Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động học của học sinh và nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 92 - 94)

3.2.3.Biện pháp 3 : Chỉ đạo đổi mới PP dạyhọc môn Tiếng Trung

3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường quản lý hoạt động học của học sinh và nâng

khả năng tự học của học sinh

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Giúp HS nhận thức đúng tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ với hiện tại và công việc tương lai sau này để họ có mục đích, động cơ rõ ràng trong học tập.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Để giáo dục ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập cho HS, cần phải tiến hành những biện pháp sau:

Thông qua các phiếu hỏi ý kiến, HS tìm hiểu tâm lý, nguyện vọng của HS về ý thức nghề nghiệp, động cơ và thái độ học tập của HS để từ đó giúp đỡ, giáo dục HS và qua các bài giảng trên lớp ngồi kiến thức HS nên cung cấp thêm thơng tin về đất nước, con người, nền văn hoá của các nước mà họ đang học ngơn ngữ đó, làm cho HS thêm u thích mơn ngoại ngữ hơn.

Động cơ chính là nội lực thúc đẩy con người làm một việc gì đó. Động cơ đúng thì làm việc đúng. Nếu làm việc khơng có động cơ thì cơng việc sẽ khơng đi đến đâu, khơng biết làm để làm gì và dẫn đến việc học NN khơng có chất lượng.

Mỗi GV có trách nhiệm giúp HS xác định động cơ cho việc học tiếng Trung qua việc giới thiệu cho các em về nước Trung Quốc, về lịch sử, về những cảnh đẹp, phong tục tập quán, về con người... và những nước nói tiếng Trung Quốc. Từ việc các em hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Trung, từ đó có tình cảm và thái độ tốt đẹp đối với đất nước, con người, nền văn hố và ngơn ngữ của các nước nói tiếng Trung; biết tự hào, u q và tơn trọng nền văn hố và ngơn ngữ của dân tộc.

Trong thiết kế chương trình, tuần đầu tiên của khoá học cần dành một buổi của môn tiếng Trung cho tổ bộ môn hướng dẫn PP học ngoại ngữ cho HS, giúp các em chuẩn bị tốt về động cơ, thái độ học tập, tinh thần trách nhiệm trong học tập.

GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch học tập, xây dựng đề cương, biết thuyết trình và tranh luận trong buổi thảo luận, chỉ rõ mục đích, u cầu, thơng báo các tiêu chí đánh giá và thời gian nộp báo cáo kết quả tự học. Liệt kê đủ, chi tiết các công việc HS phải làm, đưa ra những yêu cầu cụ thể về việc chuẩn bị, nghiên cứu

cách tra cứu, chỉ dẫn HS tìm kiếm các tài liệu tham khảo tiếng Trung phục vụ cho các đề tài họ đã được phân công thực hiện. Hướng dẫn, rèn luyện, theo dõi và uốn nắn HS ngay từ thời gian đầu cũng như trong suốt khoá học. Đánh giá kết quả tự học của HS; giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình thơng quan tổ chức các buổi toạ đàm trao đổi kinh nghiệm về phương pháp học tập và các hoạt động ngoại khố. Ngồi ra cung cấp cho HS các phương pháp học từ vựng, ngữ pháp, viết luận, cách phát âm thông qua các hội thảo nhỏ.

Nhà trường xây dựng bầu khơng khí học ngoại ngữ tích cực cho HS: Tổ chức các câu lạc bộ, các cuộc thi Olympic tiếng Trung song song các câu lạc bộ nghề nghiệp. Tăng điểm thưởng vào kết quả học tập cho những HS đoạt giải trong những kỳ thi này. Tạo điều kiện cho các HS đã có chứng chỉ tiếng Trung được tham gia cuộc thi sát hạch trình độ do trường kết hợp tổ bộ môn tổ chức và cho phép những người đạt yêu cầu được nghỉ một số tiết học tiếng Trung nhất định theo quy định.

Các hoạt động ngoại khoá trong khi học NN giúp HS có cơ hội thực hành những kiến thức mà mình tiếp thu trong mơi trường ngôn ngữ, khắc sâu tri thức. Thường xuyên tổ chức các Câu lạc bộ tiếng Trung tạo cơ hội cho HS giao lưu giữa các lớp, các khoá học, và cả việc tổ chức đi thực hành ngắn hạn ở các nước nói tiếng Trung, giúp HS tự tin hơn, muốn khẳng định mình nhiều hơn và cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm hơn trong việc học ngoại ngữ. Mặt khác, hoạt động ngoại khố thường dẽ lơi cuốn các HS tham gia và cũng tạo niềm vui cho họ tạo động lực học hơn là những giờ học tiếng Trung trên lớp khi được thay đổi trường học tập cũng như làm việc.

Tự học tạo ra tri thức bền vững cho mỗi con người. Muốn nâng cao chất lượng học tập thì ngồi việc học tập trên lớp HS phải tự học. Tự học là một trong những hoạt động chủ đạo của HS để việc tự học của HS đúng hướng, có hiệu quả cao thì cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ. Tự học của HS cũng như mọi người học khác là có thể thực hiện ở chính trong và cả ngồi lớp học, tự học của HS chủ yếu là bản thân tự tổ chức hoạt động học thông qua các công việc cụ thể như: Tự lập kế hoạch học tập bộ môn, tự làm các bài tập, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, đọc sách, nghiên cứu các tài liệu liên quan, thảo luận với bạn bè, tự tìm kiếm thơng tin có liên quan đến nội dung bài học, mơn học qua các nguồn tư liệu để giải quyết các nhiệm vụ học tập của bản thân.

Tự học của HS sẽ thu được kết quả rất to lớn nếu bên cạnh sự nỗ lực của bản thân của mỗi em cịn có sự hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ, động viên khuyến khích đúng mức của GV, nhà trường và là của cả phụ huynh. Một số biểu hiện của sự tự học trong HS là những trường hợp các HS vượt khó trong học tập và đạt những thành tích đặc biệt xuất sắc và đã được khen thưởng xứng đáng của nhà trường cũng như được xã hội biểu dương.

Đối với việc nâng cao khả năng tự học của HS:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 92 - 94)