Khảo sát trường nghĩa về hình tượng Chí Phèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 69 - 78)

stt Tên tiểu trường Số lượng

1 Gọi tên nhân vật 12

2 Nghề nghiệp 5

3 Tầng lớp giai cấp 4

5 Trạng thái tâm lí 20

6 Đặc điểm tính chất hình dạng 21

7 Bộ phận cơ thể 31

9 Hoạt động, hành động 141

Tổng số 242

2.2.2.2. Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo

Năm 1941, Chí Phèo bước ra từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã làm rung động trái tim của biết bao độc giả. Người ta chợt nhận ra cuộc đời của mình, cuộc đời của hơn 90% đồng bào của mình dưới cái tên Chí Phèo. Người ta thương cảm , trăn trở và rồi tìm một con đường nào đó để thay đổi cảnh ngộ của chính bản thân và đất nước mình. Tất cả điều đó nói cho ta biết nhân vật đã trở nên bất tử và trở thành một hiện tượng đời sống dễ bắt gặp ở bất cứ đâu. Vậy Chí Phèo là ai ?

Để trả lời được cặn kẽ tơng tích về nhân vật Chí Phèo là một điều khơng thể vì mọi thứ liên quan đến nhân thân khẳng định sự ra đời hay tồn tại của một con người đều bị phủ định hồn tồn. Cuộc đời Chí gắn liền với các từ ngữ “không biết”, “không ai biết”“chẳng ai biết” và “chưa bao giờ”. Những người nhận biết được sự tồn tại của hắn sớm nhất, và gần gũi nhất từ tuôi ấu thơ thống kê được chỉ có “ anh thả ống lươn”, “ người đàn bà góa mù”, “ bác phó cối”. tất cả 3 nhân vật này tên tuổi đều mơ hồ hoặc gắn với tên công việc hoăc gắn với đặc điểm nhân dạng. Tóm lại cũng khơng cần biết cặn kẽ về họ vì khi phát hiện ra hắn họ có coi hắn là một con người thực sự. Họ “rước lấy”, “đem cho” “bán” hắn như một thứ bất đắc dĩ, một món hàng. Tơng tích của hắn chỉ biết được từ cái “ lò gạch bỏ hoang”, “ cái váy đụp”, “nhà này” , “nha nọ” nhưng ngặt nỗi không cái nào biết nói. Vì thế hắn xuất hiện trong thế giới lồi người trong bộ dạng vơ cùng tội nghiệp “ trần truồng”, “xám ngắt”, “bơ vơ”. Hắn hẳn phải là

sản phẩm của một hoang thai vừa chào đời đã bị vứt bỏ để trở thành trẻ mồ côi. Mô tuýp trẻ mồ côi khốn khổ bất hạnh trong truyện cổ tích đã được Nam Cao dàn dựng cho cc đời Chí.

Cũng giống như những nhân vật trẻ mồ cơi trong cổ tích dù ấu thơ có đói khổ có bất hạnh nhưng 20 tuổi trưởng thành Chí vẫn là một thanh niên có lối sống lành mạnh theo đúng nghĩa. Sớm biết mình là “dân đinh”, “ thằng trọc đầu”,“ tứ cố vô thân”, “kẻ cố cùng”, “cùng hơn cả dân cùng” nên Chí Phèo để sinh tồn đã phải “đi ở”, “làm canh điền”, “cày thuê”, “ cuốc mướn” cho “nhà này nhà nọ”, cho Lý Kiến.Cuộc sống như thế tưởng như đã là may mắn với xuất thân tội nghiệp của Chí. Hắn chỉ có một ước mơ nhỏ nhoi nhưng lương thiện là “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng lại để một con lợn ni để làm vốn liếng. Khá giả thì mua năm ba sào ruộng làm”. Đến đây Chí chính là một tấm gương nghèo vượt khó và Nam Cao đã cho chúng ta thấy quan điểm rất nhân bản về con người là “ nhân tri sơ tính bản thiện”.

