Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 94 - 101)

3.2.3.Biện pháp 3 : Chỉ đạo đổi mới PP dạyhọc môn Tiếng Trung

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học môn

và GVCN qua việc có kế hoạch xây dựng nội dung tự học cho từng bài, từng phần cụ thể.

- Cung cấp cho HS những kinh nghiệm tự học, nhân điển hình tiên tiến, kích thích phong trào hăng say tự học của mỗi HS. Phối hợp với Đoàn thanh niên với gia đình và xã hội để xây dựng, khuyến khích phong trào tự học tập nghiên cứu khoa học cho HS.

- Phối hợp chặt chẽ với gia đình HS, Đồn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường tổ chức kiểm tra kết quả tự học của HS để có điều chỉnh cần thiết.

Chính vì vậy đồng thời với việc nâng cao trình độ nghiệp vụ cho GV, người quản lý cần tiến hành các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực tự học cho HS qua đội ngũ GV chủ nhiệm và GV môn tiếng Trung. Chất lượng học tập chỉ có thể được nâng cao khi HS biết tự học. Nội dung các biện pháp nâng cao khả năng tự học của HS gồm: có kế hoạch tự học tỉ mỉ, rõ ràng, đảm bảo cơ sở vật chất cho tự học, tổ chức việc tự học tốt và có biện pháp tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học.

3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học môn Tiếng Trung Tiếng Trung

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra đánh giá là khâu cuối cùng của một quy trình quản lý và đồng thời cũng nhằm điều chỉnh hoạt động cho phù hợp. Cách thức kiểm tra đánh giá quyết định phần lớn đến cách dạy của GV. Thông qua kiểm tra đánh giá nhà QL biết được đúng trình độ thực của người dạy. Tăng cường kiểm tra đánh giá vừa động viên khuyến khích GV vừa cơng bằng khách quan trong cơng tác quản lý nhà trường. Việc

và kết quả học tập của HS. Đặc biệt tăng cường đổi mới công tác này, cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần là ghi nhận thực trạng thực hiện chương trình, kế hoạch, tiến độ giảng dạy, mức độ hồn thành cơng việc của GV cũng như kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS trong quá trình dạy học và giáo dục, mà còn đề xuất những cách thức, quyết định cải tạo thực trạng, nâng cao chất lượng giáo dục; khắc phục có hiệu quả nhất tình trạng học lệch của HS trong nhiệm vụ giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.2.5.2.Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

* Đối với công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của GV:

Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức cho GV học tập, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn về công tác chuyên môn, quy chế chuyên môn; nâng cao nhận thức cho cán bộ GV về mục đích, ý nghĩa, vai trị của hoạt động kiểm tra, đánh; thống nhất kế hoạch, nội dung và hình thức kiểm tra, đánh giá chun mơn, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người kiểm tra và đối tượng kiểm tra; xây dựng được chuẩn đánh giá cho từng hoạt động cụ thể của GV, đồng thời quán triệt việc tổ chức, thực hiện cho Hội đồng giáo dục nhà trường từ đầu năm học và mỗi học kỳ.

Kiểm tra trình độ nghiệp vụ, năng lực sư phạm thông qua việc đánh giá các giờ lên lớp công khai, dự giờ của GV; Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, việc lập kế hoạch và sử dụng đồ dùng dạy học, việc ra đề, chấm và trả bài kiểm tra; Kiểm tra kết quả giáo dục: Kết quả đánh giá, xếp loại học lực, bồi dưỡng HS giỏi, thi tốt nghiệp và đại học; ý thức kỷ luật và rèn luyện đạo đức HS của GV bộ môn, GV chủ nhiệm; Kiểm tra việc thực hiện quy định chuyên môn và các mặt công tác khác: Ngày công, giờ cơng; sinh hoạt nhóm tổ chun mơn, sinh hoạt chun đề và bồi dưỡng HS giỏi; làm đồ dùng dạy và viết sáng kiến kinh nghiệm, tham gia hoạt động tập thể, ngoại khoá...

