Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt dộng dạyhọc môn tiếng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 34 - 39)

trong nhà trường THPT

1.6.1. Bối cảnh chung

Trong thời đại hội nhập hiện nay, ngoại ngữ và tin học là hai đôi cánh để chúng ta bay vào tương lai, ngoại ngữ là phương tiện chính để chúng ta giao tiếp với các dân tộc khác để chúng ta hiểu biết, tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật của họ, cảm thụ cái hay trong văn hóa của họ, từ đó chúng ta có thể học hỏi, hợp tác với họ trong các lĩnh vực.

Xuất phát từ thực tế hội nhập của Việt Nam, tháng 7/2007, BGD & ĐT đã có dự thảo: “Đề án dạy và học NN trong hệ thống GDQD giai đoạn 2007 - 2015”. Theo dự thảo này mục tiêu chung của dạy học ngoại ngữ là: “Thực hiện đổi mới toàn diện việc dạy học NN trong hệ thống GDQD nhằm đảm bảo đến năm 2015 nâng cao rõ rệt trình độ NN của một số đối tượng ưu tiên, đồng thời triển khai chương trình dạy học NN đối với các cấp học và trình độ đào tạo, tạo điều kiện để đến năm 2020 tăng đáng kể tỉ lệ thanh niên Việt Nam có đủ năng lực sử dụng NN một cách độc lập và tự tin trong giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa

ngơn ngữ, đa văn hóa phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [2, tr.8].

Tóm lại, trong thời đại ngày nay nếu khơng có NN nói chung, mơn tiếng Trung nói riêng thì đồng nghĩa với tụt hậu. Nhận thức được tầm quan trọng của môn tiếng Trung, nhiều cơ sở giáo dục đã đầu tư CSVC, GV dạy học môn tiếng Trung, nhiều gia đình tạo điều kiện tối đa cho con có thể học tiếng Trung ở những cơ sở có chất lượng tốt. Vì vậy việc dạy học mơn tiếng Trung trở lên thuận lợi hơn rất nhiều nhưng mặt khác nó cũng địi hỏi trình độ chun mơn của đội ngũ GV càng ngày càng phải nâng cao để đáp ứng yêu cầu xã hội. Đối với HS thì rất nhiều em tìm được hứng thú thực sự trong việc học NN vì các em có động cơ học tập đúng đắn, có mơi trường học tập tốt.

1.6.2. Mục tiêu đào tạo của Trường THPT

Cũng như các trường THPT khác mục tiêu cơ bản của GD trong nhà trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong giai đoạn hiện nay là: Tiếp tục thực hiện GD toàn diện, hoàn thành việc cung cấp cho HS học vấn phổ thông theo một chuẩn thống nhất, đồng thời tạo điều kiện cho sự phát huy năng lực và sở trường của HS ở một mức độ nhất định, như kết hợp nâng cao trình độ với rèn luyện kĩ năng thực hành, kĩ năng sống; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, GD thể chất, hướng nghiệp, ngoại khóa; bồi dưỡng HS có năng khiếu; giao lưu với học sinh trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục trong thế kỷ 21 “Học để biết - Học để làm người - Học để làm việc - Học để hoà nhập” sau này trở thành những người cơng dân có tri thức tồn diện, tự chủ và sáng tạo trong hội nhập quốc tế.

Mục tiêu của môn học tiếng Trung của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam: Tiếng Trung là một trong các ngôn ngữ trên thế giới được nhiều người sử dụng nhất và cũng là một trong sáu thứ tiếng được tổ chức Liên Hợp Quốc sử dụng làm ngơn ngữ làm việc chính thức. Với tư cách là mơn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thơng. Dạy học môn tiếng Trung nhằm giúp HS sử dụng được tiếng Trung như một công cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản dưới các dạng nghe, nói, đọc, viết có kiến thức cơ bản tương đối hệ thống và hồn chỉnh về tiếng Trung phù hợp với trình độ, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, có hiểu biết khái quát về đất nước, con người và nét đẹp văn hóa của một số nước nói tiếng Trung, từ đó sẽ

giúp các em thêm một ngôn ngữ, một phương tiện giao tiếp quan trọng và có thái độ, tình cảm tốt đẹp đối với đất nước, con người có nền văn hóa, ngơn ngữ của các nước nói tiếng Trung, biết tự hào, yêu quý và tơn trọng nền văn hóa và ngơn ngữ của dân tộc mình, thêm yêu quý Tổ quốc Việt Nam ngàn lần thương yêu.

1.6.3. Người dạy

Đội ngũ GV dạy tiếng Trung ở các trường THPT là những người đã được đào tạo về chun mơn và đạt trình độ cử nhân về nghiệp vụ, họ là những người có nghiệp vụ sư phạm, được cung cấp những tri thức tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học dạy học phục vụ cho việc giảng dạy bộ mơn. Trong q trình dạy học, GV mang chức năng chỉ đạo, hướng dẫn học sinh. Chất lượng của các giờ lên lớp quyết định chất lượng giảng dạy của GV.

