Phiếu đánh giá NNL GQVĐ của cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể vật lí 10 THPT​ (Trang 103 - 130)

PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA CÁ NHÂN

Họ và tên học sinh:…………………………………………………………… Nhóm:…………………………………………………………………………

Mỗi học sinh tự đánh giá bản thân khi tham gia các hoạt động theo các tiêu chí và cho điểm dựa vào Rubric đánh giá năng lực giải quyết vấn đề dưới đây.

Điểm Tiêu chí Mức 1 (0 điểm) Mức 2 (1 điểm) Mức 3 (2 điểm) Tìm hiểu tình huống có vấn đề

Phát hiện được thơng tin Vật lí.

Phát biểu vấn đề

Tìm kiếm thông tin VL liên quan đến vấn đề

Đề xuất giải pháp Lựa chọn giải pháp Lập kế hoạch cụ thể để thực hiện giải pháp Thực hiện giải pháp Điều chỉnh giải pháp Đánh giá quá trình GQVĐ và điều chỉnh việc GQVĐ Hợp thức hóa kiến thức, kinh nghiệm thu nhận được

Kết luận chương 2

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận về HĐTN và NLGQVĐ ở chương 1, kết hợp với việc phân tích nội dung chương “Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể”, điều tra thực tiễn để khảo sát thực trạng dạy và học chương “Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể”_Vật lí 10 hiện nay, chúng tôi đã xây dựng chương 2 với những nội dung chính sau:

- Phân tích kết quả khảo sát để thấy thực trạng dạy và học chương “Chất rắn, chất lỏng. Sự chuyển thể”_vật lí 10 hiện nay. Qua đó có cái nhìn tồn cảnh về phương pháp dạy học được nhiều GV áp dụng, phương pháp dạy học mà các em mong muốn và hứng thú, mục tiêu học tập của HS với mơn vật lí, để từ đó có những định hướng thay đổi phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp hơn.

- Nhận thấy những hạn chế của phương pháp dạy học cũ không đáp ứng được mục tiêu dạy học phát triển năng lực hiện nay, tổ chức HĐTN có thể khắc phục được những hạn chế đó, chúng tơi đi xây dựng quy trình tổ chức HĐTN để phát triển NL GQVĐ của HS. Trong đó có một quy trình chung và 3 chủ đề riêng được soạn dựa trên quy trình chung.

- Trong mỗi chủ đề chúng tơi đưa ra mục tiêu cụ thể và tiến trình dạy học tuân theo các bước để GQVĐ như đặt HS vào tình huống có vấn đề để làm nảy sinh vấn đề, HS đưa ra giải pháp, thực hiện giải pháp và đánh giá giải pháp.

- Để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và rút ra những hạn chế để bổ sung, hoàn thiện hơn các tiến trình đã soạn, chúng tơi đi tiến hành thực nghiệm sư phạm. Diễn biến và kết quả của quá trình thực nghiệm được chúng tơi trình bày cụ thể trong chương 3.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.1. Mục đích, đối tượng, thời gian, địa diểm và phương pháp thực nghiệm sư phạm nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Mục đích của thực nghiệm sư phạm là kiểm tra tính đúng đắn và khả thi của giả thuyết khoa học đã đưa ra: “Nếu tổ chức các hoạt động trải nghiệm chương “chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” trong dạy học vật lí 10 THPT thì sẽ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh”.

3.1.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

 Lên kế hoạch thực nghiệm sư phạm.

 Xin phép Ban giám hiệu, liên hệ với các cá nhân và phòng ban liên quan đến quá trình thực nghiệm.

 Tổ chức triển khai nội dung thực nghiệm.

 Thu thập, xử lí thơng tin, phân tích kết quả thực nghiệm, đánh giá theo các tiêu chí đã đưa ra và từ đó rút ra tính khả thi của đề tài.

3.1.3. Địa điểm, đối tượng và thời gian thực nghiệm sư phạm

Địa điểm: Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ, Số 2 Bến Vân Đồn, Quận 4, Tp Hồ Chí Minh.

Đối tượng: Học sinh lớp 10A3 trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Thọ. Thời gian: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành vào cuối học kì II năm học 2018-2019, trùng với thời gian học sinh học kiến thức chương “chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể” Vật lí 10 THPT, từ ngày 5 tháng 4 năm 2019 đến ngày 21 tháng 5 năm 2019.

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm trên lớp đã chọn, cho học sinh tham gia trải nghiệm theo hai chủ đề đã soạn.

