Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Tiếng Trung của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 43 - 51)

2.2. Thực trạng hoạt động dạyhọc môn tiếng Trung ở Trường THPT

2.2.1. Thực trạng hoạt động giảng dạy môn Tiếng Trung của giáo viên

2.2.1.1. Bộ môn Ngoại ngữ

Bộ môn NN của nhà trường chính thức được thành lập từ năm 1985. Đặc thù bộ môn NN của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam gồm 4 nhóm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng pháp, Tiếng Trung. Bộ mơn NN với đội ngũ GV hiện có 34 đồng chí (30 GV trong biên chế, 04 GV hợp đồng).

Hiện tại GV của Bộ môn phần lớn là GV mới, trẻ về cả tuổi đời, tuổi ngành và tuổi nghề, cho nên việc xây dựng đội ngũ GV phải tiến hành thường xuyên liên tục. Để GV hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị đã làm tốt cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, làm cho mỗi GV nhận thức được vai trị trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, phân cơng cơng việc hợp lý như xây dựng chương trình cơng tác hàng tuần, hàng tháng và cả năm cho GV, đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng cho GV cả về trước mắt và lâu dài, tổ chức cho giáo viên đi dự giờ, soạn giáo án, cử GV đi học các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, các tổ chun mơn cịn phân cơng GV giúp đỡ từng giáo viên mới, bố trí cho các GV đi đào tạo học theo các chương trình học tập bồi dưỡng ngắn hạn do SGD tổ chức, đi tham quan thực tế ở nước ngoài để GV thừa hưởng và đáp ứng yêu cầu giảng dạy của nhà trường.

Trong quá trình giảng dạy, bộ mơn đã đảm bảo đúng chương trình, nội dung, lịch trình theo quy định đối với các lớp Chuyên và cơ bản. Nghiên cứu biên soạn tài liệu dạy học cũng là nhiệm vụ trọng tâm của giáo viên trong Bộ mơn. Để có tài liệu nghiên cứu cho GV và HS, ngồi những tài liệu đã có của Bộ GD&ĐT, Bộ mơn đã chủ động biên soạn tài liệu học tập có tính chất đặc thù của trường để đảm bảo tính khoa học và cập nhật kiến thức thực tiễn phù hợp với từng lớp học. Phòng trào dạy tốt, học tốt được bộ mơn quan tâm, duy trì thường xun, từ thực hiện bài, giờ dạy giỏi đến tham gia Hội giảng cấp Trường, cấp Quận, GV của Bộ mơn đều tích cực tham gia và đạt giải cao.

2.2.1.2. Đội ngũ giáo viên Tiếng Trung

Bộ môn Tiếng Trung của nhà trường hiện nay gồm có 10 GV, trong đó cả 07 GV biên chế và 03 GV hợp đồng. Số GV trong độ tuổi 25- 40 là 10 người. Mặc dù trình độ của giáo viên giảng dạy mơn Tiếng Trung là tương đối đồng đều 100% đạt trình độ cử nhân Tiếng Trung, 06 GV đạt trình độ thạc sĩ nhưng số GV dạy Tiếng

Trung đều có thâm niên cơng tác ít, nhiều nhất là 10 năm và ít nhất là 5 năm. Thực trạng đội ngũ GV giảng dạy môn Tiếng Trung ở Trường THPT Chuyên Hà Nội -

Amsterdam được thể hiện ở bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Tiếng Trung ở Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam

Giới tính Trình độ Thâm niên Tuổi đời

Đại học sư phạm chính quy Nam Nữ Thạc sĩ Đại học Dưới 5 năm 5 năm - 10 năm 35- 40 < 35 Số lượng 0 10 6 4 3 7 8 2 7 Tỉ lệ % 100 60 40 30 70 80 20 70

(Nguồn: Số liệu tại phòng Đào tạo Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam)