Nhưng sống trong mảnh đất “quần ngư tranh thực” của làng Vũ Đại đôi khi lương thiện quá lai báo hại người ta hay báo hại chính mình. Tính cách của tầng lớp biết mình là dân cùng đã ăn vào thâm căn cố đế con người Chí. Trong 12 lần tái xuất 8 lần từ “hiền” được Nam Cao dùng để miêu tả tính cách Chí khi chưa đi tù và khi ở với Thị Nở. Cụ thể như “ hiền lành như đất”(1), “hiền như đất”(1) “ hiền lành”(3) “ hiền”(3). Giá Chí hồn tồn là đất, là đá, là xác thịt không biết “nhục”cứ việc làm theo bản năng , theo ý muốn của bà ba Kiến có lẽ cuộc đời Chí thực hiện được ước mơ của mình. Nhưng cái phần “khơng hồn toàn” “như” giống mà khơng phải trong Chí đã thơi thúc hắn khơng “thích”, “khinh”. Không làm không được, “giả vờ” không xong, “dùng dằng” bị mắng, đường cùng “nhục” quá hắn “vùng dậy” chửi bà ba, kẻ bắt hắn “bóp chân”, “xoa bụng”, “đấm lưng” mà cứ bắt bóp lên trên lên trên nữa… Sau này khơng biết ngun nhân gì Chí bị bắt đi “giải huyện” rồi “đi tù”. Mãi cuối truyện khi cụ Bá

bực bọn trai trẻ hay ghẹo bà Tư nên trong ý nghĩa cụ muốn cho “tất cả bọn trai trẻ đi tù”, người đọc mới lờ mờ hiểu có lẽ do ghen nên Chí đã bị cụ cho đi tù. Chí ở hiền mà khơng gặp lành, mơ tp mồ cơi trong cổ tích đã bị Nam Cao phá vỡ. Người đọc ngộ ra, dân sống ở làng Vũ Đại khơng thể gặp lành vì chỉ cần bọn kì hào như Bá Kiến khơng vừa ý là có thể bị “ hại” “đi giải huyện” , “đi tù” bất cứ lúc nào.

Cuộc đời Chí đến đây bước sang một trang mới đen tối và tàn bạo. Để biến đổi nhân vật của mình Nam Cao đã biến đổi ngơn từ khi nói về Chí. Nếu phần đời trước Nam Cao hạn chế miêu tả ngoại hình Chí thì phần đời đi tù về của hắn Nam Cao lại rất chú trọng . Ta có thể thống kê khoảng 23 chi tiết trên cơ thể Chí đã được Nam Cao miêu tả . Cụ thể như “ người, đầu, răng, mắt, ngực, chân, miệng , môi, cổ, cổ họng,tai, bụng, tay, ngón tay, mí mắt,sẹo, ruột, mồ hơi, bộ điệu, giọng, nước dãi, vẻ mặt…”. Tóm lại Nam Cao đã miêu tả nhân vật Chí rất tỉ mỉ và chi tiết ,chứng tỏ nhân vật chính là tâm huyết của ơng. Tuy nhiên có phải do trình độ điêu khắc của nghệ sĩ cịn hạn chế hay tác giả đang cố ý lột xác nhân vật mà các tính từ miêu tả nhân vật tạo cho ta cảm giác cơn đồ hóa một cách rõ nét khiến cả làng không ai nhận ra. Cụ thể như các tínhtừ chỉ đặc điểm hình dáng bên ngồi“trọc lốc, trắng hớn, vàng vàng, xạm màu gio,đen,vằn dọc vằn ngang,ngầu, bầm,méo mó, loạng choạng,khập khiễng , nặng nề, ngật ngà ngật ngưỡng, lè nhè”, cho người đọc liên tưởng tới bộ dạng biến dị xấu xí của “thằng gù ở nhà thờ Đức Bà Pari”. Các tính từ chỉ sắc thái biểu cảm của ngoại hình“ cơng cơng, gườm gườm, hầm hầm, vênh vênh,lăm lăm, hung hăng, ngoa ngoắt” lại cho người đọc có cảm giác như đối mặt với một tên kẻ cướp hung hãn đang hành sự.

