Có thể nói, hoạt động dạy học trong nhà trường là mối quan hệ biện chứng - một tương tác sư phạm quan trọng giữa dạy và học, giữa thầy và trị khơng thể thiếu được trong q trình dạy học nói chung và mơn tiếng Trung nói riêng. NN giúp chúng ta hòa nhập chung vào sự phát triển của xã hội, tìm cho mình một chỗ đứng thực sự trong thế giới ngày nay. Chính vì vậy mà Đảng, Chính phủ cùng các Bộ, Ngành đã có nhiều chỉ thị, chính sách đầu tư việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GDQD nhằm phục vụ tích cực, hiệu quả sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn đảm nhiệm tốt trọng trách trên chúng ta phải QL thật nghiêm túc hoạt động dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Trung.
1.5.1. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên
* Quản lý các loại hồ sơ của giáo viên
Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV: Là phương tiện giúp cán bộ QL nắm chắc được tình hình thực hiện nhiệm vụ chun mơn của các GV trong tổ bộ môn, đồng thời hồ sơ chuyên môn của các GV là một trong những cơ sở pháp lý đánh giá việc thực hiện nề nếp chuyên môn của họ. Hồ sơ GV gồm: kế hoạch giảng dạy bộ môn, giáo án, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo, sổ điểm bộ môn, sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ chủ nhiệm, kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng... hội thảo chuyên môn.
* Quản lý việc phân công giảng dạy
Nắm vững được chất lượng đội ngũ: biết được mặt mạnh, mặt yếu, hồn cảnh gia đình, sức khoẻ... thì khơng những sử dụng đúng người, đúng việc mà còn làm cho họ tự tin trong nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm. Họ sẽ phấn khởi và cố gắng hết sức mình để hồn thành cơng việc.
Phân công GV đúng khả năng sẽ đem lại kết quả giảng dạy tốt.
Phân công giảng dạy: cần quan tâm tới khối lượng công việc của mỗi người, đặc điểm từng lớp, chất lượng của HS để đảm bảo hài hoà trong dạy học.
* Quản lý việc thực hiện chương trình
Thực hiện chương trình dạy học là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo kế hoạch theo đúng tiến độ mục tiêu, nó là pháp lệnh của Nhà nước do BGD & ĐT ban hành. Vì vậy yêu cầu GV lập kế hoạch giảng dạy bộ môn, thường xuyên theo dõi việc thực hiện chương trình hàng tuần, hàng tháng thông qua hệ thống sổ đầu bài, sổ
báo giảng và các hệ thống QL khác (thời khoá biểu, kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình qua dự giờ...).
Quản lý GV dạy đúng, dạy đủ các bài, đúng tiến độ và KT- ĐG kết quả học tập của HS theo đúng phân phối chương trình của BGD & ĐT theo đúng lịch từ đầu năm học. QL giờ lớp và vận dụng PP, sử dụng phương tiện DH trong giảng dạy ngoại ngữ, thực hiện đổi mới PP giảng dạy theo đường hướng lấy người học làm trung tâm; phát huy tính tích cực học tập của HS; dành nhiều thời gian cho luyện kỹ năng sử dụng ngơn ngữ (nghe, nói, đọc, viết); phát huy hình thức luyện tập cá nhân, cặp nhóm GV giữ vai trị tổ chức, hướng dẫn HS tự học và làm bài tập ở nhà.
* Quản lý việc chuẩn bị lên lớp của GV
(Soạn giáo án, các đồ dùng thiết bị dạy học, các điều kiện khác...)
Sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. QL hoạt động giảng dạy của GV là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu đối với đào tạo THPT như việc thiết kế các giáo án điện tử, việc đổi mới PP, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng phương tiện dạy - học hiện đại, ứng dụng vào DH tiếng Trung.
Kết quả của quá trình dạy học nói chung, các mơn học, từng tiết học nói riêng phụ thuộc nhiều ở khâu chuẩn bị cho giờ lên lớp của GV. Quá trình chuẩn bị thể hiện ở một số công việc cơ bản: Soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học (nếu có), suy ngẫm lựa chọn PP giảng dạy cho phù hợp từng bài dạy...
Bài soạn phải đảm bảo theo đúng phân phối chương trình mơn học. Bài soạn phải đảm bảo truyền thụ để kiến thức, khoa học, chính xác, thể hiện rõ công việc của thầy và trị, phát huy tính tích cực của HS.
