Khảo sát trường nghĩa sự vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 35 - 45)

Trƣờng nghĩa sự vật

Tên trường nghĩa Số lượng/ % Tần suất/ % Gọi tên cảnh quan Tự nhiên 12 6.8 76 4.0 Nhân tạo 12 6.8 142 7.5 Gọi tên nhân vật Đám đông 13 7.3 161 8.5 Cá nhân Theo chức vụ nghề nghiệp, tầng lớp, giai cấp, thứ tự 27 15.3 143 7.6 Nhân dạng tính cách 13 7.3 23 1.2 Quan hệ 8 4.5 61 3.2 Danh từ khác 16 9.0 761 40.3

Tiểu trường chỉ chức vụ, nghề nghiệp 29 16.5 57 3.0 Tiểu trường chỉ tầng lớp giai cấp 11 6.2 16 0.9 Tiểu trường danh từ chỉ bộ phận cơ thể 36 20.3 449 23.8

Tổng 177 100% 1889 100%

2.1.1.2. Nhận xét hoạt động của trường nghĩa sự vật a. Gọi tên cảnh quan

Số lượng từ của trường nghĩa quang cảnh nông thôn Vũ Đại rất khiêm tốn chỉ 24 từ và tần số xuất hiện là 218 lần tất cả. Sở dĩ lượng từ ngữ trong trường này khơng nhiều vì trong truyện ngắn Chí Phèo hình tượng về làng Vũ Đại khơng phải hình tượng chính. Tuy nhiên, làng Vũ Đại là không gian xã hội cần có để con người(nhân vật) tồn tại, thể hiện tính cách, tâm tư tình cảm, hành động số phận và rộng hơn thể hiện cái nhìn của tác giả về con người, cuộc đời, thế giới một cách hàm súc nhất. Việc tác tối thiểu hóa ngơn ngữ trong miêu tả quang cảnh nông thơn Vũ Đại vừa góp phần thu hẹp không gian sinh sống của con người như ý muốn, vừa tạo điều kiện cho tác giả có thể đi sâu hơn vào đời sống cá nhân của từng con người,từng nhân vật trong tác phẩm một cách chi tiết nhất, chân thực nhất.

Các danh từ chỉ sự vật tự nhiên và nhân tạo

Trong trường nghĩa về quang cảnh nơng thơn Vũ Đại có 12(17.6%) danh từ chỉ quang cảnh sự vật tự nhiên Vũ Đại. Miêu tả khơng gian thiên nhiên rộng lớn có các danh từ “sông, trăng ,mặt trời, đất”. Miêu tả các hiện tượng tự nhiên có “ nắng, gió”. Miêu tả các sự vật tự nhiên có “ muỗi, chó, thế( đất), chuối”. Các từ ngữ trên gợi cho người đọc liên tưởng đến một miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ thuần nông, đơn sơ, hoang dại. Trong tần số 76 lần xuất hiện của tiểu trường thì hai danh từ “trăng”(17) và “sơng”(14) có tần số tái xuất cao nhất. Sông hiện ra với không gian rộng lớn mênh mông của “con sông, bờ sông, bãi

sông”. Trăng bừng lên với không gian ánh sáng nhiệm màu của “ trăng rằm, mặt trăng, ánh trăng, đường trăng”. Đôi nét đẹp thanh nhã được Nam Cao phát hiện đã làm cho vùng quê Vũ Đại có chút thi vị ngọt ngào.