Nhà tù đã tha hóa hắn về nhân dạng và khơng dừng lại ở đó nó cịn tha hóa Chí cả về nhân tính. Hắn về làng hơm trước hơm sau đã ra chợ uống rượu với thịt chó từ sáng đến trưa rồi xách vỏ trai đến tận nhà Bá Kiến gọi tận tên tục ra

mà chửi. Hắn nghiến răng vào mà chửi và chửi một cách ngoa ngoắt và cay độc. Trong toàn bộ thiên truyện từ “chửi” xuất hiện đến 44 lần nhưng tới 40 lần gắn với tiếng chửi của Chí. Đối tượng chửi của hắn là tất cả “ trời, đời, người…”. Nguyên nhân lẽ xuất phát một phần từ mối thù với Bá Kiến, một phần là do khi hắn chửi “cả làng không ai lên tiếng” như thế là khinh hắn là không coi hắn là người nên hắn càng tức, càng uống rượu, càng chửi và “báo thù”. Hắn đã khơng được coi là người, hắn cần gì phải ứng xử giống một con người.

Sau hai lần đến nhà Bá Kiến “chửi, đòi đi ở tù , đập chai, cào mặt, lăn lộn nằm vạ, rên”hắn đã bị Ba Kiến thu phục bằng “xử nhũn” “rượu”, “gà” và “đồng bạc”. Chí qn đi mối thù hại đời mình và biến mình thành tay chân để cho Bá Kiến “sai, bắt, bảo”. Đến đây hầu hết các động từ Nam Cao dùng để miêu tả hành động của Chí đều có xu hướng bạo lực, kích động. Hắn “sinh sự,chửi bới, dọa nạt, mưu hại, ức hiếp, phá phách, đâm chém, tác quái, đập nát, đạp đổ, làm chảy máu, đốt nhà, cướp giật…” bao cơ nghiệp, bao cảnh yên vui, bao nhiêu hạnh phúc, nước mắt” của người lương thiện. Điều đáng nói ở đây là tất cả những điều sai trái Chí làm đều do người ta sai và hắn thực hiện nó trong “lúc say” và vừa gây án vừa “kêu làng”. Dù làm trong lúc vô thức nhưng những điều hắn làm đã biến hắn trở thành một kẻ “liều lĩnh”, vơ sỉ, tha hóa biến chất, “đầu bị đầu bướu” và trên hết thành “con quỷ của làng Vũ Đại”.

Mọi quan hệ của Chí với làng Vũ đại vốn đã lỏng lẻo nay lại càng trở nên khơng có gì. Nam Cao đã tuyệt đối hóa trong phủ định các mối quan hệ của Chí. Trong tồn bộ truyện ta có thể thống kê được ngần 40 lần Chí bị phủ định. Hắn “khơng cha khơng mẹ, không họ hành thân thích, khơng anh em, khơng vây cánh, thẻ biên tuổi hắn cũng khơng, chẳng ai biết”, đến hình dạng để nhận định hắn là người cũng “khơng cịn là mặt người”, “là mặt con vật”, “không trẻ” “không già”. Hắn hành động theo bản năng vô thức “ không biết, đâu biết” hậu quả, trách nhiệm. Trong mắt dân làng Vũ Đại, Chí Phèo khơng cịn là người nên

họ loại hắn bằng cách im lặng “ mặc, hồi hơi,tránh, lảng” “khơng ai cần, khơng ai lên tiếng, không ai ra điều, khơng biết…”. Đến đây Nam Cao đã hồn tất cơng việc vật hóa nhân vật Chí của mình. Khi mới sinh hắn bị vứt trong lò gạch bỏ hoang ở rìa làng, nay hắn bị đẩy ra rìa xã hội làng Vũ Đại. Và hắn vẫn ngật ngưỡng vừa đi vừa chửi đáp lại hắn là tiếng chó sủa ầm ỹ.

