Quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Trung của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 69 - 76)

2.3.1 .Quản lý chương trình, nội dung, học liệu

2.3.3. Quản lý hoạt động học tập môn Tiếng Trung của học sinh

Hoạt động học tập của học sinh là một hoạt động song song tồn tại cùng với hoạt động dạy của người thầy giáo. Chất lượng đào tạo không chỉ phụ thuộc vào chất lượng giảng dạy của giáo viên và phụ thuộc vào kết quả học tập của học sinh , để đánh giá công tác quản lý của hoạt động dạy học. Quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trong suốt quá trình học tập. Nhà trường cần tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh , phải chú ý đến những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập, thái độ học tập, phương pháp học tập và kết quả học tập. Để đánh giá thực trạng hoạt động học tập học sinh trong trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu, trưng cầu ý kiến, kết hợp với phỏng vấn cán bộ QL, BGH, GVCN lớp, GV bộ môn, CMHS và bản thân HS nhằm thu nhập những bằng chứng, những

thông tin về thực trạng hoạt động học tập của học sinh. Thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh bao gồm: Quản lý hoạt động học trên lớp, hoạt động tự học và các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ hoạt động học Tiếng Trung.

2.3.3.1.Quản lý hoạt động học Tiếng Trung trên lớp

Để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động học tập của học sinh trên lớp, tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu kết hợp với phỏng vấn 38 cán bộ quản lý, 22 GVCN & GV bộ môn Tiếng Trung, 60 HS nhằm thu thập thông tin và phân tích thực trạng. Kết quả thể hiện trong bảng 2.15sau đây.

Bảng 2.15: Thực trạng QL hoạt động học môn Tiếng Trung trên lớp của HS

T T Nội dung Mức độ thực hiện Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt CB QL G V H S CB QL G V H S CB QL G V H S CB QL G V H S 1 Giáo dục động cơ và thái độ học tập của HS 16 20 10 12 12 10 54 48 65 18 20 15 2

Bồi dưỡng hướng dẫn các PP học tập tích cực cho HS 11 5 5 12 15 10 56 45 60 22 35 25 3 Xây dựng những quy đ ịnh cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của HS 38 45 35 38 30 40 10 15 20 14 10 5 4 Xây dựng quy định về nề nếp tự học của HS 13 8 18 25 12 20 59 68 60 4 12 2 5

Yêu cầu và kết hợp kiểm tra việc đọc sách tài liệu

tham khảo của HS

2 5 5 15 10 20 25 20 25 55 65 50

6

Phối hợp với GVCN, cán bộ lớp, Đồn

TNCS Hồ Chí Minh, cha mẹ HS theo dõi nề nếp học tập của HS

22 26 26 49 58 60 13 10 14 16 6 0

7

Khen thưởng, kỷ luật kịp thời về việc thực hiện nề nếp học tập.

30 38 20 49 45 50 11 12 20 10 5 10 Nhận xét: Để học ngoại ngữ nói chung cũng như mơn tiếng Trung nói riêng

tiên, quan trọng, thường xuyên. Động cơ chính là nội lực thúc đẩy con người làm một việc gì đó. Động cơ đúng thì làm việc đúng. Nhưng việc giáo dục cho HS xác định được những động cơ học tiếng Trung đúng đắn là nhiệm vụ của người thầy. Muốn học mơn tiếng Trung có hiệu quả, muốn q trình học mang tính tự giác, chủ động, sáng tạo thì mỗi HS cần phải được xác định và tự xác định động cơ học tập đúng đắn tuy nhiên theo kết quả điều tra ở bảng ...thì có đến 54% CBQL, 48% GV và 65% HS được hỏi đánh giá nội dung này ở mức trung bình. Chính việc CBQL và GV chưa thực sự quan tâm đến việc này nên dẫn đến cịn có HS chưa có động cơ, thái độ học tiếng Trung một cách đúng đắn, nhiều HS học lệch và chỉ coi tiếng Trung là phương tiện giao tiếp đơn thuần chứ không phải môn khoa học xã hội.