Nhìn vào bảng thống kê ta thấy: Trong cơ cấu đội ngũ GV giảng dạy môn tiếng Trung đa số là GV trẻ, số lượng GV nam khơng có, GV nữ nhiều. Điều này sẽ có nhiều ảnh hưởng tới việc giảng dạy môn tiếng Trung của nhà trường do đội ngũ GV nữ đều đang trong độ tuổi sinh nở hoặc nuôi con nhỏ. Mặc dù GV giảng dạy môn tiếng Trung trong nhà trường đều đã có trình độ đại học về ngôn ngữ tiếng Trung , tuy nhiên về nghiệp vụ sư phạm thì chỉ có 7 đồng chí là tốt nghiệp đại học sư phạm ngoại ngữ mà thơi, cịn lại đều chỉ học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Điều này cũng có một số hạn chế về đổi mới PP dạy học, chưa thích ứng với sự thay đổi nên số GV này chưa có cách tiếp cận tốt với sự thay đổi của nội dung, chương trình và để đáp ứng yêu cầu của các lớp chất lượng cao và sự phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đặc biệt đội ngũ GV trẻ với thâm niên giảng dạy chưa nhiều cần thiết phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng năng lực GV nhằm không ngừng cập nhật thông tin và phương pháp giảng dạy mới, từ đó nâng cao chất lượng dạy, hiệu quả giảng dạy trong đội ngũ này.

Hiện nay, tỉ lệ GV giảng dạy tiếng Trung/ HS là tương đối phù hợp với chỉ tiêu đào tạo. Tuy nhiên, do việc bố trí lớp học với số lượng lớn (40 HS/ lớp chuyên) cũng như chất lượng đầu vào khơng đồng đều (có học sinh là học sinh thi khối tự

đỗ vào chuyên Trung ) nên có nhiều ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy mơn tiếng Trung của nhà trường.

2.2.1.3. Hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên

Đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt khơng chỉ có đủ bằng cấp mà phải là những người giảng dạy có hiệu quả. Việic sử dụng công nghệ tin học trong q trình giảng dạy mơn tiếng Trung theo phương pháp dạy học tích cực là rất cần thiết. Nhà trường đã thực hiện tương đối tốt việc đào tạo trên đại học nhưng tỉ lệ đào tạo đúng chuyên ngành giảng dạy khơng cao (6 đồng chí đã có trình độ thạc sĩ đúng chun ngành, 4 đồng chí hiện đang tham gia học cao học quản lý giáo dục). Tuy nhiên, trong những năm qua, việc phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy mơn tiếng Trung chưa có định hướng rõ ràng. Vì vậy, chưa có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ này một cách hiệu quả, cũng như chưa tiến hành cập nhật kiến thức mới, phương pháp giảng dạy mới cho giáo viên giảng dạy môn học này. Các lớp tập huấn nâng cao do BGD&ĐT mở ra rất ít. Trình độ của đội ngũ giáo viên có tăng lên nhưng chưa đủ đáp ứng được nhu cầu địi hỏi của cơng tác giảng dạy mơn Tiếng Trung trong trường. Có thể nói hiện nay vẫn cịn một số giáo viên tiếng Trung chưa nắm vững kỹ năng chuẩn bị bài, kỹ năng đứng lớp, kỹ năng thiết kế các hoạt động giảng dạy... số giáo viên trẻ kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều vì thế nghiệp vụ sư phạm của họ chưa dành được sự đánh giá cao từ phía học sinh cũng như từ phía các giáo viên. Phương pháp chủ đạo vẫn là lấy người dạy làm trung tâm, phi giao tiếp, nặng về dịch và giảng giải.Trong các thành phần ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng thì ngữ pháp được chú trọng nhiều nhất vì kiểm tra và thi có tác dụng định hướng cho dạy và học. Trong dạy học phổ thông nói chung và trung học phổ thơng nói riêng, có thể nói rằng những gì học sinh học đều hướng tới kiểm tra và thi. GV chỉ tập trung dạy những gì thường được đem ra kiểm tra còn những nội dung khác, do không bao giờ được đưa vào bài kiểm tra, đều bị cả thầy và trị lãng qn. Từ đó ảnh hưởng khơng nhỏ tới chất lượng giảng dạy môn học này trong thời gian qua.

Tác giả đã tiến hành xin ý kiến của 60 HS trường. Kết quả khảo sát về thực trạng giảng dạy môn tiếng Trung ở Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam được thể hiện ở bảng 2.2 sau đây:

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát thực trạng các hoạt động giảng dạy của GV

TT Nội dung hoạt động

Đánh giá mức độ thực hiện

Thường xuyên

Đôi khi Không

bao giờ SL tỷ lệ % SL tỷ lệ % SL tỷ lệ %

1 Chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp 48 80 12 20 0 0 2 Cập nhật mở rộng bài giảng với những

kiến thức mới 36 60 18 30 6 10

3 Sử dụng phương tiện dạy học tích cực 14 23 30 50 16 27 4 Thay đổi phương pháp giảng dạy khi HS

không hứng thú học tập 9 15 39 65 12 20 5 Trao đổi với HS về phương pháp học tập 6 10 30 50 24 40 6 Yêu cầu và hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở

nhà 40 67 12 20 8 13

7 Kiểm tra việc tự học của HS 36 60 18 30 6 10

8

Lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc môn học, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phương pháp dạy học