Nhưng cuộc đời Chí khơng dừng lại trong trong chửi rủa, trong chén đâm ngộ nhận vô nhân. Nam Cao muốn kết cục cuộc đời Chí phải thê thảm hơn nhưng có ý nghĩa hơn và mọi người phải nhìn nhận lại về hắn. Để làm được điều này tác giả đã cho nhân vật uống thật say, thật thỏa thê với Tự Lãng rồi trên đường về vườn chuối của mình hắn gặp Thị Nở, người sẽ đem đến hạnh phúc và đau đớn tột cùng cho cuộc đời nhiều bi kịch của hắn.

Chí Phèo tình cờ phát hiện ra Thị Nở và thiết lập quan hệ với Thị một cách bản năng do những thôi thúc nhục cảm “ứ đầy, khô, ừng ực, rộn rạo, run run, say sưa” xui khiến. Hắn bắt đầu “ rón rén, lẳng lặng” rồi bất ngờ “bám lấy, phì cười, la lên, kêu, dằn” người đàn bà xuống. Trong sự chống trả và đồng tình bất ngờ của Thị , Chí đã có 5 ngày yêu đương hạnh phúc nhất cuộc đời làm người của mình. Con người Chí thay đổi, ngơn ngữ nói về Chí của Nam Cao cũng thay đổi. Truyện ít dần đi từ ngữ vật hóa, bạo lực, cơn đồ. Thay vào đó là ngơn ngữ của con người: nhiều tâm trạng và đầy suy ngẫm. Sau lần yêu đương với Thị, Chí ốm “chân tay bủn rủn, bụng phính phính, đau, mắt hắn hoa, đau gò người và mửa…”. Hắn mệt. Là con người ốm tất phải thế: “ rên, rùng mình, đờ ra, khơng động đậy, ngủ”, tất cả rất tự nhiên và yếu đuối như một con người lúc mới sinh ra. Khi tỉnh dậy ( vì đây là lần đầu tiên hắn tỉnh sau bao năn say dài) hắn “nghe,thấy” cuộc sống khác hẳn “ tiếng chim hót, tiếng cười nói, tiếng anh thuyền chài gõ mái, bát cháo hành, Thị Nở…” tất cả đều “ vui vui, ríu rít, ngon, duyên, tin cẩn”. Tuy nhiên , sự vật và con người, lúc này lại gợi cho Chí nhớ xa xôi quá khứ đầy “ ao ước” về “một gia đình nhỏ”, những cái bóp chân cho “con

quỷ cái” và “cướp giật” “dạo nạt”… Từ quá khứ hắn phát hiện hiện tại cuộc đời mình “ già , cơ độc”, nhìn thấy tương lai vẫn là “ già, đói rét, ốm đau, cơ độc”. Tâm trạng của hắn “ bâng khuâng, nôn nao, mơ hồ, buồn, sợ”. Khi được Thị Nở chăm sóc cho ăn cháo hành, cho tình u, tâm trạng của Chí lại càng trở nên biến động , lúc “ ngạc nhiên, ươn ướt, bâng khuâng, vừa vui vừa buồn” lúc “lòng thành trẻ con, vui, nhẹ người” lúc lại “ băn khoăn”. Thị Nở với bát cháo hành và tình u đã làm từng ngõ ngách con người Chí Thay đổi.

Những biến đổi tinh vi của thể xác của tâm trạng đã kéo theo tính cách, ứng xử của hắn cũng biến đổi. Hắn hiền( đây là phát hiện của Thị Nở và của Nam Cao). Từng cử chỉ, nụ cười của hắn lúc này đều vô hại, yếu đuối. Hắn “ tự hỏi, tự trả lời, cầm, đưa,húp, quệt, cười, ăn, làm nũng,thăm dò, bảo, bẹo, ,véo,…” nghe “thật hiền”, “khanh khách” ,”rất vui”. Hắn “ăn năn, hối hận, thèm lương thiện, muốn làm hòa”. Đặc biệt hắn còn biết kiềm chế bản thân cố “uống thật ít” để đỡ tốn tiền nhất là để tỉnh táo mà “yêu nhau”. Hắn đã trở về với bản tính của mình vốn bị ngày thường lấp đi. Chí đã trở lại con người thật của mình là một con người lương thiện.