Phương pháp học tập là hệ thống các cách học hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập của HS. Đối với mơn tiếng Trung thì GV phải nắm vững và hướng dẫn HS một số phương pháp học như: phương pháp thảo luận; phương pháp đàm thoại; phương pháp nêu và giải quyết các vấn đề; phương pháp hợp tác nhóm... Điều này được thể hiện ở kết quả khảo sát, chủ yếu ở mức trung bình. Từ đó dẫn đến việc HS rất lúng túng trong các phương pháp học ngoại ngữ và điều này dẫn đến chất lượng học của HS không đạt kết quả như mong muốn.

Ngược lại, theo kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của CBQL, GV và HS chủ yếu tập trung ở mức khá và tốt trong việc xây dựng những quy định cụ thể về nề nếp học tập trên lớp của HS. Nề nếp học tập trên lớp bao gồm đi học đúng giờ, học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, thái độ tập trung nghe giảng, ghi chép bài tập trên lớp, thái độ trung thực khi làm bài kiểm tra của HS nhà trường phối hợp với GVCN và GVBM QL chặt sĩ số từng tiết học, QL việc mang sách vở, đồ dùng học tập, đồng phục, quản lý việc học và làm bài... Bên cạnh đó nhà trường cịn có bộ phận giám thị, trực Đồn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp kiểm tra hàng ngày và kiểm tra đột xuất các lớp. Trên thực tế, rất hiếm trường hợp HS nghỉ khơng xin phép và khơng có trường hợp bỏ tiết mà khơng có lý do. Trong giờ học, HS không được phép ra khỏi cổng trường. Trong trường hợp đặc biệt phải có giấy phép và có sự xác nhận của GVCN hoặc GVBM tiết đó và được sự đồng ý của BGH thì nhân viên bảo vệ mới cho về. Nhà trường theo dõi nề nếp của HS qua sổ đầu bài. Trong sổ đầu bài có điểm cụ thể cho từng mục như: sí số, chuẩn bị bài cũ, bài mới, đồ dùng học tập, GVBM

đánh giá từng lớp và cho điểm từng tiết học. Cuối tuần Đồn TNCS Hồ Chí Minh sẽ tổng kết điểm trung bình từng lớp và nêu lên xếp thứ trong bảng thi đua tồn trường. Chính vì vậy HS ln phải chấp hành tốt nề nếp học tập trên lớp.

Nội dung phối hợp với GVCN, cán bộ lớp, Đồn TNCS Hồ Chí Mính, giám thị, cha mẹ HS theo dõi nề nếp học tập của HS và khen thưởng, kỷ luận HS kịp thời về việc thực hiện nề nếp học tập được đánh giá chủ yếu ở mức khá và tốt. Mỗi tuần vào sáng thứ 2 hiệu phó phụ trách thi đua, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, giám thị có họp giao ban, nếu các trường hợp vi phạm nề nếp học tập và có xử lý kịp thời tuy theo mức độ như nhắc nhở, phê bình, khiển trách, kỷ luật. Những trường hợp vi phạm nề nếp học tập đều được GV chủ nhiệm trao đổi với gia đình để phối hợp giáo dục. Ngược lại những HS thực hiện tốt nề nếp học tập sẽ được tuyên dương, khen thưởng. Từ việc làm tốt nội dung này đã đưa nề nếp học tập của trường luôn đạt kết quả tốt.

Tuy nhiên một trong số những biện pháp tích cực nhất giúp HS tháo gỡ những khó khăn trong q trình học tập bộ mơn lại khơng tốn kém về mặt kinh tế, đó là vấn đề tự học của HS. Tự học của HS cũng như mọi người học khác là có thể thực hiện ở chính trong và cả ngồi lớp học, tự học của HS chủ yếu là bản thân tự tổ chức hoạt động học thông qua các công việc cụ thể như: Tự lập kế hoạch học tập bộ môn, tự làm các bài tập, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, đọc sách, nghiên cứu các tài liệu liên quan, thảo luận với bạn bè, tự tìm kiếm thơng tin có liên quan đến nội dung bài học, môn học qua các nguồn tư liệu để giải quyết các nhiệm vụ học tập của bản thân.