Nếu tiểu trường các danh từ chỉ sự vật tự nhiên Vũ Đại khiêm tốn ở 12 lượng từ thì như để cân xứng lượng từ của tiểu trường các danh từ chỉ sự vật nhân tạo cũng chỉ có 12. Tuy nhiên tần số tái xuất của các từ ở tiểu trường này có sự vượt trội hơn hẳn là 142 lần chiếm 40% tần số xuất hiện của cả trường. Từ đây ta có thể khẳng định rằng đời sống xã hội chính là khơng gian tác giả chú trọng đi sâu khám phá và quan tâm chứ không phải không gian tự nhiên. Nhìn vào 12 từ ta có thể thấy con người đã tạo dựng cho mình những khơng gian sống rất đặc trưng. Khơng gian đời sống cá nhân có “ nhà , mái lều”; khơng gian cơng cộng có “miếu con, đình, chợ, lối, xóm, ngõ, đường vắng,con đê”; khơng gian lao động có “ lị gạch, vườn, ruộng”…Tóm lại, nếu cảnh vật tự nhiên Vũ Đại gợi lên vẻ hoang dại, đơn sơ thì cảnh sắc nhân tạo do con người tạo ra lại mang một vẻ sơ sài, nghèo túng, mờ nhạt.

Trong 12 từ trên tần số tái xuất của danh từ “nhà” là nhiều nhất chiếm tới 80/ 142 lần. “Nhà” trong truyện được sử dụng lúc gắn với các từ chỉ loại như “ cổng nhà, nhà tre, nhà thổ, nhà quê” lúc lại gắn với các từ chỉ người mang chỉ sự sở hữu như “ nhà mày, nhà nó, nhà Bá Kiến, nhà này, nhà nọ, nhà nào”… Điều này có nghĩa “nhà” chính là khơng gian nghệ thuật quan trọng nhất trong truyện ngắn Chí Phèo. Tác giả đã cố tình thu hẹp khơng gian để chú trọng phản ánh không gian cá nhân , khơng gian đời sống “nhà”. Vì chỉ trong khơng gian đó mọi góc gách của đời sống con người mới được mục kích tồn diện và sắc nét.

b. Trường nghĩa gọi tên người

Trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao có khoảng 30 nhân vật gồm cả nhân vật đám đông quần chúng và nhân vật cá nhân cụ thể. Tuy nhiên cách định

danh nhân vật của tác giả lại rất phong phú. Qua khảo sát chúng tơi tìm được khoảng 77 danh từ, cụm danh từ… gọi tên nhân vật.

Đối với nhân vật đám đơng, nhìn chung trong truyện tác giả chỉ điểm làm nền để tôn nhân vật cá nhân vì thế lượng danh từ định danh về chúng hạn chế chỉ khoảng 13 đơn vị từ. Định danh nhân vật đám đông tác giả thường kết hợp giữa danh từ chỉ số nhiều, danh từ chỉ giới tính với các cụm danh từ, tính từ, động từ chỉ nghề nghiệp, tầng lớp, giai cấp, tính chất, hoạt động…Cụ thể như các từ “ Bọn đàn anh, bọn kì hào, lũ con em, bọn dân đinh, kẻ anh hùng, kẻ cố cùng, dân lưu tán, thằng có tóc, thằng trọc đầu, đàn ông, đàn bà, bọn đầy tớ, những thằng trai trẻ”. Các danh từ chỉ số lượng nhiều là “ bọn, lũ, kẻ,” và danh từ chỉ giới tính “ thằng” bản thân chúng đã mang sắc thái nghĩa thiếu thiện cảm. Vì thế khi kết hợp chúng với các danh từ, tính từ, động từ như “ đàn anh, kì hào, con em, dân đinh, cố cùng…” chúng càng biểu thị sắc thái nghĩa coi thường, miệt khinh với chủ thể được định danh dù đó là người sang hay người hèn. Điều này tạo cho Chí Phèo có giọng văn lạnh, thầm trầm sâu sắc mà khách quan.