Trong quá trình thực nghiệm, theo dõi, ghi hình, ghi chép diễn biến của toàn bộ tiết học. Thu lại phiếu học tập, phiếu thảo luận, bảng phân cơng cơng việc của nhóm, sản phẩm nhóm, phiếu đánh giá cá nhân và đánh giá đồng đẳng để lấy căn cứ cho điểm và đánh giá sự phát triển năng lực GQVĐ của HS.

Qua những đánh giá định tính và định lượng tác giả phân tích, kết luận, rút kinh nghiệm và đánh giá tính khả thi của các quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm đã soạn thảo.

3.2. Kế hoạch thực nghiệm. Thời gian Công việc Thời gian Cơng việc

Tháng 3 - Trình bày kế hoạch thực nghiệm với Ban giám hiệu, xin triển khai kế hoạch thực nghiệm.

- Tiến hành điều tra GV và HS, xử lí phiếu điều tra.

Ngày 4/4/2019 (1 tiết)

- Giới thiệu với HS về HĐTN, các hình thức của HĐTN. - Giới thiệu về dạy học phát triển năng lực, năng lực GQVĐ. - Chia nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí, nói rõ vai trị của từng nhiệm vụ.

Ngày 6/4/2019 (1 tiết)

- Tiến hành dạy học chủ đề “Nến-Nghệ thuật và sức khỏe”. - Tổ chức hoạt động 1 với các nội dung cụ thể sau:

+ Đưa ra tình huống có vấn đề, làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu, cho HS phát biểu ngắn gọn các vấn đề cần nghiên cứu trong chủ đề.

+ HS hoạt động nhóm để tìm hiểu các bước để làm nến. + Các nhóm họp và phân công nhiệm cho từng cá nhân để chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.

Ngày 10/4/2019 (2 tiết)

Tổ chức hoạt động 2:

- Tiến hành hoạt động trải nghiệm đúc nến tại phịng thí nghiệm vật lí.

- Hồn thành phiếu học tập cho nhóm. - Giới thiệu và trưng bày sản phẩm.

- Chia sẻ cảm xúc, những khó khăn và kinh nghiệm rút ra khi tiến hành đúc nến.

nghiệm. Tổng kết chủ đề. Ngày 15/4/2019

(1 tiết)

Tổ chức hoạt động 3:

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, đánh giá kết quả của nhóm mình và nhóm bạn.

- Chốt lại những kiến thức vật lí của chủ đề, giáo dục hành vi ý thức cho HS.

- Tổng kết dự án, trao quà cho nhóm đạt giải.

- Phát phiếu đánh giá NL GQVĐ cho HS, HS thực hiện đánh giá cá nhân và đánh giá đồng đẳng.

Từ 16/4 đến 20/4/2019

- Chuẩn bị để tổ chức dạy học chủ đề “Muối_Món quà của

biển”.

- Lập kế hoạch tổ chức tham quan trải nghiệm tại đồng muối Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh, trình kế hoạch chi tiết để xin phép Ban Giám Hiệu; làm thư ngỏ gửi phụ huynh để xin ý kiến và chữ kí của phụ huynh.

Ngày 17/4/2019 - Đi tiền trạm tại Cần Giờ, liên hệ với cơ quan, cá nhân liên quan: Gặp gỡ bác diêm dân để xin phép cho HS đến ruộng muối của gia đình bác tham quan học tập, nhờ bác trao đổi hướng dẫn HS trải nghiệm quá trình làm muối, trả lời những câu hỏi thắc mắc của HS; gặp hiệu Trưởng trường khuyết tật Cần Giờ để xin phép cho HS đến giao lưu; liên hệ nhà hàng cho HS dừng chân ăn trưa và nghỉ ngơi; liên hệ khu du lịch Đảo Khỉ để HS tham quan và vui chơi.

10/5/2019 (1 tiết)

- Tiến hành dạy học chủ đề “Muối _Món quà của biển”. -Tổ chức hoạt động 1 với các nội dung cụ thể sau:

+ Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu trong chủ đề, đề xuất các giải pháp và lập kế hoạch thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề. + Phân cơng nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.

viên. 11/5/2019

Cả ngày

Tổ chức hoạt động 2: Trải nghiệm tại đồng muối Cần Thạnh,

Huyện Cần Giờ, Tp Hồ Chí Minh.

- Các nhóm hồn thành nhiệm vụ được giao. 15/5/2019

(2 tiết)

Tổ chức hoạt động 3:

- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả dự án (qua bài trình bày bằng powerpoit, poster, mindmap…), đánh giá kết quả của nhóm mình và nhóm bạn.

- Chốt lại những kiến thức vật lí của chủ đề, giáo dục hành vi ý thức cho HS.

