ chức ở quy mơ lớp hoặc khối. Trước khi tổ chức cần thông báo cho HS biết rõ về thời gian, địa điểm, nội dung chủ đề để HS chuẩn bị. Có thể chủ định mời những HS có hiểu biết, mạnh dạn lên trao đổi trước để tạo điều kiện và thông tin cho HS khác có thể hỏi và thảo luận.
Giáo viên, người tổ chức diễn đàn cần hỏi và thảo luận với HS để HS phát triển tư duy phản biện, sự sáng tạo và sự thích ứng với mơi trường trong các cuộc đối thoại.
Hoạt động tham quan, dã ngoại là một trong những hình thức hấp dẫn trong tổ chức HĐTN khi để HS tiếp cận với những nội dung thực tiễn, hiện vật thực tế trong môi trường cuộc sống.
Trước khi tham quan, dã ngoại cần có một kế hoạch giáo dục chi tiết để đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà trường, của mơn học. Trong đó cần chỉ rõ những thông tin cần thu thập, những địa điểm cần đến và những người cần hỏi, phỏng vấn để làm cơ sở viết bài luận, bài báo cáo sau khi HS tham quan về và làm cơ sở đánh giá mục tiêu giáo dục đặt ra.
Qua hoạt động giáo dục tham quan, dã ngoại HS có niềm vui thích, thoả mãn khi được hoạt động ngoài trời trong những địa điểm mới, được du hành bằng phương tiện giao thơng u thích. Đây cũng là cơ hội để HS và GV cùng hoạt động, tạo ra sự gắn kết giữa các HS, giữa HS với GV và cũng là cơ hội lớn để tạo khơng khí bạn bè, giúp đỡ nhau, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và trong học tập.
Quá trình tổ chức cần đặt HS là người tổ chức, người xây dựng kế hoạch thực hiện và người trình bày báo cáo, đánh giá hoạt động của mình và của các bạn. GV, phụ huynh HS là những người hỗ trợ, đảm bảo an toàn và kết hợp đánh giá HS trong quá trình tham quan, dã ngoại.
Địa điểm tham quan, dã ngoại cũng cần chọn những nơi phù hợp với mục tiêu giáo dục. Tránh những nơi vui chơi, giải trí khơng đem lại hiệu quả giáo dục, mục tiêu giáo dục của môn học.
❖ Tổ chức HĐTN dưới dạng các cuộc thi
Tạo khơng khí thi đua sơi nổi giữa các HS, các nhóm HS, các lớp trong trường là một hình thức trải nghiệm được phát triển mạnh hiện nay. Các cuộc thi mang lại cho HS sự ganh đua, phấn khích và sự tham gia trong các hoạt động giáo dục và học tập. Học sinh được khẳng định mình, phần thưởng quan trọng nhất là sự vinh danh và sự khẳng định mình với bạn bè và chiến thắng chính mình.
Bản thân GV, tổ chun mơn cần tạo khơng khí thi đua, cơng bằng để học sinh tự lên kế hoạch tổ chức, tự thành lập nhóm và xây dựng các sản phẩm, các chiến lược và các nội dung tham gia cuộc thi.
❖ HĐTN được tổ chức dưới hình thức hoạt động nghiên cứu khoa học
của HS
Hoạt động nghiên cứu khoa học của HS là những hoạt động thuộc về cơng việc tổ chức hoạt động tìm kiếm, khám phá những điều mới mẻ đối với HS trong phạm vi các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Hoạt động nghiên cứu khoa học của HS mang tính tập dợt nghiên cứu là chính (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).
b. Phương pháp tổ chức HĐTN trong dạy học Vật lí
Có nhiều phương pháp tổ chức HĐTN, trong phạm vi đề tài, chúng tôi đưa ra bốn phương pháp mang tính gợi ý để GV vận dụng trong q trình tổ chức HĐTN, tùy vào mục đích và điều kiện dạy học GV có thể chọn phương pháp phù hợp hoặc kết hợp giữa các phương pháp.
❖ Phương pháp giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề là một phương pháp giáo dục nhằm phát triển tư duy, sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS. HS được đặt trong tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp HS lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phương pháp.
Phương pháp giải quyết vấn đề được tiến hành theo các bước cụ thể sau: Bước 1: Nhận biết vấn đề
Bước 2: Tìm các phương án giải quyết Bước 3: Quyết định phương án giải quyết
❖ Phương pháp sắm vai
Sắm vai là phương pháp giáo dục nhằm giúp HS thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của học sinh. Đóng vai thường khơng có kịch bản cho trước, mà HS phải tự xây dựng trong quá trình hoạt động.
Phương pháp sắm vai được tiến hành theo những bước nhất định: Nêu tình huống sắm vai; cử nhóm chuẩn bị vai diễn; thảo luận sau khi sắm vai; chốt lại ý kiến sau khi thảo luận.
❖ Phương pháp làm việc nhóm
Làm việc theo nhóm là phương pháp tổ chức dạy học, giáo dục trong đó GV sắp xếp HS thành các nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các
thành viên, mà theo đó HS trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
Làm việc nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc phát huy cao độ vai trò của chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học sinh, tạo cơ hội cho HS khẳng định khả năng của mình, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; giúp hình thành kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết; thể hiện mối quan hệ bình đẳng dân chủ và nhân văn.
❖ Phương pháp dạy học dự án
Dạy học dự án là mơ hình dạy và học trong đó việc học tập của HS được thực hiện một cách có hệ thống thơng qua một loạt thao tác từ thiết kế giờ học đến lập kế hoạch, giải quyết vấn đề, ra quyết định, tạo sản phẩm, đánh giá và trình bày kết quả để từ đó giúp HS phát triển các kiến thức và kĩ năng (Nguyễn Thị Liên et al., 2017).