Đối với nhân vật cá nhân, đặc biệt là những nhân vật chính, trong truyện, tác giả đã có những cách kết hợp kì cơng để gọi tên nhân vật. Vì thế lượng từ ngữ của nhóm định danh này có số lượng tới 64 đơn vị từ ngữ. Trong 64 đơn vị từ này có 27 đơn vị từ định danh nhân vật theo chức vụ nghề nghiệp, tầng lớp, số thứ tự.Cụ thể có 10 đơn vị từ là sự kết hợp giữa danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, tầng lớp, số thứ tự, với danh từ riêng như “ Bá Kiến, Lí Kiến, Lí Cường, Đội Tảo, Binh Chức, Tự Lãng, Tư Đạm, Năm Thọ, Bát Tùng”. Cách định danh này tạo cho từ ngữ có sắc thái nghĩa tích cực thể hiện sự khính trọng của xã hội đối với chủ thể được định danh. Còn 17 đơn vị từ ngữ định danh trong nhóm này có kiểu kết hợp giữa danh từ chỉ giới tính, tuổi tuổi tác với danh từ chỉ nghề nghiệp chức vụ, tầng lớp, số thứ tự. Ví dụ kết hợp với các danh từ chỉ giới tính nam như “ ơng Phó, ơng Lí, cụ Lí, cụ Bá, thằng Trương Tuần,

thăng Hương Điền, anh canh điền, anh thả ống lươn, thầy địa lí”, kết hợp với danh từ chỉ giới tính nữ có các từ như “ Mụ hàng rượu, con nhà thổ, cô hàng xén, bà cả, bà hai, bà ba, bà tư”, cuối cùng kết hợp với từ chỉ chung hai giới có hai cụm từ “ Cụ tiên chỉ, người trông coi vườn bách thú”. Nhìn chung trong 17 đơn vị từ ngữ định danh này từ nào kết hợp với các danh từ chỉ giới tính như “ ơng,bà, cụ” đều mang sắc thái nghĩa kính trọng, từ nào kết hợp với danh từ chỉ giới „cơ, anh” thì cụm từ định danh mang sắc thái nghĩa trung tính, cịn lại từ nào kết hợp với danh từ chỉ giới “ mụ, con” thì danh từ định danh đó có sắc thái nghĩa tiêu cực là miệt khinh.

Chẳng những thế trong nhóm danh từ gọi tên nhân vật cá nhân có 13 đơn vị danh từ, ngữ danh từ định danh nhân vật theo nhân dạng tính cách. Trong 13 đơn vị từ ngữ này để định danh được nhân vật tác giả đã kết hợp giữa danh từ chỉ giới tính với các danh từ, tính từ, động từ chỉ đặc điểm nhân dạng, tính cách thành một ngữ danh từ gọi tên nhân vật. Cụ thể kết hợp với danh từ chỉ giới tính nam có các từ ngữ “ lão cáo già, thằng mọt già, thằng sắng cá, thằng trời đánh không chết, thằng liều lĩnh, Chí Phèo”, kết hợp với các danh từ chỉ giới tính nữ có “ con quỷ cái, con đĩ, con khọm già,bà góa mù, quỷ cái”, kết hợp với các danh từ chỉ giới tính chung có “ con quỷ dữ, con vật lạ, con người khốn nạn”. Trong 13 từ ngữ định danh này chỉ có ngữ định danh “ bà góa mù” có sắc thái đánh giá trung tính tích cực hơn cả. Cịn tất cả 12 từ, ngữ còn lại sắc thái biểu cảm đều là phê phán, ghét bỏ, hằn thù, ghê tởm đối với chủ thể được định danh. Vì danh từ chỉ giới của chúng đều màn sắc thái coi thường “ thằng, lão, con” còn các danh từ động từ, tính từ cũng đều chỉ nhân dạng tính cách khơng chỉ lạ , xấu mà còn đáng khinh, đáng kinh bất hảo. Ví dụ như “ cáo già , sắng cá , quỷ cái, đĩ…”. Tóm lại cách gọi nhân vật theo nhân dạng tính cách này là cách đánh giá trực tiếp của xã hội đối với nhân vật và cũng là cách đánh giá mang nặng tính thành kiến.