2.3.3.2.Quản lý hoạt động tự học Tiếng Trung của HS

Một trong số những biện pháp tích cực nhất giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn trong q trình học tập bộ mơn lại khơng tốn kém về mặt kinh tế, đó là vấn đề tự học của học sinh. Tự học của học sinh cũng như mọi người học khác là có thể thực hiện ở chính trong và cả ngồi lớp học, tự học của học sinh chủ yếu là bản thân tự tổ chức hoạt động học thông qua các công việc cụ thể như: Tự lập kế hoạch học tập bộ môn, tự làm các bài tập, chuẩn bị bài học trước khi đến lớp, đọc sách, nghiên cứu các tài liệu liên quan, thảo luận với bạn bè, tự tìm kiếm thơng tin có liên quan đến nội dung bài học, môn học qua các nguồn tư liệu để giải quyết các nhiệm vụ học tập của bản thân.

Tự học của học sinh sẽ thu được kết quả rất to lớn nếu bên cạnh sự nỗ lực của bản thân của mỗi em cịn có sự hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ, động viên khuyến khích đúng mức của GV, nhà trường và là của cả phụ huynh. Một số biểu hiện của sự tự học trong học sinh là những trường hợp các học sinh vượt khó trong học tập và đạt những thành tích đặc biệt xuất sắc và đã được khen thưởng xứng đáng của nhà trường cũng như được xã hội biểu dương.

Dưới đây là một số biểu hiện của ý thức tự học và thực hiện việc tự học tiếng Trung của học sinh qua khảo sát 70 học sinh của khối 10,11 của trường cuối năm học 2013-2014.

Bảng 2.16: Nhận thức của HS về mức độ cần thiết của những công việc trong tự học môn Tiếng Trung

T T Các công việc Mức độ biểu hiện Cần thiết (3) Bình thường (2) Khơng cần thiết (1) HS tỷ lệ % HS tỷ lệ % HS tỷ lệ % 1 Nghe và ghi chép những vấn đề GV giảng dạy. 24 33 39 56 7 11

2 Hướng dẫn HS đọc thêm tài liệu, sách tham khảo phù hợp. 26 37 29 42 15 21 3 Lập kế hoạch tự học. 14 20 49 70 7 10 4 Hệ thống hoá các kiến thức đã học, lập đề cương ôn tập. 25 36 35 50 10 14 5 Trao đổi thắc mắc với thầy và bạn 29 42 34 48 7 10 6 Sử dụng nhiều phương tiện học

tập khác nhau.

20 28 22 32 28 40 7 Hướng dẫn HS tự kiểm tra kết

quả học tập.

27 38 29 41 14 21

Nhận xét: Trong bảng 2.16 chúng ta thấy rằng đối với HS học tiếng Trung thì

việc tự học có thể được xem vừa là tự giác vừa là bắt buộc. Bắt buộc là theo qui định của chương trình đào tạo, đồng thời cần có sự tự giác vì nếu thiếu nó kết quả học tập sẽ không cao như ý muốn. Do đặc thù của bộ mơn, ngồi năng khiếu có thể có, nếu HS thiếu ý thức tự học và khơng có các biện pháp tiến hành tự giác học tập một cách cụ thể, phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân thì chắc chắn khơng

thu được kết quả theo yêu cầu của môn học cũng như mong muốn của bản thân. Các tài liệu tham khảo môn Tiếng Trung hiện nay rất phong phú và HS cũng đã được GV hướng dẫn tương đối đầy đủ để HS có thể tự nghiên cứu tham khảo.

Qua khảo sát này cho thấy rõ ràng là các em HS chưa được hướng dẫn, chỉ dẫn hay tư vấn, định hướng trong quá trình học tiếng Trung của mình cụ thể ở đây là học tiếng Trung. Các em chưa nhận thấy được hữu ích của mơn học để từ đó có kế hoạch tự học và sự đầu tư thoả đáng để đạt kết quả cao. Đây thật là một thực tế khơng thấy mấy tích cực và cần được chú ý khắc phục, chấn chỉnh của nhà trường và các GV giảng dạy bộ môn này. Muốn nâng cao học vấn thì ngồi việc học tập trên lớp HS phải có ý thứ tự học. Rất nhiều quan niệm cho rằng việc học tập ở nhà của HS là do bố mẹ các em chỉ bảo, dạy dỗ chứ không phải thuộc trách nhiệm của các thầy cô. Đây là một hạn chế lớn về nhận thức nên dẫn đến việc hầu như rất ít GV quan tâm đến việc hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch, phương pháp tự học.