Thành lập ban kiểm tra chuyên môn gồm: Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng, Ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên mơn, nhóm trưởng chun mơn, GV cốt cán và đại diện các đoàn thể.

Kiểm tra các loại hồ sơ theo quy định như: sổ soạn bài, sổ điểm, sổ dự giờ, sổ báo giảng, sổ bồi dưỡng chuyên môn - nghiệp vụ, kế hoạch giảng dạy, nhóm kiểm tra dân chủ nước, sau đó ban kiểm tra tiến hành kiểm tra xác xuất một số GV sao cho trong mỗi đợt kiểm tra, GV nào cũng được kiểm tra, đánh giá.

Kiểm tra giờ dạy trên lớp: Thông qua dự giờ, phân tích sư phạm, rút kinh nghiệm, đánh giá cho điểm giờ dạy theo chuẩn đã quy định; thông qua phỏng vấn GV và HS, nhất là kết quả bài kiểm tra và thi cử.

Kiểm tra theo kế hoạch thường kỳ hoặc đột xuất.

Tổ chức chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc công tác thi cử, kiểm tra dưới nhiều hình thức: Kiểm tra miệng, kiểm tra viết (trắc nghiệm hay tự luận)... Phân công và kiểm tra chặt chẽ ý thức trách nhiệm của GV trong các khâu: ra đề, coi thi, chấm chéo, nộp kết quả và thông báo kết quả tới HS, thành lập ngân hàng đề thi.

Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm qua mỗi kiểm tra, đánh giá. Động viên khen thưởng đúng mức, khách quan những GV thực hiện tốt các yêu cầu về chuyên môn, đồng thời kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tốt những thiếu sót, lệch lạc, giúp GV khắc phục, sửa chữa.

Hồ sơ kiểm tra chuyên môn phải được lưu giữ cẩn thận, làm cơ sở đánh giá các lần kiểm tra sau. Sau mỗi đợt kiểm tra, kết quả đánh giá, xếp loại phải được công khai đầy đủ, là căn cứ để xét thi đua và đánh giá phân loại GV có hiệu quả cao nhất trong cơng tác quản lý nhà trường.

Kế hoạch kiểm tra của Hiệu trưởng cần chi tiết, khoa học và công bằng. Thành viên của ban kiểm tra phải đủ về số lượng, có năng lực phẩm chất tốt, phù hợp về trình độ chun mơn.

* Đối với việc kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của HS:

Đánh giá kết quả học tập của HS là quá trình thu thập và xử lý thơng tin về trình độ, khả năng thực hiện, kết quả học tập của HS để thấy được những tác động và nguyên nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của GV và cán bộ quản lý nhà trường: giúp HS học tập ngày càng tốt hơn, nâng cao chất lượng học tập hơn. Đánh giá kết quả học tập một cách công khai, công bằng, khách quan là địn bẩy xun suốt q trình dạy học, đưa chất lượng giáo dục đi lên một cách bền vững. Đổi mới công tác này, nhà quản lý phải chuyển biến căn bản về tư duy đánh giá chất lượng GD, phải kiên quyết chống bệnh chạy theo thành tích.

Kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV: Thực tế công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV là cần thiết và quan trọng trong công tác quản lý dạy học ở nhà trường. Khi tổ chức kiểm tra, cần thực hiện đúng quy định chuẩn bị dự giờ, quan sát giờ dạy đến

phân tích giờ dạy, trao đổi với GV. Qua đó người quản lý nắm được thơng tin trực tiếp về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm của GV. Đây sẽ là căn cứ để bố trí, sử dụng GV một cách hợp lý. Kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV cần tiến hành theo nhiều hình thức cụ thể sau:

- Kiểm tra có báo trước: thơng báo trước cho GV biết về dự giờ kiểm tra ít nhất một ngày. Kiểm tra đột xuất: chỉ cần báo cho GV về việc dự giờ trước khi vào tiết học.