Thơng qua việc dự giờ để đánh giá kết qủa của việc chuẩn bị lên lớp của GV. GV phải coi việc chuẩn bị lên lớp chu đáo là bước hữu hiệu cho thành công của giờ lên lớp.
* Quản lý việc lên lớp của GV
Xây dựng thời khoá biểu khoa học và sử dụng thời khoá biểu để quản lý giờ lên lớp của GV và có thể duy trì biện pháp quản lý lao động của GV, tạo sự phối hợp nhịp nhàng của tổ chuyên môn.
Kiểm tra giờ dạy của GV thông qua GV chủ nhiệm, phụ huynh HS, phỏng vấn HS, kiểm tra vở ghi để tìm hiểu việc thực hiện chương trình mơn học ở lớp mà GV đã dạy.
* Quản lý công tác bồi dưỡng GV
Cơng tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ GV có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, trong quản lý cơng tác bồi dưỡng đội ngũ GV cần làm các công việc cụ thể sau:
Điều tra, đánh giá toàn diện GV Tiếng Trung.
Xây dựng chuẩn GV tiếng Trung theo hướng kết hợp yêu cầu của mục tiêu đào tạo trong nước và chuẩn trình độ Quốc tế. Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo lại số GV hiện có.
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ theo chuẩn cho đội ngũ GV với các hình thức phù hợp điều kiện phát triển kinh tế - XH ở nước ta.
Nội dung bồi dưỡng phải tập trung vào những kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Trung như một ngôn ngữ thứ hai và các kiến thức, kĩ năng phụ trợ khác như: Kĩ năng sử dụng thiết bị đa phương tiện, khả năng khai thác Internet và các phần mềm chuyên dụng, phương pháp giảng dạy của bộ môn tiếng Trung.
Một yếu tố không kém phần quan trọng là quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV, giúp GV nâng cao trình độ. Nội dung của bồi dưỡng là cập nhật kiến thức, hướng dẫn GV việc đổi mới, áp dụng phương pháp DH mới và các hình thức DH có hiệu quả cao. Để nắm bắt thêm PP giảng dạy mới, nâng cao chất lượng giờ lên lớp, mỗi GV đăng ký với nhà trường tự nghiên cứu cách dạy một trong những thể loại sau đây: Dạy trọng tâm ngôn ngữ; Dạy kĩ năng Nói; Dạy kĩ năng Nghe; Dạy kĩ năng Đọc; Dạy kĩ năng Viết. Tổ, nhóm trưởng chun mơn có thể điều chỉnh nội dung đăng ký để tránh trùng lặp. Lập kế hoạch để các thành viên trình bày trước tổ, nhóm các nội dung trên, lên lớp minh hoạ, cho tổ nhóm dự, sẵn sàng trình bày, lên lớp trước hội giảng quận huyện hay thành phố khi cần.
* Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu đươc trong quá trình giáo dục ở tất cả các mơn học. KT- ĐG kết quả học tập của HS được tồn tại đồng thời với quy trình dạy học, đó là quy trình thu nhận và xử lý thơng tin về trình
độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp giúp HS học tập tiến bộ. Để việc QL KT- ĐG kết quả học tập của HS đạt mục đích, cần: xác định trình độ NN của HS so với mục tiêu đề ra; xem xét nội dung chương trình học có phù hợp với yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ DH. Ngoài ra, việc KT- ĐG kết quả học tập cho HS cũng khơng ngừng đổi mới như hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, tự luận... nhằm tránh thói quen học vẹt của HS, giúp cho HS có PP tích cực trong học tập cũng như trong tư duy.
Qua việc QL hoạt động KT- ĐG HS của GV, người QL sẽ nắm được chất lượng dạy và học của từng GV. Nó là cơ sở để đánh giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học. Nhất là trong giai đoạn hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang tràn lan, trình độ của một số bộ phận GV cịn hạn chế thì việc QL hoạt động KT- ĐG kết quả học tập của HS là điều quan trọng. Việc KT- ĐG kết quả học tập của HS là việc làm hết sức cần thiết của người QL nhằm tác động trực tiếp đến GV thực hiện đầy đủ và chính xác q trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu.QL hoạt động KT- ĐG kết quả học tập của HS phải đạt được những yêu cầu sau:
Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường thông qua số điểm, đánh giá được chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV. Từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chình, uốn nắn và bổ sung giúp người QL chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn. Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giá xếp loại HS theo quy định.