Tình yêu thật nhiệm màu, chỉ 5 ngày thơi nhưng nó đã cứu vớt phần hồn của con người khỏi vực thẳm tội lỗi. Nó đưa Chí từ thế giới u mê về với cuộc đời về với ước mơ lương thiện và tạo dựng những hi vọng cho ngày mới. Thị Nở trong truyện thật xấu nhưng hỏi có mấy người đẹp làm thay đổi được một con người quái vật như Thị. Bát cháo của Thị đơn sơ, cử chỉ, lời nói của Thị vụng về nhưng từng chút từ chút nó đã tẩy trần gội rửa nỗi đau, tàn bạo trong Chí để Chí được về với cuộc đời. Đến đây Nam Cao cho người đọc hiểu ra một lẽ sống hết sức sâu sắc và nhân văn đó là chỉ có yêu thương mới đem đến cho người ta hạnh phúc và cứu vớt con người khỏi vực thẳm cái ác.Chỉ có tình u mới hướng thiện được con người và làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu truyện kết thúc tại đây thì đây là kết cục có hậu giống mơ tp trong truyện cổ tích, dù Chí khơng trở lại đẹp trai và Thị Nở vẫn xấu ma chê quỷ hờn. Nhưng Thị Nở khơng chỉ xấu Thị cịn dở hơi. Đến hơm thứ sáu tính dở hơn của Thị trở lại Thị chợt nhớ ra cịn có một bà cơ ế chồng trên đời nên hãy đừng yêu để về hỏi ý kiến. Ý nghĩ dở hơi nhưng đúng đắn đó đã làm Thị mãi ế chồng cịn đẩy Chí đến vực thẳm của bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người. Vì sau khi hỏi Thị đã bị bà cô chửi. Thị đã ton ton mang tiếng chửi đầy thành kiến của xã hội với Chí Phèo đến chút lại cho hắn qua chiếc “mơi” vĩ đại rồi ngoay ngốy cái “mơng đít” ra về khơng qn “giúi” thêm cho hắn một cái lăn khoèo xuống sân. Chí ngã khơng đau nhưng thái độ dứt khốt lạnh lùng cắt đứt quan hệ của Thị khiến hắn bàng hoàng “ngẩn người” “sửng sốt”, rồi như “hiểu” hắn như” hít” thấy hơi cháo hành “thống, thoang thoảng”. Hắn cố níu kéo “hít, gọi lại, đuổi theo, nắm lấy tay,” Thị để mong Thị ở lại, cho hắn cơ hội được làm lại cuộc đời nhưng cái giúi phũ phàng của con người dở hơi kia đã vĩnh viễn đoạn tuyệt hi vọng làm người của Chí. Bao nhiêu hi vọng về cuộc sống mới đặt vào Thị giờ sụp đổ tan tành. Chí hiểu đến Nở cịn cự tuyệt Chí thì khơng ai trên đời chấp nhận Chí nữa. Chí rơi vào bi kịch của con người bị cự tuyệt quyền làm người.

Đến đây ngơn ngữ miêu tả Chí Phèo của Nam Cao lại mang sắc thái bạo lực manh động.Trong lúc tuyệt vọng Chí lại có ý nghĩ “đập đầu”, “đâm chết” cả nhà con Nở và “kêu làng”. Hắn “uống rượu” nhưng càng uống càng tỉnh và lại thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Q đau khổ hắn “ơm mặt khóc rưng rức”. Tình cảnh bi đát của Chí khiến người đọc phải xót xa thương cảm. Người đọc chợt nhận ra Chí Phèo đang đau khổ khóc hay chính Nam Cao đang khóc thương cho số phận hẩm hiu của kiếp người. Chí Phèo “lại uống, đi ra, lảm nhảm” đòi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào dạy học đọc hiểu truyện ngắn chí phèo của nam cao ( ngữ văn 11, tập 1) (Trang 69 - 78)