- Tổng kết dự án, trao quà cho nhóm đạt giải.

- Phát phiếu đánh giá NL GQVĐ cho HS, HS thực hiện đánh giá cá nhân và đánh giá đồng đẳng.

3.3. Những thuận lợi và khó khăn trong q trình thực nghiệm a. Thuận lợi

- Ban giám hiệu và tổ bộ mơn Vật lí trường THPT Nguyễn Hữu Thọ tạo thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện.

- HS lớp thực nghiệm là lớp mà tác giả trực tiếp giảng dạy bộ mơn Vật lí, đồng thời là lớp chủ nhiệm nên thuận lợi trong quá trình làm việc với học sinh và xin ý kiến đồng thuận của phụ huynh.

- HS đã có kiến thức và kĩ năng về soạn thảo văn bản, powerpoit và sử dụng Internet để tìm kiếm thơng tin. Ngồi ra phần lớn HS trong lớp có điện thoại thơng minh với đầy đủ chức năng để quay phim, chụp hình, vào mạng xã hội và tìm kiếm thơng tin…

- Phần lớn HS trong lớp thực nghiệm năng động, nhiệt tình, có tinh thần đồn kết.

- Nhiều HS là con em gia đình có điều kiện tốt về kinh tế, nên tác giả thuận lợi trong q trình huy động sự đóng góp của phụ huynh HS.

- Phần lớn HS chưa biết về hoạt động trải nghiệm, còn hạn chế về các khả năng làm việc nhóm, làm bài trình chiếu, thuyết trình, phân cơng cơng việc cho các thành viên và sự phối hợp giữa các thành viên để hoàn thành các nhiệm vụ về nhà.

- Sĩ số lớp thực nghiệm khá đông (43 HS) nên khó khăn trong q trình tổ chức các hoạt động và đánh giá, quan sát cá nhân.

- Năng lực của các HS không đồng đều, một số HS yếu và có tính ỷ lại vào bạn giỏi trong nhóm, khơng tự giác thực hiện nhiệm vụ được phân công, làm chậm tiến độ chung của nhóm.

- Khi tiến hành hoạt động đúc nến trong phịng thí nghiệm vật lí, dụng cụ khơng có nên tác giả phải mất nhiều thời gian mượn hoặc mua đầy đủ. Ngoài ra, hoạt động này liên quan đến lửa nên ban giám hiệu cũng khá lo lắng cho sự an tồn của HS,vì vậy tác giả phải nhờ nhiều GV trong tổ đi dự giờ đồng thời hỗ trợ trong việc theo dõi HS.

- Hoạt động tham quan trải nghiệm tác giả đưa HS đi trải nghiệm tại ruộng muối Cần Giờ, cách trung tâm thành phố 70 km, nên phải chuẩn bị nhiều khâu cho chuyến đi như đi tiền trạm để liên hệ trước những điểm đến như ruộng muối, trường khuyết tật Cần Giờ, nhà hàng để ăn trưa, thuê xe ô tô, chuẩn bị đồ ăn sáng và nước uống cho cả đoàn...

- Việc tổ chức cho học sinh học tập ngoài nhà trường được nhà trường ủng hộ nhưng phải nằm trong kế hoạch năm học của tổ bộ môn và của trường, tác giả với vai trò cá nhân đưa HS đi học tập ở một địa điểm xa cũng gây ra những lo lắng, băn khoăn nhất định từ phía Ban giám hiệu. Để nhận được sự tin tưởng của Ban giám hiệu và phụ huynh tác giả đã mời 2 GV và trưởng ban đại diện phụ huynh của lớp đi hỗ trợ.

- Việc học tập qua hoạt động trải nghiệm ngoài trời cũng phụ thuộc vào thời tiết, tháng 5 là tháng bắt đầu mùa mưa nên cũng gây ra sự lo lắng đáng kể, rất may mắn là ngày đi trời nắng đến chiều, nhưng trước đó cũng có vài trận mưa nên muối trên ruộng đã tan nhiều, chỉ còn những đống muối lớn được che bạt dọc bờ ruộng.

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Tóm tắt những diễn biến chính của q trình thực nghiệm sư phạm

Những diễn biến chi tiết một số hoạt động chúng tơi trình bày trong phần PHỤ LỤC 2.

Chúng tôi tiến hành TNSP trên đối tượng là 43 em HS lớp 10A3, trường THPT Nguyễn Hữu Thọ vào cuối học kì 2 năm học 2018-2019, đây cũng là thời gian học chương “Chất rắn và chất lỏng. Sự chuyển thể”.

