Một số biện pháp quản lý dạyhọc môn tiếng Trung ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 83 - 88)

2.3.4 .Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tiếng Trung

3.2. Một số biện pháp quản lý dạyhọc môn tiếng Trung ở trường THPT

HS, nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

3.2. Một số biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Trung ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Trên cơ sơ phân tích các nội dung QL hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở chương 1; qua việc đánh giá thực trạng QL hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam ở chương 2 và để tăng cường chất lượng của hoạt động dạy học môn tiếng Trung , luận văn xin đưa ra 6 biện pháp QL hoạt động dạy học môn tiếng Trung ở trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam cụ thể như sau:

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới quan điểm nhận thức về dạy học và quản lý dạy học môn Tiếng Trung môn Tiếng Trung

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhóm biện pháp này bao gồm từ việc chỉ đạo đổi mới quan điểm giảng dạy của GV, quan điểm học tập của HS và quan điểm QL dạy học của CBQL đối với bộ môn. Đổi mới quan điểm về dạy học và QL dạy học môn tiếng Trung cấp THPT nhằm mục đích quán triệt đầy đủ và sâu sắc hơn nhận thức của mỗi CBQL, GV và HS về vị trí,

vai trị và tầm quan trọng bộ mơn tiếng Trung trên cơ sở chức trách và nhiệm vụ của mỗi cá nhân, trong từng cơng việc, hồn cảnh cụ thể, từ đó có thể thu được kết quả trong dạy học bộ mơn này ngày càng tích cực, khoa học và hiệu quả hơn.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp và cách thức thực hiện của biện pháp a, Đối với CBQL

Song song với sự nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa dạy học mơn Tiếng Trung của GV và HS, cũng cần có sự nhìn nhận một cách đúng đắn, khoa học và tích cực của các CBQL trong công tác QL dạy học môn Tiếng Trung của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhằm góp phần quan trọng vào thành tích dạy học chung trong tồn thành phố. Muốn có được sự QL tốt cần phải có đội ngũ CB QL tốt. Người CB QL tốt trước hết phải có quan điểm và nhận thức đúng đắn, một điều rất quan trọng và rất cần thiết để dẫn dắt cả tập thể đi đúng hướng phát triển như kế hoạch đã đề ra. Có người cho rằng, muốn cho mỗi cá nhân phát huy hết khả năng của mình thì tập thể những người lãnh đạo phải biết tạo ra những gì thuận lợi nhất, hợp lý nhất trong xây dựng và chỉ đạo thực hiện đường lối lãnh đạo của mình. Những điều đó thể hiện sự xuyên suốt, thống nhất từ đường lối, quan điểm lãnh đạo, cách thức xây dựng kế hoạch của đơn vị, tổ chức lãnh đạo cho đến kiểm tra, đánh giá. Chẳng hạn như kế hoạch của đơn vị ngoài việc đảm bảo thực hiện và hoàn thành các nội dung kế hoạch, nhiệm vụ của tập thể, cần được cân nhắc xem các cá nhân CB, GV và HS có chủ động trong công việc được giao hay khơng, có được khuyến khích đưa ra những ý tưởng sáng tạo khơng, có được tập thể tạo cơ hội để đề xướng và phát triển kế hoạch của bản thân mình hay khơng v..v.. mọi thành công hay thất bại của tập thể phần lớn dựa vào những yếu tố tuy bé nhỏ nhưng rất quan trọng này. Kết quả nhận thức đúng đắn của các CBQL trong công tác QL dạy học môn Tiếng Trung chắc chắn sẽ giúp cho GV và HS có thêm những điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm vụ của mình, tạo nên một khối thống nhất hữu cơ từ trên xuống, từ trong ra ngoài, từ tập thể đến từng cá nhân trong các nhà trường.

b, Đối với GV

Với tư cách là “người đứng trên bục giảng” trong quá trình truyền đạt kiến thức cho HS, dù là bằng ngơn ngữ gì, thì mỗi GV phải thể hiện cho được ý thức