1.6.4. Đặc điểm đối tượng giáo dục và đào tạo của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam - Amsterdam

Theo quy định của SGD & ĐT Hà Nội thì trường Hà Nội - Amsterdam cùng trường Chu Văn An, Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ và Trường THPT Chuyên Sơn Tây là bốn trường THPT có hệ thống lớp chuyên của Sở, vì vậy học sinh tốt nghiệp lớp 9 muốn vào học tại các trường này ngồi việc phải tham gia kì thi vào lớp 10 chung cho các trường THPT chuyên và không chuyên trực thuộc Sở, cịn phải tham gia kì thi chun chung của bốn trường.. Tương tự như ba trường chuyên còn lại, trường Hà Nội Amsterdam cho thi 3 mơn bắt buộc là Tốn, Văn (hai mơn thi dành cho tất cả thí sinh muốn thi vào khối trung học phổ thơng cơng lập tồn thành phố) và môn Ngoại Ngữ điều kiện (dành cho thí sinh muốn thi vào khối THPT chuyên). Các thí sinh muốn được vào lớp chuyên sẽ phải thi thêm môn chuyên tương ứng. Học sinh có thể đăng ký thi các mơn chun khác nhau của hai trường khác nhau với điều kiện các môn chuyên thi không trùng nhau. Điểm xét tuyển sẽ là tổng điểm ba mơn Tốn, Văn, Anh (mỗi môn lấy hệ số 1) cộng với điểm môn chuyên nhân đôi (hệ số 2), thí sinh lấy từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu của lớp chuyên. Chính do cách tuyển sinh này mà HS trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam là những HS giỏi có tư chất thơng minh, có tư duy nhanh nhạy, suy nghĩ độc lập, sáng tạo. Khi trở thành HS trường chuyên, các em có cơ hội phát triển

kiến thức của mình qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau: qua internet, qua các tài liệu chuyên ngành trong và ngoài nước, qua các hoạt động đặc trưng của mỗi khối.

Tuy nhiên cũng phải kể đến một số khó khăn khi giáo dục HS. Khó khăn

chủ yếu của HS ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam trong thành phố là có 03 trường THCS trong thành phố có các em học tiếng Pháp và đa số là học sinh học tiếng Anh nhưng khi lên cấp THPT các em lại phải học tiếng Trung 100%. Điều này gây khó khăn cho các em trong việc học tâp vì giáo trình SGK mơn tiếng Trung được liên thông từ lớp 6 đến lớp 12.

1.6.5. Sự quan tâm và tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn tiếng Trung 1.6.5.1. Sự quan tâm của nhà trường 1.6.5.1. Sự quan tâm của nhà trường

Nhà trường luôn quan tâm và giáo dục cho GV và HS nhận thức tầm quan

trọng của tiếng Trung trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Về CSVC: Tổ ngoại ngữ có một phịng họp tổ, hai phịng học tiếng theo yêu cầu bộ môn.

Nhà trường cung cấp đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn giáo viên cho GV, đủ sách giáo khoa, sách bài tập cho HS, thư viện nhà trường, sách tham khảo cho GV và HS học tiếng Trung.

Nhà trường tạo điều kiện đến mức tối đa thiết bị dạy học, phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học tiếng Trung.

Nhà trường yêu cầu các GV dạy tiếng Trung dự đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do BGD, SGD tổ chức. Động viên tạo điều kiện cho GV dạy tiếng Trung tiếp tục học tập trên chuẩn .

Nhà trường chỉ đạo tổ tiếng Trung tổ chức các hoạt động ngoại khóa phù hợp, thiết thực với HS.

Nhà trường yêu cầu tổ tiếng Trung có câu lạc bộ tiếng Trung, thường xuyên tổ chức hội thảo trao đổi cách dạy và học tiếng Trung thế nào cho tốt.

1.6.5.2. Tổ chức quản lý của nhà trường đối với bộ môn tiếng Trung

Cùng với các bộ môn khác, bộ môn tiếng Trung được tổ chức QL như sau: Giáo viên bộ mơn tiếng Trung được biên chế vào nhóm tiếng Trung (hoặc tổ ngoại ngữ) được biên chế một tổ trưởng, một tổ phó và đặt dưới sự quản lý chỉ đạo

trực tiếp của một phó hiệu trưởng và hiệu trưởng. Tùy theo số lượng học sinh từng trường mà số lượng giáo viên được biên chế từ 7 đến 10 GV với số lượng giờ dạy tối đa 17 tiết/tuần. Trình độ giáo viên tiếng Trung đều đạt chuẩn 100%. Bộ môn tiếng Trung được giảng dạy theo số lượng kiến thức theo phân phối chương trình của Sở GD& ĐT Hà Nội.Sách giáo khoa tiếng Trung lớp 10, 11, 12 được in ấn và chỉnh sửa năm 2005 là bộ sách giáo khoa chính thống cho giáo viên và học sinh.

Ngoài những quy định về chuyên môn, các GV tiếng Trung đều phải chấp hành các điều lệ, quy định khác của ngành giáo dục, của trường. Nhà trường có phòng họp tổ, phòng học tiếng được thiết kế, trang trí phù hợp với đặc điểm bộ mơn.

Tiểu kết chương 1

Nội dung của chương 1 đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, quản lý hoạt động dạy học ở trường THPT. Các khái niệm cơ bản đó giúp tơi có cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở các trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam để đề xuất một số biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn này ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MƠN TIẾNG TRUNG Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HÀ NỘI - AMSTERDAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)