Đánh giá xếp loại HS một cách cơng bằng, chính xác, tránh những biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Trong quá trình KT- ĐG người QL phân công nhiệm vụ cụ thể tới từng thành viên: Hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, GV, các thành viên phải lập kế hoạch kiểm tra đánh giá một cách đầy đủ theo yêu cầu của chương trình, người QL thường xuyên kiểm tra xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã đề ra, từng bước nâng cao hiệu quả của công tác KT- ĐG kết quả học tập của HS.
1.5.2. Quản lý hoạt động học của học sinh
QL hoạt động học tập của HS là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập, HS vừa là đối tượng QL vừa là chủ thể tự QL.
Việc QL hoạt động học tập của HS là một trong những yếu tố khơng nhỏ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Hoạt động học tập của HS song song cùng tồn tại với hoạt động dạy của GV. QL hoạt động học tập của HS là QL việc thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp và bài tập ở nhà. QL hoạt động học tập của HS cần đạt được những yêu cầu sau:
Xây dựng động cơ học tập cho HS. Bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều có mục đích, có động cơ. Động cơ là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động tự học của HS. Theo thuyết nhu cầu được xếp từ thấp tới cao: nhu cầu cơ bản sinh học; nhu cầu về an toàn, nhu cầu về được thừa nhận, nhu cầu về sự thừa nhận, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu tự thể hiện, động cơ học tập của HS cũng có nhiều thứ bậc khác nhau: bắt đầu từ nhu cầu phải hoàn thành các nhiệm vụ học tập, tự khẳng định mình, cơ hội có việc làm và cơng danh sự nghiệp, nhu cầu học để biết, để khẳng định, để thể hiện mình. Động cơ là tiền đề là điều kiện cho việc học tiếng Trung của HS. Việc xây dựng động cơ tích cực học tập cho HS là nội dung cơ bản, rất quan trọng của công tác quản lý hoạt động học tiếng Trung của HS. Phải làm cho HS có động cơ và thái độ đúng đắn trong học tập và có ý thức tự giác tìm tịi, nghiên cứu, chủ động lĩnh hội kiến thức.
QL PP học tập NN của HS: tổ chức hướng dẫn HS tìm ra PP học mơn tiếng Trung một cách hiệu quả. PP học tập có vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng được mục tiêu của GD phổ thơng. Ngồi hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu, động viên HS và giúp HS tham gia vào các hoạt động giao tiếp tích cực, chủ động, sáng tạo và với tinh thần hợp tác cao. HS cần luyện tập thực hành giao tiếp một cách có ý thức trong hoạt động học tập trên lớp và tự học.
QL các điều kiện đảm bảo cho hoạt động học ngoại ngữ của HS: việc xây dựng kế hoạch, thực hiện mua sắm và sử dụng CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật hiện đại trong dạy - học ngoại ngữ sẽ thu hút, kích thích HS tham gia học ngoại ngữ tốt hơn. Để tăng cường hiệu quả học tập phải đảm bảo điều kiện về CSVC như: lớp học, phòng tự học, thư viện, tài liệu tham khảo và các trang thiết bị cho HS tự học ngoại ngữ như: đài cát xét, đầu video, băng hình...
1.5.3. Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ dạy học
CSVC luôn là một trong những điều kiện quan trọng để thực hiện tốt mục tiêu môn học. CSVC cũng được coi như là phương tiện để phục vụ việc đổi mới PP
dạy học tiếng Trung theo xu hướng giao tiếp, nâng cao hiệu quả q trình dạy học tiếng Trung. QL CSVC có nghĩa là QL thực trạng trang thiết bị dạy học ngoại ngữ hiện có.
+Quản lý trường lớp, phịng học, bàn ghế, bảng.
+ Quản lý các trang thiết bị phục vụ D-H, hoạt động của các phịng bộ mơn, phòng chức năng.
+Quản lý thư viện trường học với các sách báo, tài liệu.
+Quản lý nguồn kinh phí, xây dựng nội quy và kế hoạch sử dụng trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật phục vụ hoạt động D-H.
Ngoài ra, xây dựng danh mục thiết bị đạt tiêu chuẩn; Biên soạn tài liệu hướng dẫn và tổ chức huấn luyện về sử dụng trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy; Xây dựng các phần mềm chuyên dụng phục vụ dạy học tiếng Trung; Phối hợp, phát huy tác dụng các phương tiện truyền thông đại chúng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học tiếng Trung.