và làm như thế nào để xứng đáng với vai trị, vị trí mà xã hội giao phó cho họ. Có như vậy mới mong được những lớp thế hệ học trò của họ say mê học tập. Bên cạnh đó nhà trường cũng cần chú ý làm cho đội ngũ GV của đơn vị mình biết phải tự làm mới mình bằng con đường biết “học - hỏi - hiểu - hành”, tạo mọi điều kiện có thể có cho đội ngũ này thể hiện mình bằng các hoạt động thiết thực như tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện thuận lợi nhất về cơ chế, chính sách để khuyến khích và thu hút họ tham gia một cách chủ động, tích cực và sáng tạo, thi đua đạt danh hiệu GV giỏi các cấp nhất là cần có sự đánh giá thật sự nghiêm túc và có sự khích lệ đúng mức, khơng mang tính phơ trương, lý thuyết sng hay chỉ để biểu dương lực lượng bên ngồi để ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể GV tích cực tham gia và được khen thưởng xứng đáng. Có thể nói người GV vừa là đối tượng vừa là chủ thể của việc nâng cao nhận thức của mình trong giảng dạy bộ môn Tiếng Trung. Mỗi GV cần xây dựng cho mình một quan điểm, đúng đắn hơn, nghiêm túc hơn đối với vị trí là người truyền đạt kiến thức bộ môn cho HS. Từng GV trước tiên là tấm gương cho chính bản thân mình về ý thức trách nhiệm đối với đạo đức và chuyên môn của cá nhân, không ngừng học tập và tự bồi dưỡng mình.

c, Đối với HS

Là lớp người trẻ tuổi sơi nổi, hăng hái, tích cực và sẵn sàng tham gia mọi hoạt động, có thể nói ngày nay mỗi HS là một mẫu người của sự năng động, sáng tạo, dám làm, dám hy sinh vì nghĩa lớn; HS là lực lượng nịng cốt trong nhiều hoạt động và đóng góp khơng ít công sức cho nhà trường và xã hội. Nếu được nhận thức tốt, được động viên, khích lệ thì họ ln sẵn sàng thể hiện hết bản thân mình. Chính vì vậy trong nhà trường chúng ta cần giáo dục, bồi dưỡng cho HS ý thức học tập tốt, tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ của bản thân khi còn ngồi trên ghế nhà trường qua đó khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của mỗi HS, đồng thời chúng ta cũng cần giúp đỡ các em trong việc định hướng con đường học tập của họ sao cho đúng lúc, phù hợp với điều kiện và tiềm năng mà mỗi em có được. Để thực hiện được điều này vốn cần có sự hỗ trợ của GV, của lãnh đạo các nhà trường, nhưng quan trọng hơn cả là chính bản thân các bạn HS. Trong thời gian qua, với sự nhìn nhận vấn đề đúng lúc cùng với sự tâm huyết của bản thân, một số GV chúng tôi đã giúp đỡ cùng với sự quyết tâm và nỗ lực lớn của chính các em khơng ít HS ban đầu khơng thiết tha gì với bộ mơn Tiếng Trung

nhưng về sau, chính các em này đã thật sự thành công với kết quả của mơn học rất cao. Trong thời gian tới hình thức này cần được phát huy, nhân rộng và rõ ràng khi HS có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học Tiếng Trung của mình nhất định sẽ góp phần đáng kể vào thành quả dạy học bộ môn của các nhà trường.

d, Đối với CMHS

Giúp CMHS nhận thức được tầm quan trọng của việc DH tiếng Trung cho con em họ với việc học tập hiện nay và cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai, từ đó đầu tư cả về vật chất, thời gian và tinh thần cho việc học môn tiếng Trung của con em họ.

Lãnh đạo nhà trường cần quán triệt các GV chủ nhiệm của từng lớp và yêu cầu các GVCN thông qua các buổi họp CMHS nói rõ về tầm quan trọng của việc học tiếng Trung đối với HS với việc học tập hiện tại và cơ hội tìm kiếm việc làm trong tương lai của các em.

Giúp cho CMHS thấy được yêu cầu của xã hội về ngoại ngữ, giúp họ thấy được nhu cầu cần học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Trung bằng cách đưa ra một số dẫn chứng cụ thể: các nhà tuyển dụng ngày nay đều u cầu thí sinh ngồi biết tiếng Anh cịn phải biết tiếng Trung thì sẽ được ưu tiên.v.v...

Tóm lại, để có thể đạt kết quả dạy học bộ môn như mong muốn, trước hết cần có nhận thức một cách đúng đắn, khoa học, tiến bộ của từng cá nhân GV, HS và CBQL của các nhà trường. Trong thời gian tới công tác dạy bộ môn Tiếng Trung của trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nhất thiết cần có sự đổi mới quan điểm về dạy học và QL dạy học của tập thể CBQL, GV và HS của các nhà trường.