- Cuối năm học tổ chức lấy ý kiến thăm dò HS về việc giảng dạy của GV. Ngồi ra, người quản lý có thể dùng các hình thức kiểm tra khác như: Kiểm tra bài soạn, kiểm tra mức độ hiểu bài của HS.

- Người quản lý phải theo dõi sát việc đánh giá HS của GV và có hình thức đổi mới trong biện pháp đánh giá HS.

Cán bộ quản lý và mỗi GV phải có nhận thức đúng đắn về mục đích việc kiểm tra đánh giá. Mục đích kiểm tra đánh giá là chỉ ra chỗ chưa tốt, khuyến khích những khâu đã làm tốt để giúp GV hoàn thiện năng lực sư phạm, nâng cao năng lực chuyên môn. Mục đích vì sự tiến bộ của GV. Tuyệt đối GV, HS khơng được đối phó với việc kiểm tra của Ban giám hiệu và Ban giám hiệu không được “làm qua loa cho xong” khi kiểm tra GV.

CBQL cần xây dựng kế hoạch kiểm tra chi tiết, khoa học, công bằng.

Xây dựng lực lượng kiểm tra đủ về số lượng, có năng lực phẩm chất tốt, phù hợp về trình độ chun mơn.

GV mơn Tiếng Trung và GVCN phải thực sự có trách nhiệm, tâm huyết với từng hoạt động học tập của HS.

Tổ trưởng tổ tiếng Trung phải có kế hoạch giao cho GV thường xuyên bổ sung đề kiểm tra cho ngân hàng đề thi đảm bảo tính chính xác và cập nhật kiến thức.

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường đầu tư, quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện trong DH

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Cơ sở vật chất trong trường học là thành tố khơng thể thiếu trong q trình dạy học và giáo dục. Sử dụng CSVC, nhất là các trang thiết bị dạy học hiện đại vừa

là yêu cầu, vừa là biện pháp góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng dạy học, tạo điều kiện cho HS phát huy được năng lực tư duy, khả năng sáng tạo trong học tập và nhanh chóng thích hợp với nền kinh tế thị trường của xã hội.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. GV và HS nâng cao sự hiểu biết để cập nhập kiến thức, thông tin và khả năng sử dụng các phương tiện tiên tiến, hiện đại vào giảng dạy, học tập. Biện pháp này là rất cần thiết vì nó tạo điều kiện để nhà trường nâng cao chất lượng dạy học, đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện của biện pháp

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, cải tạo sửa chữa nâng cấp các phòng học, khu vệ sinh, mua sắm thêm thiết bị dạy học cho các phòng chức năng, đồ dùng dạy học, nâng cấp thư viện đáp ứng yêu cầu lớp chất lượng cao phục vụ tốt cho việc dạy và học của học sinh.

- Phòng học phải được xây dựng đúng quy cách: sáng sủa, thoáng mát đủ bàn ghế cho học sinh ngồi học.

- Trang thiết bị của phòng học: bàn GV, bàn ghế học sinh, thiết bị chiếu sáng, quạt điện cần được tu sửa thường xuyên; bảo đảm vệ sinh học đường.

- Mua sắm thường xuyên sách mới, báo chí, tạp chí chuyên ngành, tạp chí bằng tiếng Trung, tăng thêm số đầu sách văn hóa, văn nghệ bằng tiếng Trung cho thư viện.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tự học, tự thực hành giao tiếp cần phải xây dựng tủ sách tự học, mở rộng quy mô thư viện nhà trường.

Việc QL khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học hiện có rất quan trọng để nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị và nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Các biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng trang thiết bị dạy học, bao gồm:

- Giữ gìn, củng cố CSVC và thiết bị dạy học hiện có, GD cho cán bộ cơng nhân viên, HS có ý thức bảo vệ của cơng, giữ gìn vệ sinh chung làm đẹp mơi trường.

