Thực trạng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạyhọc môn tiếng Trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 54 - 56)

2.2. Thực trạng hoạt động dạyhọc môn tiếng Trung ở Trường THPT

2.2.3. Thực trạng CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động dạyhọc môn tiếng Trung

Quản lý CSVC, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động dạy - học cần đảm bảo được các yêu cầu liên quan mật thiết với nhau đó là tổ chức QL tốt, đảm bảo đầy đủ và sử dụng hiệu quả CSVC, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động dạy - học trong nhà trường. Các điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy môn học NN cụ thể

bao gồm trường, lớp, phòng học, bàn ghế, bảng. Hoạt động của các phòng chức năng, phòng thực hành tiếng, thư viện với sách, báo, tài liệu.

Để hiểu rõ thực QL trang thiết bị phục vụ dạy học bộ môn tiếng Trung ở Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, dưới đây là thực tr¹ng vỊ CSVC của môn tiếng Trung .

+ Về phịng học: Trường có tổng cộng 45 phịng học, 12 phịng và 15 phòng

học riêng biệt cho từng bộ môn. Hiện nay, phần lớn các lớp học có phịng học ổn định, đảm bảo ánh sáng và thoáng mát. Tất cả các phòng học đù sử dụng phấn và bảng khơng bụi. Có hội trường để tham gia các hoạt động của khối và học các mơn chung, học ghép lớp đều có micro và hệ thống âm thanh tốt.

Tuy nhiên, CSVC dành cho lớp học tiếng Trung như bảng dán, dính lớp học khơng có. Đại bộ phận các phịng học có diện tích nhỏ, khơng có bàn ghế phục vụ cho HS thảo luận nhóm, lớp học quá sát với các lớp học bộ mơn khác để tổ chức trị chơi, thảo luận không thoải mái mà bị ồn nhắc về mất trật tự.v.v… mà chỉ phù hợp với việc ngồi nghe giảng và ghi chép bài. Ngoài ra, tất cả các phòng học đều chưa được trang bị các thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu…

+ Thiết bị dạy học : Về nội dung các thiết bị phương tiện - kỹ thuật phục vụ

dạy học mơn ngoại ngữ thì đa số CBQL, GV và HS đều cho là còn thiếu và chất lượng chỉ ở mức trung bình. Thiết bị chủ yếu của môn tiếng Trung là đài và băng catset đã cũ. Đây là một trong những trở ngại lớn đối với CBQL cũng như GV tiếng Trung, vì muốn nâng cao hiệu quả dạy học thì phải hiểu rõ mối quan hệ mật thiết giữa nội dung, phương pháp và phương tiện dạy học. Với mỗi nội dung dạy học cần chọn một hay một số PP dạy học cần có những phương tiện dạy học tương ứng, phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Trên thực tế THPT Chun Hà Nội-Amsterdam khơng có phịng “Lab”, khơng có Cabin để học nghe, nói. Trường chỉ có 01 phịng đa chức năng dành cho tất cả các môn ngoại ngữ mà nhu cầu sử dụng, thiết bị, phương tiện - kỹ thuật hiện đại phục vụ dạy học trong toàn trường rất lớn, để có thể mượn được phịng dạy GV phải đăng ký trước đó 2 đến 3 ngày. Hàng ngày, để đáp ứng yêu cầu tối thiểu của bộ mơn là phải được luyện tập kỹ năng nghe, nói thì GV phải tự mang đài lên lớp, vì đài khơng chun dụng cho dạy ngoại ngữ nên chất lượng âm thanh bị hạn chế, thêm vào đó với trung bình 35 đến 40 HS một lớp chuyên là quá đơng cho

+ Thư viện, giáo trình, tài liệu: Về sách giáo khoa, sách bài tập, từ điển, tài liệu

tham khảo bằng tiếng Trung theo GV và HS đánh giá nội dung này ở mức trung bình và thiếu. Đối với GV và HS thì họ chỉ đủ sách giáo khoa, sách bài tập, sách hướng dẫn GV. Còn từ điển Việt - Hán, Hán - Việt cũng khơng có, khơng có từ điển đồng nghĩa, từ điển trái nghĩa, khơng có từ điển giải nghĩa bằng tiếng Trung. Cịn về tài liệu tham khảo thì chủ yếu là sách bài tập ôn luyện thi trắc nghiệm và số lượng cũng chỉ được mỗi loại một cuốn mà GV tiếng Trung họ rất cần những tài liệu nói về đất nước, về phong tục tập quán, về con người, về danh lam thắng cảnh (gọi chung là hiểu biết chung) của những đất nước nói tiếng Trung và những tài liệu này phải được cập nhật thuyền xuyên, liên tục thì ở thư viện trường chưa đáp ứng được yêu cầu của GV và HS.

+ Tổ chức QL phòng học thực hành tiếng. Để QL các phòng chức năng và các thiết bị trong đó, trường đều có cán bộ thiết bị phụ trách từng phịng dưới sự chỉ đạo của một phó hiệu trưởng phụ trách CSVC. Mỗi một phịng chức năng đều có sổ theo dõi mượn, trả và tình trạng thiết bị trước khi mượn, trả. Cơng việc nhìn chung được làm nghiêm túc.

Tóm lại, về điều kiện CSVC - trang thiết bị dạy học của bộ môn tiếng Trung

bên cạch những nỗ lực cịn có những hạn chế đáng kể. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với chất lượng đào tạo của môn tiếng Trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 54 - 56)