3 5 12 20 45 75

9 Chú ý tìm hiểu những khó khăn HS gặp

phải trong quá trình học tập 6 10 9 15 45 75 10 Thực hiên kiểm tra, thi nghiêm túc, đánh

giá đúng kết quả học tập của HS 51 85 6 15 0 0

Nhận xét: Việc chuẩn bị kỹ bài giảng trước khi lên lớp quyết định rất nhiều

đến chất lượng giờ dạy. Đa số GV đã làm tốt nhiệm vụ này nhưng cũng cịn có số ít GV chủ quan, chưa chú trọng khâu chuẩn bị bài lên lớp. Họ cho rằng việc chuẩn bị giáo án bài giảng ở các cấp học phổ thơng chỉ mang tính hình thức, đối phó khi có sự kiểm tra của nhà trường hay các cán bộ thanh tra GD, hoặc là thực hiện cho có phong trào. Theo họ việc lên lớp và thực hiện bài giảng chất lượng mới là điều chủ yếu, quan trọng, điều này rõ ràng là không đúng, thực tế cho thấy khi công việc

soạn bài (chuẩn bị giáo án) càng chu đáo, cẩn thận bao nhiêu thì hiệu quả bài giảng, giờ học càng cao bấy nhiêu. Đồng thời sự chuẩn bị này cũng là cơ hội để GV, trước khi lên lớp, có thể đầu tư suy nghĩ, tham khảo, học hỏi hay rút ra được nhiều kinh nghiệm cho chính bản thân thơng qua việc tìm kiếm, tham khảo sách, tài liệu thực hành, thăm hỏi ý kiến của đồng nghiệp v..v.., không những thế, trong quá trình chuẩn bị bài giảng, GV cịn tìm ra những sáng kiến, những cách thể hiện bài giảng sinh động hơn, phù hợp với từng đối tượng người học, tiết kiệm được nhiều thời gian và mang lại hiệu quả cao hơn và cũng để họ có thể lường trước được những khó khăn, hạn chế của tiết dạy của mình. Chính vì vậy mỗi GV cần thiết phải có giáo án hay đề cương bài giảng chu đáo trước khi lên lớp, và càng không thể xem nhẹ vai trò của việc chuẩn bị giáo án, đặc biệt đối với những GV mới vào nghề, trong thời gian đầu trong cuộc đời giảng dạy của mình nhất thiết cần phải chuẩn bị hết sức cẩn thận bài giảng trước khi lên lớp. Thêm vào đó chưa có nhiều sự đầu tư vào chuyên mơn nên có đến gần 30% số GV không thường xuyên hoặc chưa cập nhật thông tin mở rộng bài giảng cho HS. Ngoài ra phần lớn GV mới chỉ đơn thuần lo hoàn thành việc truyền đạt kiến thức mà chưa quan tâm nhiều việc làm thế nào cho HS cảm thấy hứng thú học tập, chỉ có 15% GV thường xuyên trao đổi trong khi có tới 20% ý kiến HS cho rằng GV không bao giờ trao đổi với HS về PP học tập hiệu quả. Việc sử dụng phương tiện dạy học tích cực cịn có tới 27% GV khơng bao giờ sử dụng.

Điều này chứng tỏ sự trì trệ, tâm lý ngại khó sợ mất thời gian khi chuẩn bị lên lớp của GV. Qua bảng khảo sát ta thấy GV đã chú ý yêu cầu HS chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhưng việc kiểm tra thì cịn chưa triệt để nên đôi khi không tạo được hứng thú cho những HS chăm chỉ, nghiêm túc làm bài mặt khác có thể dẫn tới việc chuẩn bị bài theo kiểu đối phó như chép hoặc tham khảo sách giải của những HS chưa có ý thức tự học.

Việc lấy ý kiến phản hồi của HS sau khi kết thúc mơn học và tìm hiểu những khó khăn HS gặp phải trong quá trình học tập chỉ có rất ít GV thực hiện. Có đến 75% GV khơng bao giờ lấy ý kiến phản hồi của HS, chỉ có 5% GV thường xuyên lấy ý kiến và 10% GV quan tâm đến những khó khăn của HS trong quá trình học mơn tiếng Trung. Với thực tế này GV sẽ hầu như không thực sự hiểu được HS và

không giúp đỡ được HS tháo gỡ khó khăn trong học tập. Đây là hạn chế rất lớn trong việc GV tự điều chỉnh mình trong quá trình giảng dạy.