- Xây dựng nội quy một cách chi tiết tới phòng đồ dung dạy học, thư viện... Tất cả những phịng có thiết bị đều có sổ sách theo dõi tình trạng thiết bị, bàn

- Tổ chức bồi dưỡng hoặc cử cán bộ giáo viên tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học. Phải có những nhân viên có khả năng sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học, phải có những nhân viên có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị nghe nhìn để hỗ trợ và giúp giáo viên và học sinh sử dụng.

- Kinh phí được cấp phát cần sử dụng đúng, có hiệu quả trong việc mua thêm sách, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học.

- Tận dụng có hiệu quả CSVC hiện có, khai thác triệt để tác dụng của nó trong việc đổi mới PP dạy học tiếng Trung. Bên cạnh đó thường xuyên phát động phong trào GV sưu tầm tranh ảnh phù hợp với chủ đề mỗi bài giảng và làm đồ dùng dạy học. Có phần thưởng xứng đáng cho GV sáng tạo đồ dùng dạy học.

Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong GD& ĐT, công nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa phương tiện và góp phần đổi mới phương pháp dạy học tiếng Trung nói riêng.

- Dạy và học tiếng Trung theo quan điểm công nghệ thông tin: Theo quan điểm công nghệ thông tin, để đổi mới phương pháp dạy học tiếng Trung, người ta tìm những “phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn”.

Nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật, quá trình dạy học đã sử dụng phương pháp dạy học tiếng Trung sau đây:

- Thiết bị nghe, nhìn chuyên dụng cho học ngoại ngữ. - Phim chiếu để giảng bài với đèn chiếu Overhead.

- Phần mềm hỗ trợ bài giảng, minh họa trên lớp với LCD- Projector (máy chiếu tinh thể lỏng) hay cịn gọi là video-Projector.

- Băng hình, băng tiếng giúp HS trên lớp và ở nhà.

- Công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy tính. - Sử dụng mạng Internet để dạy học.

Dạy học với phương tiện hiện đại trên sẽ có các ưu thế sau: - Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì sử dụng được nhiều lần.

- Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại.

- Các phương tiện sẽ hỗ trợ, chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, những khái niệm hay cấu trúc phức tạp.

- HS khơng bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ ... và điều quan trọng hơn là nhiều HS được nghe giảng bài của nhiều GV giỏi.

Sử dụng phần mềm dạy học làm phương tiện hỗ trợ dạy học tiếng Trung một cách hợp lý sẽ cho hiệu quả cao, bởi lẽ khi sử dụng phần mềm dạy học bài giảng sẽ sinh động hơn, sự tương tác hai chiều được thiết lập, học sinh được giải phóng khỏi những cơng việc thủ cơng vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu vào bản chất bài học.

- Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV tiếng Trung và HS về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong QLGD và dạy học tiếng Trung nói riêng.

- Sử dụng các nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị về cơng nghệ thông tin cho các lớp học.

- Bồi dưỡng giáo viên tiếng Trung về công nghệ thông tin để học có thể tổ chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

- Tổ chức trình diễn các tiết dạy học tiếng Trung có ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong trường trung học nhằm mục đích tuyên truyền, động viên các cá nhân, đơn vị tổ chức tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin.

- Nâng cao hiệu quả của việc kết nối Internet.

- Nghiên cứu để đưa ra các phần mềm dạy học tốt vào danh mục thiết bị dạy học tối thiểu.

Thực tiễn cho ta thấy, sự thành công trong giáo dục của các nước trên thế giới bắt nguồn từ sự nhận thức đúng vai trị, vị trí của giáo dục đối với sự phát triển quốc gia. Do thế, việc đầu tư nhiều cho giáo dục để đổi cơ sở vật chất - kỹ thuật của nhà trường chính là đổi mới về điều kiện và phương pháp giảng dạy, học tập để nâng cao chất lượng giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 94 - 101)