2.3.3.3. Quản lý các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ hoạt động học Tiếng Trung của HS Bảng 2.17: Thực trạng quản lý các hoạt động ngoại khóa hỗ trợ hoạt động học tiếng Trung của HS

T T Nội dung Mức độ thực hiện (%) Rất tốt Tốt Trung bình Chưa tốt CB QL G V H S CB QL G V H S CB QL G V H S CB QL G V H S 1 Tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ bổ ích, thiết thực cho môn tiếng Trung

32 37 28 37 45 32 23 13 27 8 5 13

2

Tổ chức các CLB nói tiếng Trung của các lớp

30 30 36 40 45 29 20 15 25 10 10 10

3

Tổ chức giao lưu tiếng Trung với người nước ngoài, tổ chức nước ngoài 60 65 60 10 8 15 25 22 20 5 5 5 4 Động viên, khen thưởng xứng đáng HS đạt thành tích cao mơn tiếng Trung

Nhận xét: Qua kết quả điều tra, trao đổi đa số các CBQL, GV và HS đều khẳng định những hoạt động tập thể do Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường và các tổ chức chuyên môn tổ chức đều có ý nghĩa thiết thực. Đối với nội dung thứ nhất 32% CBQL, 37% GV, 28% được hỏi đánh giá ở mức rất tốt, 37% CBQL, 45% GV và 32% HS được hỏi đánh giá ở mức tốt. Hoạt động ngoài giờ ở nhà trường được tổ chức dưới hình thức các sân chơi trí tuệ như “Cầu Hán Ngữ”, “Thi Nói tiếng Trung ”, “Đọc thơ bằng Tiếng Trung”. Ngồi ra cịn có rất nhiều hình thức tổ chức CBL. Tuy nhiên rất ít CBQL, GV hoặc HS được hỏi đánh giá nội dung này ở mức rất tốt. Có tới 60% CBQL, 65% GV và 60% HS được hỏi đánh giá nội dung này ở mức rất tốt. Đây là nội dung mà các nhà QL, GV tiếng Trung cần đầu tư nhiều công sức hơn nữa để phát huy.

Ở nội dung thứ 4: Nhà trường đã làm tốt cơng tác xã hội hóa GD, tranh thủ được sự ủng hộ của cha mẹ HS tích cực đóng góp cho quỹ khuyến học của nhà trường. Tất cả những HS đạt giải trong các kỳ thi, hội thi tiếng Trung đều được nhận phần thưởng của nhà trường. Bên cạnh việc tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các tổ chức trong và ngoài nhà trường, nhà trường phối hợp chặt chẽ với các Hội CMHS tích cực hỗ trợ các hoạt động học tập cho bộ mơn tiếng Trung nói riêng cũng như tất cả các bộ mơn khác trong nhà trường. Hàng năm quỹ khen thưởng của trường đều chi tiêu cho công tác khen thưởng GV và HS.

Qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp và chúng tôi đã ghi nhận được rất nhiều những trao đổi, những ý kiến từ các em có những kiến nghị cho việc học tập tiếng Trung của bản thân đối với nhà trường và các thầy cơ giáo của mình như sau:

Đối với nhà trường: Nhà trường nên tăng giờ học thực hành, luyện tập để các em phát huy được các kỹ năng, có thể cho HS được thực hành cùng với các CSVC - TBDH hiện có tại các lớp, thư viện ngoài giờ lên lớp. Nhà trường nên mở các lớp học bồi dưỡng thêm Tiếng Trung, đặc biệt là các lớp rèn các kỹ năng nghe - nói, đọc - viết được phân loại thep trình độ HS.

Đối với GV: Cần sử dụng các thiết bị nghe nhìn, sử dụng các ứng dụng của CNTT thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học của thầy trò; GV hướng dẫn HS tự học, tự tìm tịi kiến thức từ các nguồn tài liệu SGK. GV cần lựa chọn PP dạy phù hợp hơn cho từng nhóm đối tượng HS, áp dụng phương pháp dạy học mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 69 - 76)