Trong tác phẩn nhân vật cá nhân không chỉ được gọi tên theo nhân dạng tính cách mà cịn được gọi tên theo các mối quan hệ khác nhau. Các từ, cụm danh từ định danh được tạo bởi sự kết hợp giữa danh từ chỉ giới tích cực như “ ơng, cha, chị, bà, vợ chồng” và danh từ chỉ giới tiêu cực như “ thằng” với các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc gia đình. Từ đó tạo thành các cụm định danh “ thằng không cha không mẹ, thằng con, thằng bố, bà cô, chị binh, ông cha, vợ chồng”. Nhìn chung các cụm ngữ định danh này sắc thái biểu cảm tích cực rất hạn chế còn sắc thái biểu cảm tiêu cực lộ rõ.

Cuối cùng là 16 danh từ chung và riêng có chức năng định danh nhân vật. Trong đó các danh từ mang sắc thái tình cảm tích cực dành cho chủ thể có các từ “ ơng, bà, bác, cơ, anh, cháu, anh Chí, cụ”. Các danh từ định danh mang sắc thái tình cảm tiêu cực có các từ như “ hắn, mụ, con mẹ, Thị Nở, thị, hổ, báo, tre, măng”. Nhóm định danh nhân vật này đứng độc lập làm bộ phận câu. Tuy nhiên tần số sử dụng của chúng lớn nhất trong trường gọi tên nhân vật . Nguyên nhân do sử dụng dễ và làm cho câu văn hàm súc hơn, dễ hiểu hơn.

Trong số 77 từ, ngữ gọi tên nhân vật trên ta thấy, lượng từ ngữ định danh mang sắc thái tiêu cực lớn hơn rất nhiều so với lượng từ ngữ định danh mang sắc thái tích cực. Điều này cho thấy nhân vật tha hóa chính là nhân vật chính của truyện và Nam Cao không phải đang viết về miền quê thanh bình mà đang viết về miền quê bị tha hóa.

Trong các nhân vật của truyện ta phải nói tới Bá Kiến. Nói về nhân vật này Nam Cao có 12 cách để gọi nhân vật. Sở dĩ nhân vật này có nhiều cách định danh vì đây là nhân vật chính của truyện. Gọi một cách kính trọng đối với nhân vật có các từ “cụ, ơng, cụ Bá, cụ Lí, Cụ tiên chỉ, cụ Bá Kiến”. Đặc biệt trong truyện từ “cụ” là cách gọi kính trọng dành cho người cao tuổi Nam Cao chỉ dành riêng để gọi cụ Bá. Điều này cho thấy uy quyền sức ảnh hưởng của nhân vật được tuyệt đối hóa như thế nào. Tuy nhiên cụ Bá cũng bị gọi một cách rất khinh

bỉ dành cho kẻ tham lam, độc ác là “lão cáo già, thằng mọt già, thằng bố, nó, tre”. Điều này cho thấy Bá Kiến khơng chỉ là tên quan có uy quyền mà cịn là tên quan bị tha hóa.

Đối đầu với Kiến là Chí Phèo. Nhân vật này trong truyện là nhân vật chính trung tâm vì thế cũng có tới 12 cách gọi nhân vật. Tuy nhiên cách gọi mang sắc thái biểu cảm tích cực chỉ có 2 từ là “anh canh điền, anh Chí” cịn lại 10 từ chỉ cách gọi mang sắc thái biểu cảm tiêu cực như “thằng sắng cá, thằng trời đánh không chết, thằng liều lĩnh, Chí Phèo, con quỷ dữ, con vật lạ, “ thằng không cha khơng mẹ, hắn, hổ, báo”. Sở dĩ có hiện tượng này vì đây là nhân vật chính tiêu biểu cho nơng dân tha hóa biến chất của truyện