Đa số GV đều nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác kiểm tra, thi nên họ đã thực hiện nghiên túc việc đánh giá kết quả học tập của HS. Để khảo sát thực trạng giảng dạy 4 kỹ năng đặc trưng của môn tiếng Trung và mức độ sử dụng PP D- H và phương tiện dạy - học của GV tác giả đã tiến hành xin ý kiến của 38CBQL, 10GV & 60 HS trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Kết quả thể hiện trong bảng 2.3 và 2.4 sau đây:

Bảng 2.3: Thực trạng giảng dạy 4 kỹ năng Tiếng Trung trên lớp theo chương trình của GV

Các kỹ năng

Đánh giá mức độ thực hiện

Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ CB GV tỷ lệ % H S tỷ lệ % CB GV tỷ lệ % H S tỷ lệ % CB GV tỷ lệ % H S tỷ lệ % Đọc 48 100 48 80 0 0 12 20 0 0 0 0 Nói 24 50 21 35 24 50 36 60 0 0 3 5 Nghe 19 40 27 45 19 40 30 50 10 20 3 5 Viết 22 45 18 30 26 55 36 60 0 0 6 10 Trọng tâm ngôn ngữ 48 100 60 100 0 0 0 0 0 0 0 0

Qua kết quả thu được ở bảng trên, ta thấy được rằng các kỹ năng: nghe, nói, viết chỉ được thực hiện khoảng trên dưới mức trung bình. Phần ngữ pháp theo kết quả đánh giá thì 100% giáo viên và học sinh đã thực hiện đủ theo yêu cầu của chương trình, điều đó nói nên rằng cả giáo viên và học sinh chỉ tập trung vào những nội dung để thi cử còn những phần khác đều bị cả thầy và trò xem nhẹ trong chương trình dạy và học.

Kiểm tra và thi có tác dụng định hướng cho dạy và học. Ở THPT có thể nói rằng, những gì học sinh học đều hướng tới kiểm tra và thi. Hai kỹ năng nghe và nói khơng có trong nội dung các bài thi và kiểm tra. Nghiên cứu những bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết,

hết học kỳ, hết năm học, và những bài thi tốt nghiệp, vào đại học thậm chí những bài thi học sinh giỏi Tiếng Trung trung học phổ thông những năm gần đây và thực trạng thực hiện chương trình giảng dạy ở trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam có thể khẳng định rằng những bài kiểm tra chỉ tập trung vào ngữ pháp - từ vựng, đọc hiểu và viết lại câu, viết đoạn. Vì vậy có thể nói giữa kiểm tra và thi cử liên quan tỷ lệ thuận với việc dạy và học từng nội dung trong chương trình. Điều này dẫn đến thực tế là nội dung giảng dạy của giáo viên cịn tập trung q nhiều vào cấu trúc ngơn ngữ, khơng phát huy được tính tích cực của học sinh trong lớp, khơng khuyến khích học sinh giao tiếp bằng tiếng Trung ở trong và ngoài lớp học. Dưới đây là kết quả điều tra thực trạng

sử dụng phương pháp dạy học và phương tiện dạy - học của GV.

Bảng 2.4: Thực trạng sử dụng PP D - H và phương tiện dạy - học của GV

T T

Nội dung Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ G V tỷ lệ % H S tỷ lệ % G V tỷ lệ % H S tỷ lệ % GV tỷ lệ % H S tỷ lệ % I Các phương pháp D-H 1 Thuyết trình, vấn đáp 7 35 15 25 5 25 27 45 8 40 18 30 2 Thảo luận nhóm 7 35 45 75 12 60 11 18 1 5 4 7 3 Đóng vai theo tình huống 5 25 31 35 13 65 33 55 2 10 3 10 II Các phương tiện D-H 1 Bảng phấn 20 100 60 100 20 0 60 0 20 0 60 0 2 Các phương tiện hiện đại phục vụ D-H ngoại ngữ 2 10 9 15 13 65 40 69 5 25 11 16

3 Phương tiện đa

dạng 1 5 6 10 7 35 9 15 12 60 45 75 Sử dụng các phương tiện dạy học, PP được sử dụng thường xuyên nhất vẫn là thuyết trình và vấn đáp, lấy người dạy làm trung tâm. Chỉ một số GV cho rằng họ sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn tiếng trung ở trường trung học phổ thông chuyên hà nội amsterdam (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)