3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu là những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ sẽ đạt được sau mỗi môn học, bài học hay một tiết học. Biện pháp này có vai trị then chốt trong hoạt động dạy học. Nếu mục tiêu không được xác định chính xác thì sẽ khơng có cơ sở để lựa chọn nội dung bài giảng và phương pháp dạy học phù hợp. Mục tiêu giống như thước đo để đo lường kết quả đạt được của giáo viên và học sinh sau một quá trình dạy học. Đổi mới mục tiêu đồng thời kéo theo việc đôi mới chương trình và

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

a, Nội dung của biện pháp: Mục tiêu của bài học phải cụ thể và tường minh.

Việc xác định mục tiêu được thể hiện bằng hành động cụ thể, rõ ràng và có thể quan sát được và đo lường được. Mục tiêu phải phân định theo các bậc nhận thức, bậc kỹ năng và chú trọng vào bậc cao hơn.

Chương trình tiếng Trung cho các lớp chuyên phải được xây dựng đồng bộ cho tất cả các lớp chuyên dựa trên mục tiêu đã đề ra. Đồng thời biên soạn nội dung giảng dạy tiếng Trung cho các lớp chuyên Trung sao cho câu, từ, ngữ pháp được chính xác hơn và phù hợp với trình độ của HS.

Cải tiến giáo trình theo kiểu 5 kỹ năng, trong đó chú trọng hơn nữa vào kỹ năng nói và tư duy bằng chính NN đang học để phù hợp theo mục tiêu đã đề ra.

b, Cách thức thực hiện của biện pháp: Xác định mục tiêu tổng thể: Mục tiêu

chung của chương trình tiếng Trung cho các trường THPT theo Quyết định số 06/2003/QĐ-BGD&ĐT cuả Bộ trưởng BGD&ĐT. Trên cơ sở nhận thức rõ mục tiêu chung của chương trình, Hiệu trưởng, Phịng đào tạo cùng các GV tiếng Trung của nhà trường xây dựng mục tiêu cụ thể cho hoạt động dạy học tiếng Trung phù hợp với các lớp chuyên của trường mình. Sau khi học xong các em HS có thể sử dụng tiếng Trung để tham gia vào các hoạt động giao tiếp xã hội thông thường và tiếp cận với thông tin;

đồng thời có sự hiểu biết cơ bản về văn hóa giao tiếp khi sử dụng tiếng Trung.

- Khi xây dựng mục tiêu phải có mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của từng bài học, từng tiết học lại có các mục tiêu chi tiết khác. Những mục tiêu này sẽ do các giáo viên tếng Trung, tổ tiếng Trung xây dựng, sau đó Phịng đào tạo kiểm tra, Hiệu trưởng duyệt.

- GV phải xây dựng đầy đủ mục tiêu của từng bài học trong hồ sơ mơn học của mình bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Các mục tiêu cụ thể phải chỉ rõ: Điều kiện thực hiện? Thời gian thực hiện? Mức độ và tiêu chí đạt được?

- Việc xây dựng mục tiêu bài học và các PP dạy học tương ứng trên đây phải được sự giám sát, QL của các tổ bộ môn, của từng chuyên ngành đào tạo để tiện cho việc kiểm tra, dự giờ. Ngoài ra, mục tiêu của từng bài học được thông báo sho HS, dựa vào đó HS có thể tự đối chiếu việc học tập của mình để điều chỉnh kịp thời cách chiếm lĩnh tri thức, nhờ đó mà kết quả học tập sẽ được cải thiện hơn.

- Các GV phải dựa vào mục tiêu bài học đã xác định để lập kế hoạch bài học và đo lường kết quả học tập của HS cụ thể từng tháng, từng học kỳ và năm học. Từ đó có những điều chỉnh về PP giảng dạy sao cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra.

- Về chương trình và nội dung dạy học, các GV cần phải có sự thống nhất dựa vào mục tiêu đã đề ra và lựa chọn giáo trình tiếng Trung cơ bản và soạn giáo trình tiếng Trung cho các lớp chuyên Trung phù hợp, nội dung các bài có đủ 5 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết và tư duy bằng ngoại ngữ. Thuật ngữ về tiếng Trung cho các lớp chuyên Trung địi hỏi phải có tính chính xác cao, thực tế với mỗi lớp chuyên mà HS đang được đào tạo. Khi biên soạn chương trình tiếng Trung cho các lớp chuyên Trung cần thiết phải tham khảo các chuyên gia về lĩnh vực chuyên ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 83 - 88)