c. Tiểu trường chỉ chức vụ, nghề nghiệp

Tiểu trường này khảo sát được 29 từ ngữ chiếm tỉ lệ 4% tổng số. Trong tiểu trường này xuất hiện các nghề nghiệp chức vụ quan lại quản lí làng quê như“ nghề quan, tổng lý, lý trưởng, chánh tổng, bá bộ tiên chỉ, chánh hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu”; các nghề giúp việc cho quan lại như “ hương điền, trương tuần, phó”, nghề giúp việc nhà cho quan lại như “ canh điền, đi ở, đày tớ”; nghề nơng có các cơng việc như “ cày, cuốc, đập đất, kín nước, thả ống lươn, thuyền chài”; nghề nghiệp tiểu thương, thủ công như “ dệt vải, bán vải, buôn chuối”. Trong xã hội của làng Vũ Đại còn xuất hiện một số nghề mới như nghề “đi lính” và một số nghề mang tính tiêu cực như “ cướp giật, rạch mặt ăn vạ, nhà thổ”. Những nghề mới tiêu cực xuất hiện tự phát do những mâu thuẫn bên trong của xã hội và theo đà nó trở thành một nghề kiếm cơm chuyên nghiệp của một số con người như Chí Phèo, Binh Chức, chị Binh… Nhìn vào các từ ngữ chỉ nghề nghệp chức vụ trên ta nhận thấy hầu hết các nghề nghiệp trong xã hội từ thượng vàng đến hạ cám đều hội tụ ở Vũ Đại. Từ nghề sang trọng như quan lại; thấp kém hơn như giúp việc, tiểu thương, thủ công; hoặc bần hàn như nghề nơng; thậm chí các nghề cố cùng tiêu cực bán máu cũng có ở đây. Các

nghề nghiệp chức vụ được xã hội đề cao trọng vọng có chút địa vị được gọi bằng các từ ngữ Hán Việt mang tính hàn lâm sang trọng ví dụ như “ Tổng lý, chánh hội đồng kỳ hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu…”, cịn nghề nghiệp cơng việc bình thường lao động chân tay thấp kém khơng có địa vị tác giả sử dụng các từ thuần việt như “ cày, cuốc, dệt, rạch mặt…”. Chỉ nhìn vào các từ ngữ chỉ nghề nghiệp ta có thể thấy được sự phân hóa xã hội ở Vũ Đại một cách rõ nét. Tần số tái xuất của lớp từ ngữ này không nhiều chỉ 57 lần chiếm 1.1% vì lớp từ ngữ này tính khái quát đặc điểm tầng lớp xã hội cao nhưng khái quát tính cá nhân hạn chế trong khi truyện chủ yếu đi sâu vào con người cá nhân trong không gian nhà.

d. Tiểu trường chỉ tầng lớp giai cấp

Nhìn vào tiểu trường chỉ nghề nghiệp chức vự người đọc có thể phân loại được tầng lớp giai cấp tuy nhiên để rõ nét và khơng mang tính võ đốn trong tác phẩm Nam Cao đã phân loại bằng 11 từ ngữ (chiếm 1.6%) hình tượng, khu biệt và cũng nhiều xúc cảm hơn. Nói về giai tầng lớp trên, giàu có thuộc giai cấp thống trị ở quê, Nam Cao dùng các từ ngữ như “ ông cả bà lớn, bọn đàn anh, bọn kì hào, kẻ anh hùng”. Nói về giai tầng lớp dưới, nghèo khổ thuộc giai cấp bị trị nhà văn xếp họ vào nhóm “ kẻ có tóc, lũ con em, bọn dân đinh, dân lưu tán”. Nói về tầng lớp dưới đáy xã hội Vũ Đại khơng có bất cứ thứ gì từ tài sản đến gia đình thân thuộc hay nhân cách, tác giả liệt họ vào loại “ đầu trọc, cố cùng, cùng hơn cả dân cùng”. Điều đặc biệt trong cách kết hợp từ ở tiểu trường này là, đứng trước các từ có nghĩa chỉ tầng lớp giai cấp đều có các danh từ chỉ tập hợp số đông kèm theo nhưng mang sắc thái biểu cảm tiêu cực, miệt thị “ lũ, bọn. kẻ”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 35 - 45)