phân tích thực trạng của các khoản vay chính sách đĩng vai trị quan trọng trong việc phân tích và đánh giá tình hình chung của tín dụng vi mơ.
Nghiên cứu được thực hiện ở Bắc Tây Nguyên nhằm cung cấp một cái nhìn tổng qt về tình hình tín dụng vi mơ trên khu vực, đĩng gĩp vào bức tranh tín dụng vi mơ chung của cả nước. Trên cơ sở các dữ liệu thống kê từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), QTDND, NH CSXH và báo cáo kết quả rà sốt hộ nghèo, hộ cận nghèo của UBND địa bàn trong một số năm gần đây, nghiên cứu phân tích, tổng hợp, đánh giá thực nghiệm nhu cầu, tình hình và hiệu quả của tín dụng vi mơ trên địa bàn. Trong đĩ, với thực trạng nguồn vốn ở Bắc Tây Nguyên cũng như ở Việt Nam nĩi chung chủ yếu là vốn chính sách, nghiên cứu tập trung phân tích, so sánh, luận giải một số chỉ tiêu tín dụng vi mơ và chỉ tiêu giảm nghèo qua các năm từ các khoản vay chính sách. Trong bối cảnh nghèo đĩi vẫn cịn là vấn đề cấp bách của các tỉnh Tây Nguyên, việc nhìn nhận lại các kết quả đạt được và định hướng tiếp theo cho tín dụng vi mơ ở khu vực là nhu cầu cấp thiết, để cĩ thể cung cấp thêm thơng tin cho các đối tượng cĩ quan tâm.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tín dụng vi mơ tín dụng vi mơ
Các cơng trình nghiên cứu về tín dụng vi mơ (TDVM) rất đa dạng về mục tiêu, phạm vi khơng gian, thời gian, phương pháp nghiên cứu và vì vậy, kết quả thu thập được cũng khơng đồng nhất. Ở cấp độ quốc gia, rất nhiều nghiên cứu được thực hiện ở Bangladesh - nơi được xem là cái nơi của TDVM bởi sự xuất hiện của ngân hàng chuyên cung cấp TDVM đầu tiên. Nhiều tác giả ủng hộ TDVM như Pitt và Khandker (1998) với thiết kế điều tra trên mẫu 87 làng vào năm 1991, 1992 và các bằng chứng về mối tương quan dương giữa số lượng các khoản vay với chi tiêu, tài sản, cung lao động và tỷ lệ con em đến trường của các hộ gia
đình. Menon (2006), Shahriar (2012) chứng minh TDVM cĩ thể giảm mức độ bất ổn định trong thu nhập của các hộ nơng nghiệp giữa các mùa trong năm. Nhờ cĩ nguồn vốn tài trợ, các hộ này cĩ thể đầu tư vào các hoạt động phi nơng nghiệp vào các thời điểm mất mùa, đa dạng hĩa nguồn thu. Ngược lại, cĩ những ý kiến cho rằng các nhà nghiên cứu đã đánh giá quá cao hiệu quả TDVM. Chemin (2008) sử dụng kỹ thuật so sánh điểm xu hướng PSM để chỉ ra rằng TDVM cĩ tác động tốt đến người nghèo, nhưng khơng giúp được nhĩm người nghèo nhất. Nghiên cứu này được tiếp nối bởi Duvendack và Palmer-Jones (2012) bằng cách kiểm tra độ mạnh của kỹ thuật PSM thơng qua các phân tích độ nhạy, và cho thấy mức độ cải thiện cuộc sống của người nghèo nhờ TDVM nhỏ hơn so với kỳ vọng.
Ở Việt Nam, một số cơng trình tiêu biểu như cơng trình của Swain, Nguyễn và Võ (2008) thực hiện ở khu vực đồng bằng sơng Cửu Long kết luận rằng TDVM là một giải pháp hữu hiệu để giảm nghèo. Poon và Thái (2010) sử dụng mơ hình logistic để hồi qui xác suất nghèo theo hàng loạt biến, trong đĩ cĩ biến TDVM và biến đặc điểm địa lý để giải thích sự khác nhau về hiệu quả TDVM theo vùng miền. Lensink và Phạm (2012) sử dụng bộ dữ liệu điều tra tồn quốc mức sống dân cư năm 2004 và 2006 chứng minh TDVM cĩ thể giúp tăng doanh thu và và lợi nhuận của các khách hàng vay biết tự sản xuất, kinh doanh. Ngược lại, một số tác giả chứng minh rằng hiệu quả của TDVM cịn khiêm tốn như Nghiêm, Coelli và Rao (2012), Phạm và Phạm (2015), Đỗ (2015). Bằng các phương pháp thực nghiệm khác nhau, các nhà kinh tế này đều đi đến kết luận chung là một mình TDVM khơng thể đẩy lùi nghèo đĩi. Các nghiên cứu kể trên sử dụng 1 cách đa dạng các phân tích định lượng lẫn định tính, do đĩ, độ tin cậy của các lập luận cao. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam tập trung vào các tổ chức TDVM phi chính phủ hay một chương trình tài trợ vốn cụ thể của các tổ chức quốc tế, và thực hiện ở 2 đầu đất nước: miền núi phía Bắc và miền Nam. Các nghiên cứu học thuật ở Tây Nguyên-một khu vực cĩ tỷ lệ nghèo cao-cịn hạn chế.
KHOA HỌC QUẢN LÝ
36
TẠP CHÍ KHOA HỌC CƠNG NGHỆ VÀ MƠI TRƯỜNG