Đây là thời gian ngay trước khi thi học kì 2, vì sợ ảnh hưởng đến thời gian và sức khỏe HS nên chúng tôi thực nghiệm chủ đề 2 trước.

Chủ đề 1. Nến_Nghệ thuật và sức khỏe

Tiết 1: GV giới thiệu với HS về HĐTN, phân nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng và thư kí

- GV giới thiệu với HS về HĐTN, hình thức tổ chức và mục đích của phương pháp dạy học này. GV cũng giới thiệu về hai chủ đề sẽ học theo hình thức HĐTN.

- Cho HS tiến hành chia nhóm, bầu nhóm trưởng và thư kí.

- u cầu các nhóm tạo nhóm trên các trang mạng xã hội như Zalo, mesenger để tiện trao đổi liên lạc trong quá trình học tập.

- Đây là phương pháp, hình thức học tập khá mới mẻ với các em, nên ban đầu cũng gây được sự quan tâm và thích thú của HS. Sau khi bầu nhóm trưởng và thư kí, các em đã có cảm giác là một đội và rất hào hứng chuẩn bị cho các hoạt động và sự thi đua giữa các nhóm.

Bảng chia nhóm lớp 10a3 Nhóm 1

1. Chí Bảo (nhóm trưởng) 2. Quỳnh Hương (thư kí) 3. Hồng Triều

4. Minh Đạt 5. Thế Vinh 6. Hải Đăng

Nhóm 2

1. Văn Kiên (nhóm trưởng) 2. Khánh Vy (thư kí) 3. Xn Mai

4. Hoàng Vy 5. Hồng Châu 6. Hoài Thương

7. Minh Quân 8. Nguyên Trung 7. Phương Quỳnh Nhóm 3 1. Hữu Bằng (nhóm trưởng) 2. Kim Hồng (thư kí) 3. Thiện An 4. Minh Đăng 5. Phạm Dũng 6. Trọng Nhân 7. Trường Giang Nhóm 4

1. Lan Trinh (nhóm trưởng) 2. Khánh Linh (thư kí) 3. Un My 4. Ánh Phương 5. Vân Thy 6. Uyên Nhi 7. Hồng Ngọc Nhóm 5 1. Minh Trí (nhóm trưởng) 2. Trung Nguyên (thư kí) 3. Tấn Phát 4. Chí Sâm 5. Trọng Tín 6. Gia Bảo 7. Tường Minh Nhóm 6 1.Hồng Phúc (nhóm trưởng) 2. Bảo Quỳnh (thư kí)

3. Bảo Ngọc 4. Quốc Minh 5. Bích Trâm 6. Thanh Ngân 7. Thanh Trúc

Tiết 2: Tổ chức hoạt động 1. Tìm hiểu chủ đề nghiên cứu.

- Giai đoạn làm nảy sinh vấn đề

Thơng qua tình huống GV đưa ra, HS dựa vào những kinh nghiệm trong cuộc sống để biết được nến được dùng với nhiều mục đích chứ khơng chỉ để thắp sáng, ở tình huống này hầu hết HS đều trả lời được. Sau đó GV đưa ra mục đích của chủ đề là “Làm nến để tìm hiểu những kiến thức Vật lí liên quan đến q trình làm ra cây nến và để phát tiển các kĩ năng và NL GQVĐ của HS” và yêu câu HS đặt những câu hỏi cần giải quyết trong chủ đề. Do được đặt vào tình huống thực tiễn và gần gũi nên HS rất hứng thú theo dõi, đưa ra suy nghĩ và câu trả lời. Có một số em nêu được các vấn đề cần tìm hiểu như “Làm một cây nến như thế nào? Làm nến từ

ngun vật liệu gì?” phần lớn các em chưa nói lên được vấn đề cần giải quyết. GV chốt lại vấn đề cần giải quyết “Phải làm thế nào để tạo ra một cây nến?”

- Giai đoạn đề xuất giải pháp

Sau khi nắm được vấn đề cần giải quyết, HS đưa ra các giải pháp, giai đoạn này các em suy nghĩ độc lập và trả lời, một số em đưa ra được giải pháp “Đến tiệm bán đồ làm nến để hỏi cách làm và mua nguyên liệu và về nhà làm theo hướng dẫn của người bán” có một số HS lại đề xuất “Tìm hiểu thơng tin về cách làm và nguyên vật liệu trên Internet và làm theo” GV chốt lại giải pháp thực hiện “Tìm hiểu về cấu tạo và quy trình đúc nến, chuẩn bị nguyên vật liệu và tiến hành đúc nến”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học chương chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể vật lí 10 THPT​ (Trang 103 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)